Cây Xá Xị Và Công Dụng Chữa Cảm Mạo, Sốt Cao, Lỵ, Ho Gà, Bệnh Sởi ...
Có thể bạn quan tâm
Bạn đã nghe qua cây xá xị với mùi thơm như nước xá xị chưa? Đây là một trong những loại cây lấy gỗ cao cấp, có gen hiếm nên bị khai thác đến mức cạn kiệt và được liệt kê vào Sách Đỏ Việt Nam.
Tên gọi khác: Vù hương, Re hương, Re dầu, Co chấu, Xã xị
Tên khoa học: Cinnamomum parthenoxylon
Họ: Lauraceae
Thông tin, mô tả cây xá xị
1. Đặc điểm thực vật
Xá xị là cây thân gỗ to, có thể cao đến 30m, cành nhẵn. Lá xá xị mọc cách và dai, có hình trứng và đầu nhọn. Hoa xá xị mọc ở nách lá, có lông phủ, quả hình cầu được đính trên ống bao hoa hình chén, khi chín có màu xám vàng hoặc tím đen, mùi thơm. Cây phân bố chủ yếu ở các vùng đất cao.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Cây mọc ở các tỉnh phía Bắc nhưng nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam từ Quảng Trị trở vào, nhiều nhất ở Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé. Còn thấy mọc ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia… Ở nước ta trước đây chỉ thấy khai thác lấy gỗ, dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng. Ít thấy làm thuốc. Gần đây ở các tỉnh phía Nam, nhân dân một số vùng khai thác cất từ vỏ thân và gỗ thân một loại tinh dầu mùi thơm dùng pha nước uống và làm thuốc.
Bộ phận dùng: Vỏ và thân gỗ
Thu hái: Quanh năm
Chế biến: Chưng cất lấy tinh dầu
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Vị hơi đắng, cay, tính ấm
Quy kinh: Chưa có nghiên cứu
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hóa học
Có hàm lượng tinh dầu cao
Công dụng của xá xị
Công dụng của rễ và thân cây
Trong công nghệ thực phẩm, tinh dầu xá xị được chiết, pha thành nước xá xị giải khát để tạo mùi như xá xị mặc dù nước xá xị mà chúng ta uống hàng ngày lại có thành phần từ loại cây khác.
Trong y học, rễ và thân cây xá xị có vị hơi đắng, cay, tính ấm nên được dùng để điều trị cảm mạo, ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, viêm khớp xương do phong thấp, ho gà và bệnh lỵ. Ngoài ra, vỏ thân cây xá xị còn được dùng để điều trị gan sưng to. Mặt khác, kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy chiết xuất vỏ cây xá xị còn có khả năng chống oxy hóa và hạ đường huyết.
Liều lượng: khoảng 9 – 15 g, sắc lấy nước uống.
Công dụng của lá và quả xá xị
Lá xá xị dùng ngoài (giã nát lá rồi đắp lên hoặc nấu lấy nước từ lá để rửa) giúp giảm mẩn ngứa ngoài da. Bên cạnh đó, nước sắc lá xá xị còn giúp cầm máu, giảm đau, điều trị ngoại thương xuất huyết, phong thấp và đau dạ dày (khoảng 9 đến 15 g). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chiết xuất từ lá xá xị có tiềm năng chống oxy hóa và bảo vệ gan.
Quả xá xị được dùng trong điều trị cảm mạo, sốt cao, lỵ, ho gà và bệnh sởi bằng cách nghiền thành bột, mỗi lần uống từ 6 – 9 g. Bên cạnh đó, có thể kết hợp nước sắc từ quả xá xị (khoảng 6g) với lá khuynh diệp (khoảng 6g) giúp điều trị ho gà, kiết lỵ được hiệu quả hơn.
Công dụng của tinh dầu xá xị
Tinh dầu xá xị là chất lỏng nặng hơn nước, được chiết xuất từ lá, thân và rễ của cây xá xị, có mùi thơm đặc biệt như nước uống xá xị và được dùng chủ trị về đau nhức, tê thấp (3). Bên cạnh đó, mùi thơm của tinh dầu xá xị còn giúp xua đuổi côn trùng và thoải mái tinh thần.
Lưu ý khi dùng tinh dầu xá xị
Lạm dụng tinh dầu xá xị với lượng lớn trong thời gian dài sẽ gây mệt mỏi.
Xem thêm: Cây hàm ếch và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng tấy, sỏi, bạch đới, xương khớp hiệu quả
Vote postTừ khóa » Công Dụng Lá Xá Xị
-
Cây Xá Xị (vù Hương) Và Những Giá Trị đáng Chú ý
-
Xá Xị – Công Dụng – Liều Dùng – Kiêng Kỵ - VIETMEC
-
Cây Xá Xị - Những Công Dụng Chữa Bệnh Bất Ngờ; Giá: 100K
-
Cây Xá Xị Có Tác Dụng Gì? Lưu ý Cách Dùng Và Trị Bệnh - WikiOhana
-
Gỗ Xá Xị Là Gỗ Gì ? Tác Dụng Của Xá Xị ? - Mộc Bình Nguyên
-
Cây Xá Xị Có Tác Dụng Gì? Những Công Dụng Của Gỗ Xá Xị Và Cách Dùng
-
Tinh Dầu Xá Xị Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Cây Xá Xị: Công Dụng, Cách Trồng Và ý Nghĩa Phong Thủy - Move Land
-
Cây Xá Xị, Gỗ Xá Xị Là Gỗ Gì, Thuộc Nhóm Mấy? Gỗ Xá Xị Có Tốt Không?
-
Cây Xá Xị Lá Non Dùng Làm Rau Xanh, Tinh Dầu Dùng Làm Nước Giải ...
-
Bật Mí 7 Tác Dụng Thú Vị Của Tinh Dầu Xá Xị - Hello Bacsi
-
Tinh Dầu Xá Xị Là Gì Và 9 Công Dụng Hữu ích Mang Lại Cho Người Dùng
-
Những Giá Trị Mà Xá Xị Mang Lại Là Gì? - Onplaza
-
Cây Xá Xị