Cây Xấu Hổ (mắc Cỡ) Trị Bệnh Gì? Tác Dụng, Bài Thuốc Chữa đau Nhức
Có thể bạn quan tâm
Cây xấu hổ (mắc cỡ) là vị thuốc có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp, gai cột sống, mất ngủ hiệu quả. Cùng tìm hiểu công dụng, cách dùng, bài thuốc của nó.
Cây xấu hổ là loại cây rất phổ biến ở nước Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng quê. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng chạm vào cây này và lá lập tức co lại. Trái ngược với vẻ e ấp như tên gọi của nó, cây có nhiều công dụng quý với sức khoẻ của con người, đặc biệt là giúp chữa bệnh mất ngủ, an thần rất hiệu quả.
- Những điều cần biết về cây xấu hổ
- Cây xấu hổ có tác dụng gì đối với sức khỏe?
- Bài thuốc từ cây mắc cỡ trị bệnh hiệu quả
- Một số câu hỏi xung quanh cây xấu hổ
- Tác hại của cây xấu hổ (mắc cỡ) là gì? Lưu ý khi sử dụng
- Mua cây xấu hổ (mắc cỡ) ở đâu?
Những điều cần biết về cây xấu hổ
Cây xấu hổ có nhiều tên gọi khác nhau như cây mắc cỡ, cây trinh nữ (khác với trinh nữ hoàng cung). Sỡ dĩ nó có tên gọi đó là do mỗi lần tay chạm vào lá thì lá sẽ cụp rũ xuống dưới như vẻ e ấp, ngại ngùng của thiếu nữ mới lớn. Cây thường được thấy nhiều vùng quê nước ta.
Đặc điểm thực vật
Là loài thực vật thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao khoảng từ 70-100cm. Đường kính cây có kích thước nhỏ, mọc thẳng đứng, có nhiều nhánh cây, có nhiều lông tơ mịn và nhiều gai nhọn xung quanh.
Lá cây có kép lông chim, mọc kép đối xứng nhau, cuống lá giống như chân vịt. Mỗi khi tay chạm vào thì lá sẽ cụp và rũ xuống. Hoa cây mắc cỡ thường mọc thành cụm ở ngọn lá. Hoa của cây có màu tím, kích thước nhỏ, hình cầu, cuống hoa dài. Thông thường, màu hoa nở vào khoảng tháng 7-9.
Quả của cây màu nâu được bao phủ bởi lớp lông cứng, chiều dài của quả khoảng 4-8cm. Bên trong có chứa nhiều hạt màu xanh, trơn bóng.
Cây xấu hổ có mấy loại trong tự nhiên?
Hiện nay theo thống kê, người ta tìm thấy hai loại cây xấu hổ trong tự nhiên là cây xấu hổ đỏ và cây xấu hổ trắng. Tuy nhiên theo nghiên cứu thì xấu hổ trắng có dược tính thấp, vì thế mà không được sử dụng làm thuốc mà dùng làm hàng rào.
Bên cạnh đó, cây xấu hổ đỏ có công dụng nhiều dược tính mà được nhiều người quan tâm đến. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đây là vị thuốc rất tuyệt vời, chính vì lý do này mà người ta khai thác và trồng nhiều như hiện nay.
Để dễ dàng phân biệt 2 loại này, người ta dựa vào đặc điểm của hoa. Cây xấu đỏ có chùm hoa màu đỏ, thân có màu đỏ đặc trưng. Ngược lại cây xấu hổ trắng có màu trắng xám nổi bật.
Khu vực phân bố chủ yếu
Cây xấu hổ có nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ, Trung Mỹ có khí hậu nhiệt đới. Sau khi, loài cây này di thực đến Việt Nam từ nhiều năm trước đây và xuất hiện rộng rãi tại bãi cỏ hoang, ven sông, ruộng, đường,…
Người ta tìm thấy chúng xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Hưng Yên, Quảng Nam và một số tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, với nhu cầu của người tiêu dùng loài cây này được trồng trong vườn thảo dược để khai thác hay trồng để làm hàng rào.
Bộ phận dùng, thu hái và bào chế cây xấu hổ
Trong Đông Y, người ta sử dụng rễ, cành lá làm dược liệu để chữa bệnh. Cây mắc cỡ được thu hoạch quanh năm, theo kinh nghiệm dân gian thì thảo dược được thu hoạch vào mùa khô có nhiều dược tính rất tốt.
Công dụng của cây xấu hổ khô và tươi không có gì cách biệt. Sau khi thu hoạch người dùng có thể đem phơi khô hoặc sấy để dùng trong thời gian dài. Các giai đoạn bào chế dược liệu như sau:
Lá cành, rễ rửa sạch cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng 2-3cm. Sau đó, rải mỏng phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc sử dụng các thiết bị sấy để sấy khô hoàn toàn. Cuối cùng, bảo quản thảo dược vào túi chân không, lọ kín, để ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh côn trùng, sâu bọ.
Thành phần hóa học
Nhờ vào các nghiên cứu hiện đại người ta tìm thấy trong cây mắc cỡ chứa nhiều thành phần dược tính tốt cho sức khỏe của cơ thể như: Alkaloid mà một loại axit amin có công dụng như thuốc giảm đau, kháng khuẩn và gây tê rất hiệu quả.
Ngoài ra, còn một số hợp chất khác như minosin, crocetin, flavonoid,… Lá cây mắc cỡ có chứa selen và adrenalin giúp hỗ trình vận chuyển máu về tim ổn định hơn.
Cây xấu hổ có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Với hàm lượng dược tính cao, dược liệu này được sử dụng vào các bài thuốc chữa bệnh trong dân gian. Nó được ứng dụng nghiên cứu trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại. Hiện nay, đã được sử dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian.
Tác dụng của cây mắc cỡ được ghi nhận là có khả năng tiêu viêm, giảm đau, đặc trị đau nhức xương khớp, đau lưng, nhức mỏi vai gáy,… Vì thế, ngoài quả sung thì đây được xem là giải pháp tốt cho người già, những ai bị đau xương khớp kinh niên, đi đứng khó khăn. Cụ thể như sau:
Theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ được lưu truyền rộng rãi để chữa bệnh. Thảo dược có tính bình, vị ngọt, hơi đắng, không độc, dùng để trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, sỏi thận, viêm phế quản, ổn định huyết áp, lợi tiểu, điều kinh, gây nôn. Đặc biệt nhờ khả năng kháng viêm nên rất hiệu quả trong điều trị phong thấp, viêm khớp.
Xem thêm: Quả sung – Bí kíp giúp trị sỏi thận, chắc khỏe xương.
Theo các nghiên cứu y học hiện đại
Nhờ vào các nghiên cứu khoa học hiện đại các nhà nghiên cứu tìm thấy trong cây xấu hổ chứa nhiều dưỡng chất tốt như: Minisin, Selen, Crocetin, Flavonoid, Alkaloid,… Các hoạt chất này giúp chữa bệnh như:
Chữa rắn cắn: Sau nhiều năm nghiên cứu về cây mắc cỡ có tác dụng gì, Trường đại học Tezpur cho kết quả Minosin từ rễ của thảo dược có khả năng trung hòa nọc độc rắn, ức chế nọc độc nguy hại đến tim và các bộ phận khác.
Hỗ trợ chống co giật: Thảo dược này có công dụng ức chế các cơn co giật như N-methyl-D-aspartate gây ra
Giảm lo âu, trầm cảm: Một nghiên cứu từ đại học Veracruz đã chứng tác dụng thảo dược có công dụng chữa trầm cảm, lo âu.
Bài thuốc từ cây mắc cỡ trị bệnh hiệu quả
Bài thuốc điều trị mất ngủ:
Bạn dùng cây xấu hổ 10-20g, cây lạc tiên 20g. Sau đó cho sắc cùng với 1000ml nước. Sắc đến khi chỉ còn 500ml thì chiết lấy nước uống, uống hết trong ngày. Liệu trình sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần giúp cải thiện sức khỏe, giảm căng thẳng mệt mỏi. Ngoài ra, sử dụng tâm sen để tăng thêm hiệu quả của bài thuốc.
Bài thuốc chống co giật, trị động kinh:
Chuẩn bị: Câu đằng 15g, rễ xấu hổ 20g.
Cách thực hiện: Đem thảo dược rửa sạch rồi sắc cùng với 1,5 lít nước.
Người dùng cần kiên trì uống trong thời gian dài, thì sức khoẻ mới được cải thiện đáng kể. Sử dụng thảo dược trước cơn co giật là thời điểm tốt nhất.
Bài thuốc cây xấu hổ chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị 250g rễ cây xấu hổ phơi khô, thái thành từng lát mỏng. Sau đó, tẩm đều dược liệu với một ít rượu gạo, ủ khoảng 1 tiếng.
Tiếp theo, lấy dược liệu đem đi sao vàng, hạ thổ chia thành nhiều phần nhỏ. Mỗi ngày sử dụng 1 phần sắc cùng với nước để chữa bệnh.
Tham khảo thêm: Ba kích – Bí quyết giúp xương cốt dẻo dai, tạm biệt đau nhức.
Bài thuốc 2:
Cây xấu hổ, tía tô, hoắc hương, lá lốt, mỗi thứ 10-20g, lá long não 20g, quế chi 15g, hy thiêm thảo, cây ngũ gia bì (vỏ chân chim), đơn tướng quân, cây mướp gai, ngải cứu, mỗi vị 20g.
Cho tất cả vào ấm, đun sôi với 1,5 lít nước, để khi tới mùi thơm tỏa ra vài kính, xông khoảng 15 phút mỗi ngày, tới khi mồ hôi dừng lại. Mỗi liệu trình sử dụng trong 2 tuần, rồi nghỉ 1 tuần để làm liệu trình khác.
Xem thêm: Hạt mắt mèo – “Thần dược” điều trị viêm khớp dạng thấp.
Bài thuốc điều trị Zona, độc do côn trùng cắn
Dùng lá mắc cỡ tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương. Trước khi thực hiện, nên làm sạch xung quanh vùng vết thương rồi mới đắp thuốc. Mỗi ngày đắp khoảng từ 2-3 lần để hiệu quả.
Bài thuốc điều trị viêm phế quản
Sử dụng rễ cây mắc cỡ 120g sắc cùng với 500ml đến khi cạn 150ml, chia thành hai lần uống trong ngày. Duy trì liệu trình sử dụng khoảng 2 tuần. Sau một thời gian cho thấy 80% bệnh nhân khỏi bệnh hoặc cải thiện tốt. Trước khi dùng thảo dược thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bài thuốc làm mát gan, trị các bệnh về gan
Sử dụng 50g cây mắc cỡ khô, rửa sạch rồi sắc uống. Sắc cùng với 500ml nước thay thế nước lọc uống hàng ngày.
Bài thuốc giúp ổn định huyết áp
Sử dụng trắc bách diệp, hoa dại, cây xấu hổ, câu đằng, đỗ trọng, hạt muồng sao vàng, lá vông (vông nem), thân lá bạch hạc mỗi vị 8g, tang ký sinh, hà thủ ô mỗi vị 9g, địa lang 5g. Đem nguyên liệu sắc cùng với 500ml nước. Hoặc có thể tán thành bột nhuyễn vo thành viên từ 7-10 viên.
Bài thuốc giúp ổn định dạ dày, chữa đầy bụng, tiêu hóa yếu
Chuẩn bị thảo dược gồm: Xấu hổ, mạch nha, bạch thược mỗi loại 15g, thần khúc 13g. Sắc cùng với nước, chiết lấy phần nước thuốc chia làm 3 lần uống trong ngày sáng trưa, chiều, tối và sử dụng liên tục trong 5 ngày.
Một số câu hỏi xung quanh cây xấu hổ
Câu hỏi: Uống cây mắc cỡ có tốt không?
Trả lời: Uống cây mắc cỡ có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trong điều trị đau nhức xương khớp và gai cột sống.
Câu hỏi: Cây xấu hổ có độc không?
Trả lời: Tính đến nay, chưa có tài liệu nào ghi nhận độc tính hoặc tác dụng phụ của cây thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe. Dù vậy, người bệnh vẫn nên sắc uống điều đồ theo sự chỉ dẫn từ thầy thuốc.
Câu hỏi: Rễ cây xấu hổ ngâm rượu uống có được không?
Trả lời: Rễ cây xấu hổ đem sao vàng hạ thổ, sau đó ngâm với rượu uống có tác dụng trị bệnh đau nhức xương khớp rất tốt. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào mức độ và cơ địa người bệnh. Người bệnh phải cần ăn uống hợp lý và rèn luyện sức khỏe thường xuyên.
Tìm hiểu thêm: Cách ngâm rượu hạt gấc trị đau khớp.
Tác hại của cây xấu hổ (mắc cỡ) là gì? Lưu ý khi sử dụng
Mắc cỡ còn có tên gọi khác là cây buồn ngủ, vì thế uống nhiều sẽ khiến bạn cảm thấy muốn đi ngủ ngay. Bạn nên uống vừa phải trước hoặc sau khi bữa ăn 30 phút để tránh ngủ gật, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.
Cây mắc cỡ có nhiều gai vậy lúc mang cành, lá đi sắc uống có hại gì không? Làm sao để loại bỏ gai xấu hổ?
Bạn có thể yên tâm sử dụng nước thuốc bình thường. Vì gai mắc cỡ khó lẫn vào nước sắc. Khi uống nhớ chắc kỹ lấy nước, bỏ xác, cẩn thận hơn thì cho nước sắc qua màng lọc rồi lấy uống.
Mua cây xấu hổ (mắc cỡ) ở đâu?
Như bạn đã biết cây xấu hổ là thần dược đối với bệnh xương khớp. Hiện nay nhiều người tìm đến dược liệu này, vậy mua cây xấu hổ ở đâu uy tín nhất và chất lượng tại TP.HCM?
Omega3.vn là địa chỉ bán cây xấu hổ uy tín, chất lượng, giá cả ổn định, được rất nhiều khách hàng dùng tin tưởng. Khách hàng sử dụng trong nhiều năm qua và có phản hồi tốt đến nhà thuốc chúng tôi.
Cây xấu hổ tại Omega3.vn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoàn toàn từ thiên nhiên, không chất bảo quản, không pha tạp cây dại khác. Bạn có thể yên tâm khi đặt mua trên website của chúng tôi. Bạn đọc có thể liên hệ mua hàng tại:
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TP HCM.
Liên hệ đặt mua qua SĐT: 0902743250.
Website: https://omega3.vn/.
Giá bán: 100.000 đồng/kg.
Bạn đọc vừa xem xong bài viết: “Cây xấu hổ (mắc cỡ) trị bệnh gì? Tác dụng, bài thuốc chữa đau nhức.”, cảm ơn đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi.
Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ rộng rãi để mọi người cùng biết đến loại thảo dược nhiều tác dụng này nhé.
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP. HCM SĐT đặt hàng: 0902743250 Giá bán: 100.000 VNĐ/KGTừ khóa » Cây Xí Hổ Tía Chữa Bệnh Gì
-
Cây Xấu Hổ Trị Bệnh Xương Khớp - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Một Số Bài Thuốc Dân Gian Từ Cây Xấu Hổ - Sở Y Tế Nam Định
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Cây Xấu Hổ (trinh Nữ)
-
Hết đau Nhức Xương Khớp Trong 5 Ngày Với Bài Thuốc Cực đơn Giản
-
Cây Xấu Hổ: "Nàng Trinh Nữ" Chữa Bệnh Xương Khớp | VTC Now
-
Cây Xấu Hổ - Đặc Điểm, Công Dung, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử ...
-
Cây Xấu Hổ (Mắc Cỡ) - Các Công Dụng Trị Bệnh & Cách Dùng
-
Các Công Dụng Của Cây Mắc Cỡ - Vinmec
-
Cây Xấu Hổ Là Cây Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Cây Xấu Hổ: 'Nàng Trinh Nữ' Chữa Bệnh Xương Khớp | VTC - YouTube
-
Công Dụng Của Cây Xấu Hổ đỏ ít Người Biết - Xương Khớp Việt
-
Những Công Dụng Bất Ngờ Của Cây Xấu Hổ - Báo Lao Động
-
Bài Thuốc Từ Cây Xấu Hổ | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Cây Xấu Hổ Gây Bất Ngờ Bởi Công Dụng Chữa đau Lưng, Mất Ngủ