Cây Xấu Hổ: Mô Tả, Tính Vị, Công Dụng Và Lưu ý Khi Dùng
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Cây xấu hổ
Cây xấu hổ
Đặt lịch
Cây xấu hổ là một loại thực vật sống ít năm ở những vùng nhiệt đới. Cây xấu hổ thường được sử dụng trong đông y như một bài thuốc quý để chữa trị mất ngủ, đau nhức xương khớp, huyết áp cao…
1/ Tên gọi, chủng loại
Tên gọi khác: cây trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo, cây thẹn.
Tên khoa học: Mimosa pudica L.
Họ: thuộc họ Đậu có họ khoa học là Fabaceae.
2/ Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây xấu hổ là một loài cây thân thảo nhỏ mọc hoang ở ven đường, những vùng đất trống. Khi còn nhỏ cây sẽ mọc đứng nhưng khi già đi cây sẽ bò trườn trên mặt đất. Thân cây xấu hổ có thể dài tới 1,5 m, có gai hình móc trên thân.
Lá cây xấu hổ hai lần kép lông chim, cuốn phụ xếp hình như chân vịt, chạm nhẹ vào sẽ tự động khép lại. Mỗi lá thường có 15 đến 20 đôi lá chét và không có cuống. Cuống chung của lá cây xấu hổ thường dài 4cm, có nhiều lông.
Mỗi bông hoa sẽ được mọc ra từ nách lá với cuống dài, hoa có hình cầu, màu tím đỏ. Cây càng lớn sẽ ra hoa càng nhiều và được thụ phấn nhờ gió và côn trùng.
Quả cây dài khoảng 2mm, rộng chừng 3mm tụ lại thành từng chùm, ở phần giữa các hạt quả hẹp lại, có lông cứng ở mép.
Phân bố
Cây xấu hổ có nguồn gốc từ Nam Mỹ và Trung Mỹ. Trên thế giới, cây xấu hổ cũng phân bố ở một số nước Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonessia, Malaysia, Philippines, Jamaica…
Ở nước ta, cây xấu hổ mọc hoang ở khắp nơi từ Bắc tới Nam.
3/ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Bộ phận sử dụng: Tất cả các bộ phận của cây xấu hổ đều có thể sử dụng được.
Thu hái: Cành và lá cây thu hái vào mùa khô, rễ cây đào quanh năm.
Chế biến: Cành và lá cây sau khi hái có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Rễ cây được đào lên sau đó đem đi rửa sạch, thái mỏng và phơi khô.
Bảo quản: Sau khi phơi khô đem đi cất ở nơi khô tráo, thoáng mát, thỉnh thoảng đem ra phơi để tránh ẩm mốc.
4/ Thành phần hóa học
Trong cây xấu hổ chứa các thành phần hóa học như một chất alcaloid có tên lá minosin, crocetin, flavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ.
Bên trong hạt có chứa chất nhầy và selen, lá chứa một chất tương tự như adrenalin và selen.
5/ Tính vị, quy kinh
Cây xấu hổ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, có ít độc. Quy kinh vào phế.
6/ Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Dịch chiết xuất từ rễ cây xấu hổ chứa minosa có khả năng ức chế sự hoạt động của các men hyaluronidase và protease có trong nọc độc của các loài rắn.
Dịch chiết từ lá cây xấu hỗ có tác dụng chống lại và làm chậm thời gian xuất hiện co giật gây ra bởi pentylentetrazol và strychnin.
Nước chiếc xuất từ lá khô của cây xấu hổ có khả năng chống trầm cảm.
Bột được làm từ rễ cây xấu khổ được thử nghiệm và cho kết quả có khả năng làm thay đổi chu kỳ rụng trứng.
Tác dụng giảm đau hiệu quả đã được thử nghiệm theo 3 phương pháp là mâm đồng ở 56ºC, gây đau bằng axetylcolin và kích điện đều thấy tác dụng rõ rệt.
Theo Y học cổ truyền
Lá cây xấu hổ được sử dụng để làm thuốc ngủ và dịu thần kinh.
Rễ cây xấu hổ được dùng để chữa bệnh đau nhức xương khớp, sốt rét, kinh nguyệt không đều.
Hạt cấy dùng để trị hen suyễn và gây nôn.
7/ Liều dùng và cách dùng
Lá cây có thể dùng tươi giã nát đắp vào vết thương hoặc sắc thuốc uống mỗi ngày 6 -12g.
Rễ cây đem thái thành từng lát mỏng, phơi khô sau đó đem đi sắc nước uống. Mỗi ngày dùng khoảng 120g.
Xem thêm: Cây sen và những tác dụng chữa bệnh quý
8/ Một số bài thuốc từ cây xấu hổ
Cây xấu hổ có tác dụng chữa được nhiều bệnh như đau nhức xương khớp, tân tay tê bại, đau lưng, suy nhược thần kinh, mất ngủ.. nên được áp dụng rất nhiều trong các bài thuốc như:
Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ
Dùng cây xấu hổ 15g, cúc bạc đầu 15g, me đất 30g đem đi sắc nước uống hàng ngày vào buổi tối.
Chữa viêm phế quản mạn tính
Cây xấu hổ 30g, rễ lá cảm 16g đem đi sắc nước uống hai lần mỗi ngày.
Chữa dau lưng, nhức mỏi gân
Dùng rễ cây xấu hổ 20 -30g đem rang lên, sau đó tẩm rượu rồi lại sao vàng đem đi sắc lấy nước chung với rễ cúc tần 20g, bưởi bung 20g, rễ đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g.
Chữa huyết áp cao
Dùng các dược liệu gồm trinh nữ 6g, hà thủ ô 8g, trắc bá diệp 6g, bông sứ cùi 6g, câu đằng 6g, tang ký sinh 8g, đỗ trọng 6g, lá vông nem 6g, hạt muồng ngủ 6g, kiến cò 6g, địa long 4g đem đi sắc nước uống. Hoặc có thể tán thành bột để vò viên uống hằng ngày.
Xem thêm: Cách Trị Cao Huyết Áp Tại Nhà Qua 10 Mẹo Dùng An Toàn
Chữa đau nhức xương khớp
Rễ cây xấu hổ sau khi được phơi khô lấy khoảng 120g đem rang lên sau đó tẩm rượu có nồng độ từ 30 – 40 độ rồi lại đem rang cho khô. Sau khi rang xong đem sắc với 600ml nước đến khi còn khoảng 300ml thì chia thành 3 lần uống cho một ngày.
Chữa bệnh zona
Lấy lá cây xấu hổ giã nát và đắp vào vị trí cần chữa trị.
Giúp mát gan
Lấy 40g cây xấu hổ đem đi sắc nước uống hằng ngày
9/ Lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ
Cây xấu hổ không được sử dụng cho người bị suy nhược cơ thể, người bị hàn và đặc biệt phụ nữ có thai không được sử dụng.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về cây xấu hổ, nếu bạn muốn sử dụng cây xấu hổ để chữa bệnh hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Cách chữa bệnh trĩ bằng cây xấu hổ hiệu quả
- Cây sâm đất: Tác dụng dược lý và Bài thuốc chữa bệnh
Từ khóa » Tác Dụng Cây Gai Xấu Hổ
-
Một Số Bài Thuốc Dân Gian Từ Cây Xấu Hổ
-
Cây Xấu Hổ Trị Bệnh Xương Khớp - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Cây Xấu Hổ (trinh Nữ)
-
Hết đau Nhức Xương Khớp Trong 5 Ngày Với Bài Thuốc Cực đơn Giản
-
Cây Xấu Hổ: "Nàng Trinh Nữ" Chữa Bệnh Xương Khớp | VTC Now
-
Các Công Dụng Của Cây Mắc Cỡ | Vinmec
-
Cây Xấu Hổ - Đặc Điểm, Công Dung, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử ...
-
Những Công Dụng Bất Ngờ Của Cây Xấu Hổ
-
Cây Xấu Hổ (mắc Cỡ) Trị Bệnh Gì? Tác Dụng, Bài Thuốc Chữa đau Nhức
-
Cây Xấu Hổ (Mắc Cỡ) - Các Công Dụng Trị Bệnh & Cách Dùng
-
Bài Thuốc Quý Trị Dứt Hẳn đau Nhức Xương Khớp Từ Cây Xấu Hổ
-
Công Dụng Của Cây Xấu Hổ đỏ ít Người Biết - Xương Khớp Việt
-
Cây Xấu Hổ: Loài Cây Quen Thuộc Giúp An Thần - YouMed
-
Làm Gì để Loại Bỏ Gai Cây Xấu Hổ Khi Sắc Nước Uống ?