Cây Xoan Làm Thuốc Chữa Giun, Chữa Bệnh Viêm Nhiễm, Viêm Da

Cây Xoan không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp nên thơ của hoa, mà loại cây này còn có công dụng trị bệnh hiệu quả. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về cây Xoan, cây Xoan có độc không? Cây Xoan chữa bệnh gì? và một số lưu ý khi sử dụng Xoan trong bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm của cây Xoan

Cây xoan có tên gọi khoa học là Melia azedarach, Bead tree, Chinaberry (Xoan tàu), Persian lilac (Đinh Hương Ba Tư), White cedar (Tuyết Tùng Trắng),…

Ngoài ra tại Việt Nam Xoan còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Xoan ta, xoan nhà, sầu đông, sầu đâu, xoan trắng, thầu đâu, khổ luyện, xuyên luyện, cây luyện, mạy riểng

Cây Xoan
Cây Xoan

Hình dạng của cây Xoan

Đây là loại cây lâu năm thân gỗ thẳng thường có chiều cao từ 7 m – 30 m, rụng lá vào mùa đông. 

  • Lá Xoan dài khoảng 50 cm, mọc so le nhau, cuống lá dài, thường có 2 hoặc 3 nhánh lá phức mọc đối nhau. Lá có màu xanh sẫm ở mặt trên và ở mặt dưới có màu xanh nhạt hơn. Chóp lá nhọn, ở mép của lá có các khía răng cưa. Lá Xoan sẽ úa vàng và rụng dần vào mùa đông.
  • Quả Xoan là loại quả hạch, hình tròn hoặc hình oval to cỡ như viên bi, vỏ của quả có màu xanh khi còn non và màu vàng khi chín. Quả thường không rụng ngay mà sẽ giữ được trên cành qua suốt mùa đông và chuyển dần sang màu trắng. 
  • Hoa Xoan nhỏ có khoảng 5 – 6 cánh hình dải, có màu trắng pha tím hoặc màu tím nhạt, có 5  – 6 lá đài và mọc thành chùm. Hoa thường nở trước hoặc cùng với thời gian mọc lá non và xếp thành chùy ở nách lá. Thông thường hoa sẽ nở rộ vào tháng 2 –  tháng 3 và tỏa hương thơm được nhà thơ Chế Lan Viên miêu tả: “Tháng ba nở trắng hoa Xoan – Sáng ra mặt đất làn tràn mùi hương”.
Cây Xoan
Hình ảnh hoa Xoan màu tím nhạt, đẹp và thơm.

Nơi phân bố cây Xoan

Cây Xoan thường mọc hoang hoặc được trồng để làm cây công trình và để lấy gỗ (vì dễ gia công và thân gỗ có độc nên chống chịu được mối mọt tốt). Loại cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ, Australia và miền nam nước Trung Quốc.

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều tỉnh thành trồng cây Xoan thành rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc và mang về giá trị kinh tế, cụ thể như: Tây Nguyên, Lâm Đồng, Kon Tum, Bình Thuận.

Cây Xoan có bao nhiêu loại?

Cây Xoan có nhiều giống loài khác nhau, sau đây sẽ là một số giống Xoan phổ biến ở nước ta hiện nay. 

  • Xoan Rừng: là cây gỗ lớn cao từ 8 m – 12 m, có lá dài từ 20 cm – 30 cm rụng vào mùa khô. Quả Xoan rừng cứng hình trái xoan có kích thước dài từ 2cm – 3cm, khi non màu vàng và khi chín quả màu đen. Lúc cây non thân có lông, sau thân nhẵn và có màu nâu nhạt. Ở nước ta cây thường mọc hoang tại các vùng núi phía Bắc.
  • Xoan ta: Loại này có có màu trắng tím, bên trong cuống lá sẽ có 2 – 3 lá mọc phức đối. Thân cây cao từ 7m – 12m, mọc thẳng và có vỏ màu nâu tím, trơn trượt. Tán cây mỏng, hạt có rãnh múi khế và không có chấm ở đầu quả. Xoan ta còn được gọi là Cây Xoan Bắc vì nó phân bố chủ yếu ở các khu vực miền quê ở Bắc Bộ nước ta.
  • Xoan hôi: Loại Xoan này cao từ 20 m – 30 m, tán cây hình ô, vỏ cây có mùi hôi và hăng như tỏi. Lá kép giống lông chim, hoa màu trắng, quả xoan hình bầu dục gần giống quả trứng và có màu nâu bóng. Xoan hôi ưa ánh sáng, thường rụng lá vào mùa khô và thường mọc nhiều ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta như: Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai,… Lá và chồi non của Xoan hôi được người H’Mông dùng làm rau để ăn hàng ngày.
  • Xoan đỏ: Còn được gọi là Xoan Tía, có gỗ màu đỏ và thường mọc ở khu vực miền trung Tây Nguyên. 
  • Xoan chịu hạn Neem Ấn Độ: Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, còn được gọi là cây neem. Đây là loại cây có thân gỗ nhỏ, rụng lá theo mùa thường được trồng nhiều ở Ninh Thuận, nên có tên là cây Xoan Ninh Thuận. Hình dáng bên ngoài khá giống với loại xoan ta, nhưng chiều cao thì không bằng, Xoan Neem chỉ phân tán ở chiều cao từ 3m – 7m. Thân cây không trơn, hoa màu trắng và có đài hoa nhỏ như hoa cây Xà Cừ. 
Cây Xoan
Cây Xoan Neem hay Xoan Ninh Thuận

Bộ phận dùng và thu hái Xoan

Người ta thường dùng vỏ cây Xoan và vỏ rễ của Xoan thường được gọi là Khổ Luyện Bì để làm dược liệu.

Khi bóc vỏ Xoan thì phải cạo bỏ hết lớp vỏ nâu ở bên ngài và chỉ lấy phần vỏ lụa ở giữa. Sau đó đem sao vỏ Xoan cho đến khi hơi vàng là có thể dùng được. 

Thành phần hóa học của vỏ cây Xoan

Trong vỏ Xoan có các thành phần gồm: tanin, chất margosin, muối oxalat, kulin one, kulactone, kulolactone, methyl kulonate và toosendanin.

Cây Xoan có tác dụng gì?

Cây Xoan có nhiều công dụng và được ứng dụng vào nhiều mặt trong cuộc sống hằng ngày như:

  • Lấy gỗ: Chất gỗ của Xoan khá tốt, có đường vân đẹp, độ cứng tốt nên thường được dùng để là các đồ nội thất như tủ bếp, giường ngủ, vách ngăn, tủ áp, các đồ gia dụng bằng gỗ,… Người ta thường ngâm gỗ Xoan vào bùn ao (nếu có) hoặc tẩm sấy kỹ theo tiêu chuẩn công nghệ Châu Âu trước khi dùng để giúp sản phẩm từ gỗ Xoan có độ bền đẹp và hạn chế cong vênh, nứt nẻ trong quá trình sử dụng.
  • Làm thuốc trừ sâu: Người ta thường sử dụng lá Xoan có mùi hắc và có độc tính cao để làm thuốc trừ sâu tự nhiên bằng cách lấy nước sắc từ lá Xoan đem phun lên cây trồng bị sâu hại với lượng là 4 kg lá nấu với 10 lít nước. Hoặc có thể dùng lá làm phân xanh để bảo quản lương thực.
  • Hạt xoan cứng và tròn nên trước đây thường được dùng để làm xâu chuỗi, tràng hạt và các sản phẩm tương tự khác.
  • Lá cây, vỏ cây và vỏ rễ cây Xoan còn có công dụng trong việc hỗ trợ và điều trị một số bệnh. Vì chúng có độc, vị đắng và tính lạnh nên được dùng như thuốc điều trị viêm bàng quang, nhiệt cấp tính, sán khí, giúp se và tẩy tốt các loại giun đũa, giun kim, giun chỉ, giun tóc. Đồng thời có thể dùng bôi ngoài da trị các bệnh: ngứa âm hộ, viêm âm đạo, bệnh ghẻ lở ngứa, nấm da, mề đay,… Và hỗ trợ trị bệnh đau lưng. 
Cây Xoan
Ngoài ra, quả Xoan còn được dùng để điều trị lỵ.

Một số bài thuốc trị bệnh từ Cây Xoan

Sau đây sẽ là một số bài thuốc giúp chữa bệnh hiệu quả từ cây Xoan

Bài thuốc chữa ngứa âm hộ

Sử dụng 30 gram vỏ cây Xoan + 20 gam hạt tiêu + 25 lá Khuynh Diệp tươi + 30 gam lá Đào tươi + 30 gam Hoàng Bá tươi + 50 gam vỏ rễ Lựu tươi. Đem tất cả nguyên liệu này đun sôi kỹ, sau đó lọc bỏ bã, chỉ lấy nước và cho băng phiến vào. Dùng dung dịch này để xông hoặc rửa âm hộ, chỉ nên dùng ngoài da không được uống. 

Bài thuốc chữa ghẻ ngứa, viêm da, mụn nhọt

Cách 1: Dùng 20 gram vỏ Xoan (băm nhỏ) + 5 phân chánh tam tiền + 5 phân thạch cao sống + 200 gam nghệ vàng (cắt lát) + 200 gam cây bông cò (băm nhỏ) + 200 gam gừng già (cắt lát) + 1 chén rượu trắng. 

  • Đem giã nát voe Xoan, nghệ vàng, cây bông cò, và gừng già đã chuẩn bị, rồi dùng vải lọc lấy nước cốt. 
  • Tán chánh tam tiền và thạch cao sống thành bột mịn rồi đem trộn với nước cốt ở trên. Sau đó đổ thêm rượu trắng vào, rồi sắc cho đến khi keo lại thì cất vào chai để dùng dần. 

Cách dùng: Sau khi tắm xong, lau khô người và bôi thuốc này lên các nốt ghẻ ngứa trên cơ thể. Mỗi ngày bôi 2 lần, thực hiện liên tục trong nhiều ngày đến khi hết ghẻ. 

Cách 2 – Chữa ghẻ bằng lá Xoan: Dùng lá Xoan + lá cây sá sã + lá cây ngủ ngày + lá cây bông cò, mỗi loại 1 nắm. Đem đi rửa sạch và nấu chung tất cả với 3 lít nước trong vòng 30 phút cho sôi thật kỹ. Sau đó chờ nước nguội thì dùng để tắm. 

Cách 3 – Dùng vỏ thân và vỏ rễ Xoan: Có thể nấu nước để rửa ngoài da hoặc đem nghiền nát rồi pha với một ít giấm sau đó đắp lên nơi cần điều trị như: chàm, ghẻ, nấm da, mề đay. 

Bài thuốc chữa bệnh đau lưng từ cây Xoan

Sử dụng lá Xoan đâu bánh tẻ, nếu có thể thì tốt nhất nên dùng lá mọc từ gốc Xoan đã bị chặt. Đem lá đi sao vàng hoặc hơ với lửa sau đó xoa bóp lên vị trí lưng bị đau, sẽ giúp nhanh chóng đẩy lùi hiện tượng đau lưng. 

Cây Xoan
Lá Xoan giúp chữa bệnh đau lưng.

Bài thuốc trị giun từ cây Xoan

Dùng vỏ rễ cây và vỏ thân cây Xoan được gọi là khổ luyện bì, khổ luyện tố đem thái nhỏ, phơi khô và sao vàng lên để hết mùi hăng. Sau đó sắc từ 5g – 10g với nước trong lửa nhỏ. Sau đó uống để trị các loại: giun chỉ, giun kim, giun đũa, giun tóc.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc từ cây Xoan

Tất cả các bộ phận của cây Xoan đều có độc tính ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Bởi vì trong cây Thầu Đâu có thành phần chứa chất  tetranortriterpen gây ngộ độc thần kinh. Quả Xoan là nơi chứa hàm lượng chất độc cao nhất.

Một số triệu chứng ngộ độc khi dùng Xoan không đúng cách như: 

  • 15 gam hạt Xoan có thể gây chết một con lợn nặng khoảng 22 kg.
  • Sau khi ăn phải quả Xoan sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng như: mất vị giác, tổn thương dạ dày, nôn mửa, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có máu, xung huyết phổi, trụy tim,… Và nặng hơn là có thể gây tử vong sau khoảng 24 giờ.
  • Ngoài ra nếu uống quá liều các loại thuốc từ các thành phần trên cây Xoan có thể gặp một số triệu chứng như: choáng váng đầu, chóng mặt, buồn nôn, co rút gân. 

Lưu ý khi sử dụng thuốc từ cây Xoan

Vì thành phần của cây Xoan có nhiều độc tính nên cần lưu ý một số điều như sau:

  • Không dùng cho người đang có tỳ vị hư yếu.
  • Không dùng cho người đang bị loét dạ dày và mắc các bệnh về gan.
  • Không sử dụng Thầu Đâu cho phụ nữ đang có thai.
  • Khi sử dụng nếu bị ngộ độc gây đau bụng có thể giải độc Xoan bằng cách dùng nước sắc cam thảo + đường trắng. 
  • Không nên sử dụng thuốc từ cây Sầu Đông trong thời gian dài để tránh bị tích lũy độc trong cơ thể. 
  • Không được ăn/uống nếu không có chỉ định an toàn.

Địa chỉ cung cấp sản phẩm từ cây Xoan chất lượng

Nếu bạn đang muốn sử dụng các sản phẩm chữa bệnh từ cây Xoan một cách an toàn và hiệu quả thì nên tìm đến những nơi cung cấp an toàn, đảm bảo chất lượng và uy tín.

Nhà thuốc Apharma hiện là nơi uy tín, đang có bán các sản phẩm dược liệu từ cây Sầu Đông và nhiều loại thảo dược quý hiếm khác. Nếu không tiện đến tiệm thuốc thì bạn có thể mua thuốc online uy tín từ Công ty cp dược phẩm Apharma – nơi cung cấp sản phẩm thuốc chất lượng và dịch vụ tận tình, được nhiều khách hàng đánh giá cao. 

Kết luận

Qua tìm hiểu cây Xoan từ bài viết này, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về cây Xoan. Hơn thế, chúng ta có thể thấy loại cây này có độc tính có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vậy nên khi muốn dùng Sầu Đông làm thuốc bạn nên hỏi thêm ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ có chuyên môn, để đảm bảo an toàn sức khỏe nhé!

Rate this post

Từ khóa » Cây Xoan Lâu