Cây Xoan
MÔ TẢ SẢN PHẨM
Cây xoan, miền Trung gọi là thầu đâu, còn được gọi là xoan ta (phân biệt với xoan Ấn), xoan nhà (phân biệt với xoan rừng), luyện, khổ luyện (theo tiếng Hán).
Cây xoan có nguồn gốc ở châu Á, nhưng phân bố rộng rãi hầu khắp năm châu, với nhiều tên gọi tiếng Anh khác nhau như, Persian lilac, Paradise tree, Pride of India, White cedar… Nó là một loài thuộc họ Xoan – Meliaceae, với tên khoa học hiện hành là Melia azedarach và các tên đồng nghĩa là M. sempervirens, M. australis, M. japonica.
Đặc Điểm Của Cây Xoan: Cây Xoan là một cây gỗ nhỏ rụng lá theo mùa, cây thường cao 7-20 m, cá biệt có nơi (Bắc Australia) cây cao hơn 40 m. Cây mang lá kép lông chim, hai đến ba lần lẻ, bìa lá chét có răng cưa; lá non màu xanh nhạt. Hoa nhỏ, màu trắng tim tím, mọc thành chùm tụ tán to, nở rộ vào độ giữa mùa xuân, nhiều cây sung sức, đến mùa phát dục, hoa nở rộ, nhìn từ xa hầu như không còn nhận ra màu lá. Quả hình xoan 1 x 1,5 cm, có vỏ màu xanh khi non, vàng dần rồi nhăn nheo và khô héo khi chín, treo lơ lửng nhiều ngày trên cành, khi rơi rụng hoặc được chim chóc phát tán thì tái sinh thành cây con dễ dàng.
Ý Nghĩa Và Công Dụng Của Cây Xoan:
Lá xoan được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực. Vì có độc tính, lá xoan, trái xoan đều không thể ăn được. Ngày xưa nhựa cây và tinh dầu cất từ lá và thân cây khi pha loãng được sử dụng để làm giãn tử cung.
Hoa xoan không hấp dẫn đối với các loài ong bướm. Hạt xoan tròn và cứng thường được dùng làm chuỗi tràng hạt và các sản phẩm tương tự khác trước khi kỹ nghệ plastic thịnh hành và thay thế vật liệu hạt xoan.
Do cây xoan có hoa đẹp nên thường được chọn trồng làm cây bóng mát tạo cảnh ở nhiều nơi. Ở những vùng nông thôn từ đồng bằng lên miền núi, ngoài mọc hoang, xoan còn được trồng trong các vườn nhà, các điểm công cộng và cả đường đi lối lại trong thôn xóm, ven sông, ven đồng ruộng… Ở các thành phố lớn, cây xoan không được chọn làm cây đô thị, nhưng nhiều trường hợp do sự phát tán tự nhiên, cây đã tồn tại trên đường phố công viên như một hợp phần của hệ thống cây xanh.
Ngoài tác dụng tạo bóng, xoan là cây cho gỗ khá tốt. Gỗ mềm nên dễ gia công, ngâm nước trước khi gia công thì chịu được mối mọt, ít cong vênh, Ngày trước, thầu đâu chỉ được sử dụng làm đồ gia dụng thông thường, nhưng ngày nay, gỗ xoan đã bắt đầu trở thành một nguồn nguyên liệu phổ biến trong việc xây dựng, sản xuất hàng gia dụng, ốp lát, đóng thùng chứa hàng… Nhiều nơi ở Việt Nam người dân trồng xoan để lấy gỗ, để làm trụ tiêu (Đồng Nai). Ở nhiều tỉnh miền Trung, chẳng hạn như ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam nhiều diện tích lâm nghiệp được người dân chuyển đổi từ rừng keo thành rừng xoan.
Phân Biệt Cây Xoan Đào
Xoan đào khác xoan ta không nhiều nhưng có thể phân biệt dễ dàng, thứ nhất về hạt. Hạt xoan đào to hơn hạt xoan ta, cứng cáp hơn, có 5 nốt chấm xung quanh đầu hạt, còn hạt xoan ta, xoan tía thì các nốt chấm này không phân bố đều. Thân gỗ xoan đào xù xì hơn, thân xoan ta trơn, trượt. Giống cây xoan đào 3 tháng tuổi nhìn hơi sẫm đỏ về thân – dễ dàng phân biệt với xoan ta, xoan thường.
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Xoan Trồng vào tháng 12, 1, 2, 3, 4, 5 âm lịch (mùa xuân và mùa hè): chọn cây xoan đào cỡ 4 tuổi trở lên giống tốt thu hái quả, ngâm trong nước 3 – 4 ngày sau đó xát sạch vỏ phơi dưới nắng. Chọn hạt chắc bảo quản. – Đất trồng cây xoan có thể là bãi bồi ven sông, đường làng, đồi gò miễn là không úng nước, độ pH trung bình. – Mật độ trồng: Nếu đất tốt, trồng theo băng thì nên trồng (2,5×2,5m)/cây hoặc trồng tập trung thì (2,8 – 3m)/cây/ mật độ 1.200 – 1.250 cây/ha. Xoan đào có thể trồng xen vườn chè, vườn vải thiều hiện đang cho thu nhập thấp. – Đào hố: Hố trồng xoan có thể đào từ tháng 11; 12 âm lịch, kích cỡ hố (0,3 X 0,3 X 0,3)m. Mỗi hố bón lót 4 – 5 kg phân chuồng sau đó lấp hố lại. – Kỹ thuật trồng: Sau tết âm lịch mang hạt xoan đã bảo quản trên ngâm nước ấm 30-35°C trong vòng 3 ngày, tiếp đó mang 2 – 3 hạt gieo vào các hố nói trên, vùi sâu 3 – 5cm, cách nhau 3 – 5cm. Tưới ẩm 3 ngày 1 lần cho tới khi cây mọc
Lưu Ý: Cây Xoan Có Độc tính
Tất cả các bộ phận của cây xoan đều có độc tính đối với con người nếu ăn phải. Yếu tố gây độc là các chất gây ngộ độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định; hàm lượng cao nhất chứa trong quả. Một số loài chim có thể ăn quả xoan, nhờ thế mà hạt của xoan được phát tán khi chúng bị đánh rơi, nhưng chỉ cần 15 gam hạt đã là liều gây chết cho một con lợn nặng 22 kg. Các triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện chỉ vài giờ sau khi ăn phải. Các triệu chứng này bao gồm mất vị giác, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có máu, tổn thương dạ dày, sung huyết phổi, trụy tim v.v. Tử vong có thể xảy ra sau khoảng 24 giờ.
Uy Tín – Năng suất – Chất lượng – Hiệu quả
CÔNG TY CỔ PHẨN GIỐNG CÂY TRỒNG Đ.H NÔNG NGHIỆP 1
THỊ TRẤN TRÂU QUỲ - GIA LÂM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Liên Hệ : 0979 090189
Web: https://giongcaytrongdacsan.vn
Youtube Phóng sự VTV2 : https://www.youtube.com/watch?v=455CFSgvsuM
Từ khóa » Cay Xoan Giong
-
Cây Giống Xoan đào Chuẩn - Cây Dễ Trồng Có Giá Trị Kinh Tế Cao.
-
Giống Cây Xoan Ta - Caygiongdaihocnongnghiep
-
Bán Cây Xoan Giống Lấy Gỗ - Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Tốt Nhất !
-
Cây Xoan Ta Giống
-
Giống Cây Xoan Ta - Nuibavi
-
Giống Cây Xoan Đào - Ba Vì
-
Cây Xoan đào Giống 2022. Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây
-
Cây Xoan Ta - Giống Cây ăn Quả
-
Bán Cây Xoan Công Trình Chất Lượng, Giá Tốt Nhất Hiện Nay
-
Cây Xoan Đào
-
Giống Cây Xoan đào
-
Hạt Giống Xoan Ta - Siêu Thị Hạt Giống Hải Đăng - 0966.446.329
-
Cây Xoan đào Giống