Cây Xương Khỉ +8 Mẹo Chữa Bệnh Y HỌC CỔ TRUYỀN - Thuốc Hay

Cây xương khỉ từ lâu đã được biết đến là một trong những loại thuốc quý hàng đầu trong ngành y học cổ truyền. Từ xa xưa đã được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các bệnh về viêm xoang, xương khớp, bong gân, gãy chân hay điều trị các bệnh về gan, ung thư rất hữu hiệu.

Vậy tại sao cây xương khỉ lại mang đến nhiều giá trị đến như vậy? Làm sao để đạt hiệu quả cao trong cách sử dụng? Mua ở đâu uy tín?

Mục lục

Toggle
  • Cây xương khỉ là cây gì?
  • Xem hình ảnh cây xương khỉ trong tự nhiên
    • Đặc điểm nhận biết cây xương khỉ
    • Cây xương khỉ mọc ở đâu?
  • Cách trồng cây xương khỉ
    • Bộ phận dùng, thu hái và chế biến cây xương khỉ
  • Sự thật về cây xương khỉ chữa ung thư
  • Thành phần hóa học của cây xương khỉ
  • Công dụng của cây xương khỉ
    • Công dụng của cây xương khỉ theo y học hiện đại
    • Công dụng của cây xương khỉ theo Đông y
  • Tác dụng của cây xương khỉ
    • Tác dụng của cây xương khỉ đối với bệnh trĩ
    • Tác dụng của cây xương khỉ đối với bệnh đau dạ dày
    • Tác dụng của cây xương khỉ đối với bệnh viêm gan, xơ gan
    • Tác dụng của cây xương khỉ đối với bệnh lở loét
    • Tác dụng của cây xương khỉ đối với bệnh viêm xoang
    • Tác dụng của cây xương khỉ đối với bệnh thận
  • Sự thật về cây xương khỉ chữa ung thư
  • Cây xương khỉ trị bệnh gì?
    • Cây xương khỉ hỗ trợ điều trị ung thư
    • Cây xương khỉ trị bệnh đau nhức xương khớp
    • Cây xương khỉ trị bệnh gan
    • Cây xương khỉ trị bệnh viêm xoang
  • Cách dùng cây xương khỉ
    • Cách pha trà xương khỉ
    • Cách dùng cây xương khỉ đun nước uống
    • Cách nấu canh cây xương khỉ 
  • Những ai nên dùng cây xương khỉ?
  • Lưu ý khi sử dụng cây xương khỉ

Cây xương khỉ là cây gì?

Cây xương khỉ hay còn gọi là cây bìm bịp, cây mảnh cộng, cây công cộng, cây con khỉ, lá khỉ,… Ngoài ra, ở Trung Quốc nó còn được gọi là cây liền xương cốt. Bởi nó có đặc tính liền xương đối với các trường hợp bị gãy xương rất tốt.

Cây có tên khoa học là Clinacanthus nutans, thuộc họ Bìm bịp. Đây là cây thuốc Nam cổ truyền rất được người xưa tin dùng làm thuốc trị bệnh.

Cây xương khỉ tươi còn được dùng trong nấu ăn, làm canh uống chữa bệnh rất hiệu quả và được ứng dụng nhiều trong dân gian.

Xem hình ảnh cây xương khỉ trong tự nhiên

Cây xương khỉ tươi
Cây xương khỉ tươi

Hình dáng: Cây xương khỉ là cây thân nhỏ, thân cứng, cao chưa đầy 1m. Lá hình mũi mác, lá màu xanh, thuôn dài, nhọn ở đầu, quả có cuống ngắn, hoa cây xương khỉ màu đỏ chót, giống như mào gà, rất dễ nhận biết.

Cây này thường mọc hoang nhiều ở vùng đồng bằng, nơi ẩm ướt, sinh trưởng mạnh nhất vào mùa mưa. Thường phơi khô dùng làm thuốc chữa bệnh. Mời bạn cùng xem hình ảnh về cây xương khỉ trong tự nhiên:

Đặc điểm nhận biết cây xương khỉ

Thân: Xương khỉ thuộc dạng cây bụi nhỏ. Cây có thân màu xanh, có thân cành nhỏ như đầu đũa. Cây có chiều cao trung bình từ 1m đến 2m.

Lá: Lá xương khỉ hình phiến thuôn dài, mặt dưới lá có gân, lá mềm.

Hoa: Hoa xương khỉ mọc rũ xuống ngọn, cao từ 3-5cm. Có hoa màu hồng hoặc đỏ, bao phấn bên trong màu vàng xanh.

Quả: Quả có hình trùy, phần cuống hơi ngắn.

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về đặc điểm, phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến dược liệu mà bạn có thể tham khảo.

Cây xương khỉ mọc ở đâu?

Cây thường mọc thành bụi ở các vùng ẩm ướt. Đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Ở nước ta, cây mọc nhiều ở các tỉnh miền Nam và được biết đến với tên gọi là bìm bịp. Lá và ngọn của cây này còn có thể dùng để nấu canh ăn rất tốt.

Cách trồng cây xương khỉ

Cây này rất dễ trồng và nếu trong nhà bạn có ít nhất một vài cây hoặc nhiều cây thì rất tốt vì nó có rất nhiều tác dụng vô cùng hữu ích. Đây là một loại cây thường mọc hoang dại cho nên nó rất dễ sinh tồn và rất dễ sống.

Cách trồng như sau:

Chọn những loại đất tốt nhiều chất dinh dưỡng, tơi xốp và tốt hơn nếu thêm phân bón cùng với mùn dừa khô ngoài ra còn có xỉ than hòa lẫn các hỗn hợp thật đều lại với nhau.

Muốn cây sinh trưởng và cho năng suất cao thì phải lựa chọn những loại cây không mang những mầm bệnh xấu, cây giống thật tốt và sau đó thực hiện cho vào chậu.

Cuối cùng lấp đất đã được chuẩn bị vào đầy trên rể của cây sau đó thực hiện bảo quản chúng ở những nơi mát mẻ và giữ ẩm chúng thường xuyên tưới nước và bón phân cho chúng để sinh trưởng và phát triển tốt.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến cây xương khỉ

Bộ phận dùng: Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc.

Thu hái: Thường người ta sẽ hái lá, ngọn hoặc thu hái toàn cây để sơ chế thành thuốc.

Cách chế biến: Sau khi thu hái về, rửa sạch dược liệu. Có thể dùng ở dạng tươi hoặc cắt khúc ngắn đem phơi hay sấy khô đều được. Lá và ngọn cây có thể dùng để nấu canh và gói bánh. Đối với dược liệu khô thì cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng dần.

Sự thật về cây xương khỉ chữa ung thư

Xương khỉ là một loại cây có rất nhiều thành phần dược liệu quý, do đó, nó đã được biết đến từ thời xưa dùng để hỗ trợ chữa trị bệnh ung thư khá tốt và rất nổi tiếng trong dân gian. Chất Flavonoid có trong thân và lá xương khỉ chính là chất chống ung thư mạnh mẽ.

Công dụng chữa trị của nó dần được nhiều người biết đến và khá phổ biến, nhiều nước khác tìm kiếm để chiết xuất thành thuốc phục vụ con người. Vì thế, khi nhắc đến cây xương khỉ thì nó là một lựa chọn ưu tiên đối với những người mắc bệnh ung thư.

Thành phần hóa học của cây xương khỉ

Theo nhiều nghiên cứu khoa học đều cho thấy trong cây bìm bịp có hoạt chất flavanoid rất cao. Chất này có tác dụng chống viêm và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó thì cây cũng chứa hàm lượng canxi lớn. Có tác dụng góp phần củng cố cho sự vững chắc của hệ xương, ngăn ngừa sự đau các khớp. Ngoài ra, còn có rất nhiều các axit amin, các khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể.

Công dụng của cây xương khỉ

Xương khỉ là một loại thảo dược quý với nhiều thành phần dược liệu tốt  hỗ trợ rất nhiều đối với y học cổ truyền cũng như y học hiện đại trong việc chữa trị bệnh như sau:

Công dụng của cây xương khỉ theo y học hiện đại

Ngày nay, đối với y học hiện đại, xương khỉ được biết đến với nhiều công dụng hữu ích nhờ sự tiến bộ của khoa học, thành phần dược chất quý hiếm được tìm thấy như sau:

  • Hỗ trợ chữa trị bệnh cho các bệnh nhân mắc phải bệnh ung thư giai đoạn mới phát triển, bệnh nhân giai đoạn đầu.
  • Có công dụng tốt trong việc hỗ trợ cầm máu.
  • Làm giảm các vết thương, sẹo, các bệnh về da.

Công dụng của cây xương khỉ theo Đông y

Cây xương khỉ khô
Cây xương khỉ khô

Trong Đông y, nó có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, tanin, flavon, glycosind,… Chính những chất này tạo nên giá trị y học cho nó. Sau đây là một số công dụng của dược liệu đối với sức khỏe và chữa bệnh:

  • Cung cấp dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Điều trị viêm họng, viêm dạ dày, các bệnh ngoài da như vàng da, vàng mắt.
  • Giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol cao.
  • Hỗ trợ điều trị viêm gan, mát gan, lợi mật, cải thiện huyết áp, lưu thông máu.
  • Công dụng điều trị đau nhức xương khớp, phong tê thấp, còi xương, gãy xương, giúp mau chóng liền xương do chấn thương.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư: ung thư phổi, u hạch, ung thư gan,…
  • Giúp giảm men gan, phục hồi các chức năng gan bị tổn thương do bia rượu, các chất độc hại.

Tác dụng của cây xương khỉ

Xương khỉ là một loại thảo dược rất có lợi cho sức khỏe và chữa bệnh. Dưới đây là chi tiết về một số tác dụng chính của dược liệu mà bạn nên biết.

Tác dụng của cây xương khỉ đối với bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến hiện nay. Tuy nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại khiến cho người bệnh có cảm giác rất khó chịu, đau rát. Thậm chí nếu để lâu không chữa trị có thể dẫn đến ung thư. Dùng xương khỉ để chữa bệnh trĩ là bài thuốc giúp điều trị bệnh hiệu quả ngay tại nhà mà không tốn chi phí.

Xem thêm: Cây sài đất có tác dụng chữa bệnh gì?

Tác dụng của cây xương khỉ đối với bệnh đau dạ dày

Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả như dùng nghệ vàng kết hợp với mật ong. Tuy nhiên, xương khỉ cũng là một trong những phương pháp hay có thể dùng để chữa đau dạ dày được lưu truyền từ xưa cho đến ngày nay.

Tác dụng của cây xương khỉ đối với bệnh viêm gan, xơ gan

Những người hay dùng đồ ăn cay nóng, dầu mỡ hoặc uống nhiều bia rượu rất hay dẫn đến tình trạng viêm gan, xơ gan. Bệnh này để lâu sẽ khiến chức năng gan giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy, những người bị bệnh này nên dùng xương khỉ sắc uống mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Tác dụng của cây xương khỉ đối với bệnh lở loét

Lá xương khỉ có khả năng chống viêm nhiễm và chữa các bệnh lở loét trên cơ thể. Chỉ cần giã nát dược liệu cùng một ít muối rồi đắp vào vết thương là được. Cách này sẽ giúp vết thương được hút mủ, giảm đau, giảm sưng tấy và hạn chế vết sẹo lồi.

Tác dụng của cây xương khỉ đối với bệnh viêm xoang

Điều trị viêm xoang là một một trong những tác dụng lớn nhất của dược liệu này. Bệnh này rất hay gặp ở mọi lứa tuổi gây cảm giác khó chịu khi thở và có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt, chảy nước mũi không ngừng. Nếu gặp phải các triệu chứng viêm xoang thì nên sắc nước xương khỉ uống ngay.

Tác dụng của cây xương khỉ đối với bệnh thận

Dược liệu có tác dụng rất tốt đối với những người bị bệnh thận. Khi gặp các triệu chứng như đái buốt, đái nhắt, khó tiểu hoặc đái ra máu thì nên dùng xương khỉ ngay. Lá non của cây có khả năng trị các vấn đề này rất hiệu quả.

Sự thật về cây xương khỉ chữa ung thư

Vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về khả năng điều trị ung thư của cây xương khỉ. Tuy nhiên, theo y học cổ truyền thì cây này có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư giai đoạn đầu rất tốt.

Ung thư luôn là mối lo ngại của rất nhiều người bởi vì đây là một căn bệnh nan y, khó điều trị. Ở giai đoạn đầu của bệnh, thường có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ,… Lúc này, người bệnh nên dùng lá cây rửa sạch rồi kỹ, sau đó nuốt. Cách này giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh.

Xem thêm: Vị thuốc quý hỗ trợ điều trị bệnh ung thư đó là nấm lim xanh

Cây xương khỉ trị bệnh gì?

Trong dân gian, có rất nhiều bài thuốc trị bệnh từ xương khỉ. Tùy vào mỗi bệnh mà sẽ có sự kết hợp giữa các vị thuốc khác nhau nhằm nâng cao tính năng chữa bệnh của bài thuốc. Cụ thể:

Cây xương khỉ hỗ trợ điều trị ung thư

Lấy 30g cây xương khỉ khô, 30g cây xạ đen và 20g hoa đu đủ đực. Đem hỗn hợp trên nấu với 1,5 lít nước, sắc đến khi còn 1 lít và sử dụng trong ngày.

Cây xương khỉ trị bệnh đau nhức xương khớp

Thân và lá xương khỉ 30g, cây dâu tằm 20g, cây trâu cổ 20g, cây gối hạc 20g. Hỗn hợp trên sau khi rửa sạch, nấu với 1,5 lít nước. Sắc còn 300ml, chia làm 3 lần uống trong ngày sau mỗi bữa ăn.

Cây xương khỉ trị bệnh gan

Chuẩn bị 30g cây con khỉ, 20g râu ngô, 15 sâm đại hành, 12g cây quao, 12g lá cây vọng cách, 10g trần bì. Kết hợp các vị trên sắc với 1,5 lít nước sôi, đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút. Sau đó chia làm 3 lần uống trong ngày.

Cây xương khỉ trị bệnh viêm xoang

Sử dụng 100g xương khỉ khô, rửa sạch, để ráo. Sau đó đem sắc với 2 lít nước. Sắc đến khi còn ¼ lượng nước ban đầu là được. Dùng nước này uống hết trong ngày. Sử dụng đều đặn hàng ngày các triệu chứng viêm xoang sẽ mau chóng thuyên giảm.

Cách dùng cây xương khỉ

Trà Cây xương khỉ
Trà Cây xương khỉ

Có rất nhiều cách sử dụng xương khỉ để tăng cường sức khỏe và điều trị bệnh vừa đơn giản lại hiệu quả. Trong đó phải kể đến cách sắc dược liệu hoặc dùng dược liệu pha trà. Cụ thể:

Cách pha trà xương khỉ

Trà cây xương khỉ

  • Dùng 10g xương khỉ khô cho 150 ml nước.
  • Dùng nước sôi tráng trà, tưới qua 1 lượt trà, lắc đều ấm rồi đổ nước này đi.
  • Cho nước sôi vào ấm, pha trà theo tỉ lệ trên. Đợi 5-7 phút cho ngấm trà. Nên thưởng thức khi trà còn ấm, mùi vị sẽ thơm ngon hơn.

Cách dùng cây xương khỉ đun nước uống

  • Chuẩn bị: Lấy khoảng 15 – 30g xương khỉ khô, rửa qua bằng nước sạch.
  • Cách sử dụng: Sau đó đun sôi với 600ml nước, sắc còn 200ml và sử dụng làm thức uống hằng ngày. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần sau bữa ăn.

Cách nấu canh cây xương khỉ 

Trong dân gian, cây xương khỉ tươi còn được sử dụng trong ẩm thực như: luộc, nấu canh, nấu cháo, nhúng lẩu, ép nước uống,… Bạn hái một nắm lá tươi, rửa sạch, đem nấu canh tương tự như các loại rau khác. Lá xương khỉ tươi dùng để nấu canh thịt bằm, tôm, cua,… ăn rất ngon và tốt cho sức khỏe.

Những ai nên dùng cây xương khỉ?

  • Bệnh nhân viêm dạ dày, viêm họng.
  • Người mắc các chứng bệnh liên quan đến gan: viêm gan, vàng da,….
  • Người thường xuyên sử dụng bia rượu.
  • Người bị đau nhức xương khớp, phong tê thấp, chấn thương.
  • Bệnh nhân ung thư.
  • Người bình thường cũng nên sử dụng để tăng cường sức khỏe, thanh nhiệt cơ thể, làm mát gan.

Lưu ý khi sử dụng cây xương khỉ

Mặc dù xương khỉ mang lại rất nhiều công dụng chữa bệnh và lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số đối tượng sau đây nên cân nhắc trước khi sử dụng dược liệu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Người bị huyết áp thấp
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên hỏi y kiến bác sĩ trước khi dùng
  • Người dùng dược liệu để điều trị thoái hóa cột sống nên kiêng ăn măng

Từ khóa » Cây Xương Khỉ Chữa Bệnh Trĩ