Cây Xương Rồng Trong Phong Thủy Mang ý Nghĩa Gì? - Nhà Xinh Plaza

Cây cối hầu hết đều mang phong thủy tương đối tốt, cây xương rồng cũng vậy. Không những về mặt thẩm mỹ mà về mặt phong thủy loài cây này cũng mang một ý nghĩa nhất định. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể biết được cây xương rồng trong phong thủy thực sự mang ý nghĩa gì, làm sao để tránh lỗi khi trồng cây xương rồng? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

NỘI DUNG CHÍNH

  • 1. Tổng quan về cây xương rồng
  • 1.1 Cây xương rồng
  • 1.2 Tác dụng của cây xương rồng
  • 1.3 Ý nghĩa cây xương rồng
  • 2. Cây xương rồng trong phong thủy
  • 2.1 Ý nghĩa về mặt phong thủy
  • 2.2 Cây xương rồng hợp với người tuổi gì?
  • 2.3 Đặt cây xương rồng hướng nào tốt?
  • 3. Những điều cấm kỵ khi trồng cây xương
  • 4. Cách chăm sóc cây xương rồng

1. Tổng quan về cây xương rồng

1.1 Cây xương rồng

Cây xương rồng thuộc họ Cactaceae được trồng khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng xuất hiện từ rất lâu nên có khoảng 1500 đến 1800 loài với 125 chi khác nhau. Xương rồng thường sống ở những nơi như sa mạc, vùng nhiệt đới, hoang mạc, những nơi có khí hậu khô nóng.

Xương rồng có hoa nhưng hoa nở chậm, chu kỳ hoa từ 6 đến 12 tháng ra một lần. Hoa mọc trực tiếp từ thân, mặc dù cả thân đầy gai góc nhưng hoa nở vô cùng đẹp với nhiều màu như cam, vàng, hồng, đỏ…

Cây xương rồng có nhiều hình dáng tùy theo loại nhưng chúng hầu hết là loại cây có khả năng trữ nước để có thể tự tồn tại trong điều kiện khô hạn. Tuổi thọ của chúng có thể lên từ 300 đến 300 năm.

1.2 Tác dụng của cây xương rồng

Mang trong mình vẻ ngoài gai góc có thể gây sát thương nhưng loại cây này lại có rất nhiều tác dụng tuyệt vời trong đời sống. Hãy điểm qua những lợi ích sau:

Lấy xương rồng làm món ăn

Bạn đã bao giờ được thấy hoặc nếm thử những món ăn được làm từ xương rồng chưa?

Có lẽ nhiều người khá bất ngờ trước thông tin này nhưng thực ra những loại quả thuộc họ xương rồng có thể quen thuộc nhất chính là thanh long. Đây là loại quả phổ biến có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và các vitamin cho con người.

Một loại quả thường xuyên được chế biến thành thạch và rượu vang chính là Xương rồng Saguaro. Một loại xương rồng được dùng thường xuyên trong bữa ăn của người Ấn Độ, hạt cũng được nghiền và dùng làm thực phẩm.

Quả xương rồng gai Echinocactus có ngoại hình như quả thanh long nhưng nhỏ hơn và có vị dâu tây khi ăn. Tại Nam Mỹ hay Châu Phi các món ăn từ lá, nụ, hoa và quả thuộc họ Opuntia, ví như món hoa xương rồng Cholla xào hành tây, trộn salad, nước sinh tố từ quả cây xương rồng lê gai với cách chế biến đặc biệt.

Ngoài ra xương rồng là loại cây thường được dùng làm thức ăn khô cho động vật ở Ấn Độ.

Dùng cây cảnh trang trí và bảo vệ

Đặc tính nhiều gai nhọn, dễ gây sát thương nên cây xương rồng được trồng ở các hàng rào có tác dụng bảo vệ quanh khu nhà, tường rào tạo cảnh quan đẹp mắt và đảm bảo an ninh.

Xem thêm: Làm sao để quên được người đã phản bội mình mà vững vàng bước tiếp? | Phụ Nữ & Gia Đình

Hiện nay nhiều người dùng những loại cây xương rồng nhỏ để trang trí trong những không gian như phòng làm việc, phòng bếp….

Dùng làm thuốc chữa bệnh

Ngoài công dụng thường ngày như thực phẩm cho người, động vật thì trong 1500 đến 1800 loại xương rồng cũng có loại có tác dụng làm thuốc chữa bệnh trong y học. Chẳng hạn như:

  • Chiết xuất từ cây xương rồng hệ Peyote có liên quan đến việc kích thích hệ thần kinh trung ương và điều hòa huyết áp, giấc ngủ.
  • Xương rồng Lophocereus Schittii có tác dụng chống ung thư và tiểu đường tốt.
  • Selenicereus grandiflorus có thân và hoa được chế biến thành thuốc chống bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và đau thắt ngực.
  • Một số loại khác được biết đến với công dụng như sát trùng, tiêu nhũng, thông tiện. Lá cây giúp thanh nhiệt, giải độc. Nhựa giúp chống ngứa, chữa đau bụng. Quả có thể trị ho gà.

Thanh lọc không khí

Cây xương rồng tuy có rất nhiều gai nhưng có khả năng hấp thụ bức xạ xấu trong nhà. Đặc biệt loại cây này chứa một nội hàm phong thủy khá tốt.

1.3 Ý nghĩa cây xương rồng

Xương rồng sống trong điều kiện khắc nghiệt nhưng vẫn khỏe mạnh, vững trãi. Chính vì vậy nó là biểu tượng nhắn nhủ đến con người luôn phải tiến về phía trước cho dù khó khăn, đắng cay như thế nào.

Tuy bên ngoài gai góc, khó gần nhưng bên trong lại mềm mại mọng nước. Chứng tỏ ý nghĩa sâu sắc rằng những người bề ngoài khá khô khan nhưng bên trong họ lại giàu tình cảm, giàu lòng nhân ái. Chính là ứng với câu “đừng nên nhìn mặt mà bắt hình dong”.

2. Cây xương rồng trong phong thủy

Xương rồng là cây mọng nước, có vô số gai nhọn phân bổ khắp thân. Chúng được yêu thích bởi hình dáng kỳ lạ, phong phú, dễ chăm sóc. Vậy cây xương rồng trong phong thủy có tác dụng gì?

2.1 Ý nghĩa về mặt phong thủy

Như những phần phía trên đã nói, cây xương rồng mang ý nghĩa phong thủy khá lớn, nó thuộc điềm tốt cho chủ sở hữu bởi nó tượng trưng cho:

Đối với bạn bè hay đôi lứa yêu nhau thì đay là loại cây tượng trưng cho sự vĩnh cửu trong tình yêu, tình bạn. Nam và nữ dùng cây xương rồng tặng cho nhau thì tình cảm sẽ không bao giờ nhạt phai và có thể cùng nhau vượt qua nhiều rào cản.

Đối với những người có gia đình thì cây xương rồng sẽ tượng trưng cho một gia đình hạnh phúc, bền lâu, sức khỏe dẻo dai để vượt qua nhiều bão tố.

Hơn nữa, theo quan niệm phương Đông, hình dáng cây xương rồng thuộc loại đặc biệt, thân phát triển theo hướng đi lên, giống như biểu tượng cho sức mạnh, chí tiến thủ của người trồng.

Tuy nhiên, khi đặt cây xương rồng trong nhà cũng cần chú ý đến vị trí, hướng đặt để mang lại một không gian tài lộc, may mắn cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ cho các thành viên trong gia đình.

Xem thêm: Cách làm sữa óc chó thơm ngon tại nhà cho cả gia đình

Cây xương rồng được bao bọc bởi gai nên có khả năng hóa hung cao. Đối với cuộc sống hôn nhân, trong quan niệm dân gian, nếu cây được đặt tại vị trí có con giáp tương ứng với vợ hoặc chồng sẽ giúp cả hai thông cảm và hiểu cho nhau hơn. Nếu được trồng sau nhà thì sẽ giúp xua đuổi năng lượng xấu xâm nhập vào nhà.

Cũng chính vì quá nhiều gai nên có thể mang lại sát khí, những chiếc gai này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ. Vì vậy nên nắm rõ được ý nghĩa của cây xương rồng cũng như các lưu ý để không gặp rắc rối.

Vậy nên trồng cây xương rồng như thế nào để phát huy hết hiệu quả? Hãy cùng theo dõi tiếp để có câu trả lời nhé.

2.2 Cây xương rồng hợp với người tuổi gì?

Cây xương rồng có bề ngoài và mang cốt cách của loài rồng vì vậy nó phù hợp với người tuổi Thìn. Người tuổi Thìn thường khoan dung đại lượng, tràn trề sinh lực và có sức khỏe dồi dào. Tài vận của họ cũng khá thịnh nhưng lại dễ bị tiểu nhân cản trở. Bởi vậy chưng một cây xương rồng sẽ mang lại điều tốt, ngăn chặn điều xấu về tình duyên lẫn sức khỏe.

Những người tuổi Thìn năm: 1940, 1952, 1976, 1988, 2000….

Về mệnh, những người phù hợp với cây xương rồng mang mệnh kim. Người mệnh kim nếu trồng cây xương rồng sẽ giúp hóa giải những điều xui xẻo, phòng trừ tiểu nhân đồng thời mang lại may mắn và tài lộc cho bản thân họ.

Những người mệnh Kim sinh năm: Canh Thìn (1940), Tân Tỵ (1941), Canh tuất (1970), Tân Hợi (1971), Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985)…

2.3 Đặt cây xương rồng hướng nào tốt?

Bên cạnh việc tìm hiểu ý nghĩa của cây xương rồng trong phong thủy thì nhiều người còn quan tâm đến hướng đặt, nơi đặt. Vậy nên đặt nơi nào mới tốt cho phong thủy?

Cây xương rồng thích hợp với tuổi Thìn nên hướng đặt cũng là hướng của người tuổi Thìn là Tây Bắc. Đặt ở hướng này không chỉ mang lại thuận lợi trong đường công danh mà còn mang đến bình an cho gia đình.

Trong phong thủy, loài cây này thích hợp với mệnh Kim nên cũng thích hợp với hướng Tây, Tây Bắc. Đặt hướng này giúp hóa giải, tiêu diệt những nguồn năng lượng xấu nên vô cùng thích hợp.

Cây xương rồng cũng là loài cây thích hợp trồng trước mộ vì nó có sức sống mãnh liệt mà không cần sợ rắn, rết hay ngập úng. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa cầu mong cho người quá cố được an yên, khỏe mạnh bên thế giới bên kia.

3. Những điều cấm kỵ khi trồng cây xương

  • Cây xương rồng là loại cây không cần nhiều nước nên chúng ta nên hạn chế việc tưới nước nhiều. Như vậy sẽ dễ bị úng nước và thối gốc sẽ mất hết tài lộc.
  • Không nên đặt ở những nơi tối tăm ít ánh sáng.
  • Không nên đặt ở phòng ngủ bởi nó sẽ dễ gây ra những cảm xúc, tổn thương không đáng có.
  • Không đặt trong phòng khách bởi phòng khách là nơi giúp chúng ta thư giãn, nếu đặt ở đây sẽ bị cây làm tiêu tan đi những nguồn năng lượng tốt.
  • Không đặt cây xương rồng ở trong văn phòng công ty bởi nó ảnh hưởng đến người đứng đầu.
  • Không đặt cây xương rồng trong phòng tân hôn vì đối đầu, ăn miếng trả miếng của những chiếc gai sắc nhọn của cây. Đặt cây xương rồng sẽ khiến trong phòng tân hôn sẽ khiến vợ chồng không bao dung, nhẫn nhịn, gây tổn thương và ảnh hưởng đến cảm xúc, tình cảm vợ chồng.
  • Không đặt gần bếp lửa bởi nó có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.
  • Do cây xương rồng có nhiều gai nhọn nên chúng ta nên đặt ở trên cao tránh những va chạm, xây xước ngoài ý muốn.
Xem thêm: Nữ 1999 nên lấy chồng tuổi gì hợp nhất - TUVI365 - Nano Machine

4. Cách chăm sóc cây xương rồng

Là loài cây dễ sống, dễ chăm sóc nhưng để chúng có thể dễ dàng ra hoa và khỏe mạnh thì cần chú ý những yếu tố như nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và dinh dưỡng.

Về nước, không để chúng bị úng và ngập. Nên chọn loại đất xốp pha cát cho dễ thoát nước. Khi trồng cây, nên chú ý đến đường thoát nước và chú ý che chắn để không bị chết rễ.

Về không khí và ánh sáng, để cây phát triển và sinh trưởng tốt mỗi ngày thì cây này cần được “hứng” nắng trực tiếp từ 3-5 tiếng. Còn đối với những cây được để những nơi thiếu ánh sáng như nhà vệ sinh, nhà tắm… thì thường xuyên đem ra phơi nắng ít nhất 1 lần/ngày.

Về nhiệt độ, nhiệt độ tốt nhất là từ 20 đến 28 độ. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều làm chậm quá trình sinh trưởng, thậm chí gây chết cây.

Về dinh dưỡng, là loại cây dễ sống không cần chăm sóc nhiều. Nhưng để cây nở hoa thì cần bổ sung đạm, phốt pho và các yếu tố vi lượng. Tuy nhiên mỗi thời kỳ phát triển sẽ cần một yếu tố khác nhau nên gia chủ hãy tìm hiểu kỹ nhé.

Trên đây là tất cả về cây xương rồng trong phong thủy, bạn nên chú ý để được cuộc sống thuận lợi, may mắn, tiền tài dồi dào. Tuy nhiên, đừng tùy tiện đặt nó ở những vị trí trong nhà nếu không muốn luồng sát khí quanh nó ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của bạn.

Chia sẻ bài viết:

Nguyễn Văn Sỹ

Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!

Từ khóa » Cây Xương Rồng Sống được Bao Lâu