Cây Xuyến Chi Một Loại Rau Dại Xào Tỏi ăn Cực Ngon - RauXanh.Net
Có thể bạn quan tâm
Những ngày qua, trên cách trang mạng xã hội có lan truyền nhau về một loại rau mọc dại lại ăn cực kỳ ngon đó chính là Cây Xuyến Chi. Vậy bạn đã biết về loại rau dại này chưa. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách làm món ăn từ loại rau xuyến chi này nhé.
Đặc điểm của Cây Xuyến Chi
Cây xuyến chi hay còn gọi là rau đơn kim, đơn buốt, cây cúc áo, song nha lông, quý châm. Tên khoa học của nó là Bidens pilosa. Loại cây này phân bố hầu khắp thế giới và tại Việt Nam có thể tìm thấy ở những bãi đất hoang, ven đường hoặc đồng cỏ.
Cây xuyến chi là loại cây thân thảo mọc hàng năm. Chiều cao trung bình là khoảng 1m. Cây có hoa màu trắng, nhụy hoa màu vàng. Quả và hạt của cây xuyến chi thường dính vào quần áo, thân thể động vật để phân tán. Chính vì vậy, loại cây phân bố rộng khắp các tỉnh thành.
Đối với người nông dân, đây được xem là một loại cỏ dại mọc trong vườn. Chính vì chúng dễ sống, dễ sinh trưởng và phát triển nên nhiều người nhổ bỏ nó.
Gần đây, trên mạng xã hội được chia sẻ rất nhiều về loại rau xuyến chi này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được là cây xuyến chi có ăn được không và công dụng của nó ra sao. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé.
Công dụng của cây xuyến chi
Cây xuyến chi có vị hơi đắng, hơi cay và có tính mát nên có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể, chống viêm và sát trùng vết thương.
Ông cha ta thường dùng cây xuyến chi để chữa các bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, nổi mè đay, các bệnh viêm họng, tiêu chảy, kiết lỵ và chữa vết thương do côn trùng cắn.
Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu được trong cây xuyến chi có nhiều thành phần chống khối u, giảm khả năng phát triển ung thư, giảm triệu chứng của bệnh đái tháo đường.
Một số bài thuốc từ rau xuyến chi
Chữa trị ngứa nổi mề đay và do dị ứng: Dùng khoảng 300 gram cây xuyên chi đem đun với khoảng 3 lít nước để tắm. Khi tắm thì dùng bã cây chà lên các vùng nổi mề đay hoặc chà lên khắp người để hiệu quả hơn. Tắm trong vòng 5 ngày thì bệnh sẽ được thuyên giảm.
Chữa trị viêm họng: Dùng khoảng 20 gram cây xuyến chi, 20 gram cây kim ngân hoa, và 20 gram cây sai đất, 20 gram lá cây húng chanh và 20 gram cây cam thảo sau đó đem sắc lấy nước uống trước bữa ăn tầm 15 phút. Mỗi ngày uống tầm 2 lần vào buổi trưa và chiều.
Chữa viêm lợi và giảm đau răng: Đem 20 gram hoa của cây xuyến chi sau đó đem ngâm với 30 ml rượu. Ngâm trong vòng 7 ngày sau đó đem ra ngậm vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Chữa đau nhức xương khớp do phong thấp: Dùng khoảng 40 đến 50 gram cây xuyến chi sau đó sắc lấy nước uống sau bữa ăn. Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần. Uống tầm 15 ngày thì đau nhức sẽ được thuyên giảm.
Chữa bệnh đường tiêu hóa: Các bệnh về đường tiêu hóa thì có thể nhổ cây xuyến chi sau đó đem rửa sạch xắt từng khúc nhỏ và đem phơi khô. Có thể pha như trà để uống hoặc sắc kỹ để uống hàng ngày sẽ chữa được các bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy.
Ngoài ra cây xuyến chi còn có tác dụng với nhiều bệnh khác như giúp hạ sốt, chữa bệnh đau lưng, bệnh thận và cam tích ở trẻ em. Tuy nhiên, để giúp điều trị tốt bạn nên tham khảo các bài thuốc từ những thầy thuốc có tay nghề cao.
Lưu ý với phụ nữ mang thai: Cây xuyến chi không nên sử dụng đối với những phụ nữ đang mang thai.
Cách làm rau xuyến chi xào tỏi
Cây rau xuyến chi có thể làm nhiều món ăn khác nhau nhưng món ăn đặc biệt nhất từ loại rau dại này đó là món xào tỏi.
Bước 1: Lựa chọn rau xuyến chi non ở vườn hoặc các bãi đất hoang. Chú ý lựa chọn nơi sạch sẽ để hái. Sau đó đem vào rửa sạch rồi lấy tay vò sơ cho lá bớt mùi hăng.
Bước 2: Vớt ra để ráo nước sau đó đem đi luộc. Lúc luộc cho vài hạt muốc trắng vào và không đậy nắp nồi lúc luộc. Luộc khoảng 5 phút là rau chín sau đó vớt ra.
Bước 3: Bắc chảo dầu cho thật nóng sau đó cho tỏi khoảng 1 củ và một chút ớt vào rồi phi lên. Nếu có trẻ em thì không nên bỏ ớt vào. Khi ớt và tỏi chuẩn bị vàng cho vào 1 thìa bột canh, 1 thìa nước mắm và 1/2 thìa bột ngọt hoặc đường. Sau khi hỗn hợp trên sôi lên thì cho rau vào đảo đều đến khi tất cả gia vị ngấm đều thì vớt ra và thưởng thức.
Cách trồng cây xuyến chi
Rau xuyến chi nếu như hái ở ven đường hoặc ở bãi đất trống thì khá bẩn. Vì ven đường và bãi đất trống thường sẽ có chó mèo đi tè bậy lên. Hoặc có thể nhiều người từng đổ rác lên mà không thể biết được. Chính vì vậy, để đảm bảo thì tốt nhất nên trồng trong vườn nhà để sử dụng lâu dài.
Cách trồng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần hái hạt cây xuyến chi về và tạo luống trồng như trồng các loại rau cải. Cũng có thể trồng trong thùng xốp.
Cách chăm sóc cũng khá đơn giản chỉ cần gieo hạt xong và tưới nước 1 đến 2 lần một ngày. Phân bón có thể sử dụng phân chuồng đã ủ hoai mục.
Lưu ý khi trồng không nên để cho cây xuyến chi ra hoa và đậu trái, nếu cây bắt đầu nhớm hoa thì đem nhổ bỏ và trồng một lớp khác để thay thế. Vì đây là một loại rau dại nên chúng sinh trưởng và phát triển nhanh như các loại cỏ dại vậy. Nếu để ra trái thì nó sẽ phát tán khắp vườn và hút hết chất dinh dưỡng của cây khác.
Tham khảo thêm
- Rau củ quả tăng cường sức đề kháng
- Rau củ quả nào có thể để lâu được
Như vậy, qua bài viết này Rauxanh.Net đã gửi đến bạn chi tiết về cây xuyến chi. Ngay bây giờ, bạn có thể ra vườn hoặc bãi đất trống nào đó để hái một nắm rau xuyến chi về xào tỏi để thưởng thức nhé. Chúc bạn thành công.
Từ khóa » Tác Dụng Của Rau Hoa Xuyến Chi
-
Một Số Bài Thuốc Từ Cây Xuyến Chi
-
Cây Xuyến Chi Và Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Nó
-
Sự Thật Bất Ngờ Về Tác Dụng Của Xuyến Chi - Dược Liệu Thái Sơn
-
21 Công Dụng Tuyệt Vời Của Xuyến Chi
-
9+ Tác Dụng Của Cây Xuyến Chi đối Với Sức Khỏe
-
Hoa Xuyến Chi Chữa Bệnh Gì? | Sở Y Tế Nam Định
-
TÁC DỤNG TUYỆT VỜI ÍT NGƯỜI BIẾT CỦA LOÀI CÂY MỌC HOANG.
-
Cây Xuyến Chi Và 18 Bài Thuốc Chữa "bách Bệnh" Mà Nhiều Người ...
-
Cây Hoa Xuyến Chi Công Dụng Tuyệt Vời Làm Rau Làm Thuốc
-
Rau Xuyến Chi. Dùng Làm Rau ăn, Nấu Canh, Xào Tỏi Thịt ... - Facebook
-
Cùng Khám Phá “bí ẩn”: Cây Xuyến Chi Có ăn được Không? - NgonAZ
-
Ý Nghĩa Và Công Dụng Bất Ngờ Của Hoa Xuyến Chi
-
Cỏ Xuyến Chi Và Những Lợi ích Của Cỏ Xuyến Chi đối Với đời Sống
-
Trà Hoa Xuyến Chi Lạ Mà Quen! - Báo Người Lao động