Cây Xuyến Chi - Những Điều Bất Ngờ Về Loài Cây Này - Canh Điền

Tuy là loài cỏ hoang dại, nhưng cây xuyến chi lại mang trên mình sức sống mãnh liệt. Cây tươi tốt quanh năm, không bị cằn cỗi, héo úa bởi thời tiết khắc nghiệt. Theo dân gian truyền miệng rằng loài hoa xuyến chi còn gắn liền với câu truyện tình yêu đẹp trong sáng và rất cảm động.

Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Xuyến chi II. Đặc điểm của cây Xuyến chi III. Ý nghĩa, tác dụng của cây Xuyến chi IV. Cách trồng và chăm sóc cây Xuyến chi

I. Giới thiệu về cây Xuyến chi

Tên thường gọi:Cây xuyến chi, cây hoa xuyến chi
Tên gọi khác:Cây đơn buốt, cây đơn kim, cây cúc áo…
Tên khoa học:Bidens pilosa
Họ thực vật:Thuộc họ cúc (Asteraceae)
Nguồn gốc xuất xứ:Cây xuyến chi phân bố đều khắp các vùng ấm trên thế giới nhưng nó được cho là có nguồn gốc từ Châu mỹ
Nơi sống:Là một loài thực vật thân thảo thường mọc thành những cây bụi ở các vùng đồng cỏ, đất hoang, bờ mương, bờ suối…
Tuổi thọ:Là cây ngắn ngày, nhưng mọc quanh năm
Thời gian nở hoa:Cây ra hoa quanh năm, nhưng nở rộ nhất vào mùa hè
Màu sắc của hoa:Hoa xuyến chi màu trắng
Cây xuyến chi
Cây xuyến chi ra hoa quanh năm, nhưng nở rộ nhất vào mùa hè

II. Đặc điểm của cây Xuyến chi

  • Hình dáng bên ngoài: Cây xuyến chi là loài thân cỏ, mềm mọc thành búi, thân tròn, mập có lông.
  • Kích thước: Cây cao trung bình khoảng 1m.
  • Rễ: Cây xuyến chi có bộ rễ chùm, bám sâu và rộng nên rất khó nhổ cây
  • Lá: Trên thân cây là những cặp lá màu xanh đậm nằm đối diện nhau, hai mép lá có hình răng cưa. Tán lá rộng, rậm rạp nằm sát mặt đất.
  • Hoa: Hoa xuyến chi thường nở quanh năm, cuống hoa dài khoảng 5 – 10cm.
  • Hoa tùy cây có cây 5 – 7 cánh, có cây 9 cánh hoa màu trắng và có nhụy vàng ở tâm hoa. Các nhụy hoa khi già sẽ phát triển thành hạt, hạt mảnh dài có màu đen. Ở đầu hạt có 2 sợi lông dính, khi hạt rụng rồi nảy mầm cũng là lúc một thế hệ cây con mới đang phát triển.

III. Ý nghĩa, tác dụng của cây Xuyến chi

1. Ý nghĩa

Theo dân gian truyền rằng, loài hoa xuyến chi đã đi vào sử sách. Là hiện thân của một tình yêu đẹp, trong sáng và đầy cảm động. Với ý nghĩa là hạnh phúc bên nhau mãi mãi, nên loài hoa này được rất nhiều người ưa chuộng.

2. Tác dụng trang trí, làm cảnh

Với màu hoa trắng tinh khôi rất nổi bật nên cây xuyến chi cũng được dùng để làm cây trang trí ở cổng vào nhà hoặc trong khuôn viên nhà để ngôi nhà của bạn luôn trong lành và thoáng đãng.

Cây xuyến chi cũng được trồng làm hàng rào thay thế cho tường bao để tiết kiệm chi phí hoặc trồng ngoài công viên, bồn hoa xen kẽ với các cây hoa khác… giúp tăng thêm sự nổi bật, thu hút được nhiều khách tham quan hơn.

3. Tác dụng chữa bệnh

Theo đông y thì cây xuyến chi có vị hơi đắng, hơi cay, nhạt nước và có tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, sát trùng các vết thương phần mềm, chống viêm rất hiệu quả.

Vì có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên cây xuyến chi thường được dùng để điều trị các chứng bệnh có viêm như: Viêm họng, viêm amidan, các bệnh về đường ruột: Viêm ruột gây tiêu chảy kéo dài.

Cây xuyến chi tươi hay được phơi khô dùng để chữa các bệnh ngoài da như: Mẩn ngứa, mày đay do dị ứng thời tiết.

Trẻ nhỏ hay bị sốt cao không rõ nguyên nhân thì dùng cây xuyến chi sắc nước uống hoặc giã nát vắt nước uống còn bã đắp lên trán cũng làm hạ cơn sốt rất tốt.

Cây xuyến chi còn kết hợp với các thuốc khác để đắp lên vết côn trùng cắn hoặc rắn cắn cũng rất hiệu quả nhờ khả năng kháng viêm của nó.

Hoạt chất tìm thấy trong cây xuyến chi có tác dụng tốt trên bệnh nhân ung thư, nó làm hạn chế khối u phát triển.

Cây xuyến chi còn được coi là thần dược vì có khả năng làm giảm các triệu chứng bệnh đái tháo đường rất hiệu quả.

Tinh dầu trong cây xuyến chi cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh góp phần làm giảm quá trình lão hóa da.

Cây hoa xuyến chi
Với màu hoa trắng tinh khôi rất nổi bật nên cây xuyến chi cũng được dùng để làm cây trang trí ở cổng vào nhà

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Xuyến chi

1. Cách chọn giống

Chọn hạt giống xuyến chi mẩy chắc để gieo hạt.

Chọn cây xuyến chi còn non tơ vì cây có bộ rễ chùm bám rất tốt. Nên cây có thể bén rễ và phát triển nhanh.

Nếu các cây giống đã đồng loạt ra hoa, nên chọn cây ít hoa nhất để trồng vì những cây nhiều hoa thường là những cây già.

2. Cách trồng hoa xuyến chi

Đối với cách gieo hạt: Lên luống rộng khoảng 1m, cao khoảng 20cm, vằm đất nhỏ, tơi sau đó tưới nước lên mặt luống cho ẩm đất. Rắc phân chuồng đảo đều với đất, xoa phẳng luống rồi đến công đoạn gieo hạt.

Nên gieo thưa khoảng cách giữa các hạt là 20cm để khi đủ điều kiện đánh cây lên trồng sẽ dễ dàng hơn.

Sau khi gieo nên phủ lớp rơm mỏng lên mặt luống để giữ ẩm cho đất.

Đối với cây trồng: Đào đất rộng thích hợp với bầu rễ cây, vằm đất nhỏ, lót phân chuồng hoai mục, đặt cây giống rồi vùi đất chặt vừa phải vì thân cây hơi giòn, để tránh làm gãy thân cây.

Nên trồng vào lúc sáng sớm hoặc lúc chiều mát để cây không bị héo, chết.

3. Cách chăm sóc

Cây xuyến chi vốn dĩ là cây mọc hoang nên thích nghi rất tốt với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, nên việc chăm sóc là quá dễ dàng.

Nếu trồng ở chân đất ẩm quanh năm như: Bờ mương, bờ suối thì không cần tưới cây vẫn phát triển tốt. Nếu trồng chân đất khô cằn thì nên tưới ít nhất 2 lần 1 ngày là đủ.

Cây xuyến chi không có nhu cầu nhiều phân bón, nên 1 năm chỉ nên bón 1 lần phân duy nhất là đủ để cây phát triển tốt.

Xâu chuỗi toàn bộ bài là tất cả những thông tin hữu ích nhất mà tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, mong rằng bạn sẽ áp dụng tối đa những tác dụng của cây xuyến chi vào cuộc sống hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn.

5/5 - (4 bình chọn)

Từ khóa » Trồng Cỏ Xuyến Chi