Cây Xuyên Tiêu - Công Dụng Cách Dùng Dược Liệu Quý - Onplaza

Contents

  1. I. TÊN GỌI
  2. II. XUYÊN TIÊU LÀ CÂY GÌ?
  3. III. CÂY XUYÊN TIÊU MỌC Ở ĐÂU? 
  4. IV. BỘ PHẬN LÀM DƯỢC LIỆU
  5. IV. THU HÁI BÀO CHẾ
  6. V. XUYÊN TIÊU CÓ CÔNG DỤNG GÌ?
    1. 1. Tác dụng dược lý trong thực nghiệm lâm sàng
    2. 2. Vị thuốc xuyên tiêu có tác dụng gì?
      1. 2.1. Công dụng của rễ xuyên tiêu
      2. 2.2 Công dụng của quả xuyên tiêu 
      3. 2.3 Công dụng của hạt xuyên tiêu
  7. VI. CÁCH DÙNG XUYÊN TIÊU TRỊ BỆNH 

I. TÊN GỌI

  • Tên Tiếng Việt: Xuyên tiêu, Sưng, Hoàng Lực…
  • Tên khoa học: Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC.
  • Họ khoa học:  Rutaceae  (tức họ Cam chanh)

Hình ảnh cây xuyên tiêu 

Hình ảnh cây xuyên tiêu 

II. XUYÊN TIÊU LÀ CÂY GÌ?

Xuyên tiêu còn được gọi là cây hoàng lực, là loài cây thân nhỏ, cây mọc thành từng bụi cao khoảng từ 1m đến 2m. Thân cây xuyên tiêu nhỏ, vỏ ngoài màu đen, các nhánh cây đôi khi có thể vươn dài tới gần 10m. Trên thân và cành cây có rất nhiều gai ngắn, nhọn. Bởi hình dáng gần giống cây hoa hống leo nên cây xuyên tiêu còn được dân gian gọi với tên là hồng leo.

Lá xuyên tiêu mọc so le, là loại lá kép lông chim lẻ, dài khoảng từ 18cm đến 25cm. Mỗi lá kép có từ 2 đến 3 cặp lá chét mọc đối nhau, phiến lá chét có hình dạng tựa trái xoan, nhọn ở đầu, tù phần gốc, mép lá có những khía răng cưa rất mỏng. Mặt trên của phiến lá có màu xanh sẫm, mặt dưới xanh nhạt, hệ thống gân nổi rõ cả hai mặt lá và có những gai nhỏ ở gân chính.

Hoa xuyên tiêu là những hoa đơn tính trổ ra từ các nách lá. Các hoa nhỏ kết thành chùm màu trắng xóa. Một bông hoa thường có từ 4 đến 5 cánh nhỏ trắng, tỏa ra hương thơm dịu nhẹ. Mùa trổ hoa xuyên tiêu thường bắt đầu vào tháng 3, kéo dài tới tháng 4.

Quả xuyên tiêu lúc non có màu xanh, khi chín già thì vỏ quả màu đỏ nhạt, hơi nhăn nheo. Quả chia ra làm 5 ngăn dính quanh trục nên rất dễ tách lấy hạt. Trong một ô có một hạt hình trứng, đường kính khoảng 3mm đến 5mm. Các hạt này rất cứng, vỏ hạt dày và được bao phủ bởi một lớp màng màu đen nhánh. Hạt hình trứng và có đường kính 3 – 5mm. Mùa quả kéo dài từ tháng 5 đến tháng 6 hàng năm.

Hạt xuyên tiêu thường tự bong ra khi quả già và khô đi. Những hạt này rơi xuống đất và nảy mầm tạo thành cây mới. Cây xuyên tiêu phát triển mạnh trên những vùng đất có nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt và hứng được nhiều ánh nắng mặt trời.

Tổng hợp các loại Vị thuốc cổ truyền của Việt Nam

III. CÂY XUYÊN TIÊU MỌC Ở ĐÂU? 

Cây bụi gai xuyên tiêu chịu hạn rất tốt, ưa sáng và thường mọc trong những quần hệ cây bụi nơi đồi núi, nương rẫy bỏ hoang hoặc ven các rừng thứ sinh.

Trên thế giới, cây xuyên tiêu mọc nhiều ở vùng Đông Bắc nước Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên và các nước ở Đông Dương (Lào, Campuchia, Việt Nam).

Tại Việt Nam, loài cây này thường thấy xuất hiện ở các nơi ven rừng,  núi đá, các lùm bụi ở khu vực trung du của các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Hòa Bình, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh và có cả trong Đắc Lắc.

 

IV. BỘ PHẬN LÀM DƯỢC LIỆU

Cây xuyên tiêu cho quả và rễ để làm dược liệu

 

IV. THU HÁI BÀO CHẾ

  • Đối với quả xuyên tiêu: Chọn thời điểm quả gần chín già mà thu hái. Lưu ý, không lấy những quả chưa nứt vỏ (dân gian thường gọi là chưa mở mắt). Người dân tiến hành lựa những quả nhỏ. Bên ngoài màu hồng nâu, vỏ đã khô và nứt kẽ để lộ ra bên trong các hạt màu đen, có mùi thơm nồng. Bên trong quả có thịt trắng, mùi thơm dịu nhẹ. Sau khi thu hái, quả đem phơi nắng cho khô rồi tuốt lấy hạt. Phơi lại hạt một lần nữa cho khô hẳn.

Có 2 cách bào chế hạt xuyên tiêu:

Cách 1 theo Trung y: Lấy hạt xuyên tiêu khô rồi sao qua cho ra dầu. Lấy hạt này cho vào các ống tre rồi dùng những que cứng mà đâm giã cho tới khi tróc lớp vỏ trong. Lọc sàng lấy vỏ ngoài để dùng. Cũng có thể chỉ sao cho nóng rồi đổ ra miếng giấy sạch rải trên đất, úp chén kín bên trên, khi nguội thì đem giã dập cho tróc vỏ, lấy vỏ ngoài mà dùng.

Cách 2 theo kinh nghiệm dân gian Việt Nam: Lấy nguyên quả xuyên tiêu (gồm cả vỏ) mang đi sao qua cho thơm, bề ngoài ướt dầu thì được.

  • Đối với phần rễ xuyên tiêu: Người ta thu hái rễ cây xuyên tiêu quanh năm. Sau khi thu thu hái, cần làm sạch rễ rồi thái khúc, phơi cho khô. Rễ thu hái quanh nam, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

 

V. XUYÊN TIÊU CÓ CÔNG DỤNG GÌ?

1. Tác dụng dược lý trong thực nghiệm lâm sàng

  • Giảm đau và gây tê tại chỗ.
  • Có tác dụng ức chế sự phát triển cả liên cầu khuẩn dung huyết, tụ cầu vàng, trực khuẩn lị, thương hàn, phế song cầu khuẩn, cùng với một số loại nấm ngoài da. Ngoài ra, thuốc được bào chế từ xuyên tiêu có thể giết chế giun đũa ký sinh ở heo
  • Các nhà khoa học đã chiết xuất ra chất geraniol trong xuyên tiêu. Chất này với liều nhỏ có tác dụng lợi tiểu nhẹ.
  • Một số thí nghiệm trên loài chuột đã cho kết quả: hai chất ranitidin và chelerythrine được chiết xuất từ xuyên tiêu có tác dụng phòng chống ung thư. Cụ thể hơn là từ khả năng làm giảm chỉ số giảm phân tế bào của hai hợp chất này.
  • Ngoài ra, hợp chất ranitidin và chelerythrine  có tác dụng tích cực trong điều trị bệnh bạch cầu mạn tính. Một số thí nghiệm khác về hoạt chất ranitidin  trên loài chuột đã cho thấy hoạt chất này có khả năng ức chế 50% chứng viêm nhiễm.

 

2. Vị thuốc xuyên tiêu có tác dụng gì?

Xuyên tiêu là vị thuốc trong Đông y. Người ta dùng rễ và hạt xuyên tiêu để làm thuốc.

Hạt xuyên tiêu có tác dụng trị bệnh và còn được làm gia vị nấu ăn

Hạt xuyên tiêu có tác dụng trị bệnh và còn được làm gia vị nấu ăn

2.1. Công dụng của rễ xuyên tiêu

Rễ cây xuyên tiêu mang vị cay, hơi đắng; tính ấm, hơi có độc; tác dụng khứ phong, hoạt huyết, thông lạc, tiêu huyết, chỉ thống. Vị thuốc làm từ rễ xuyên tiêu thường được các thầy thuốc Đông y dùng để chữa một số chứng bệnh như:

-      Sốt cao kèm theo biểu hiện ra mồ hôi; Sốt rét kinh niên.

-      Tê thấp, đau nhức xương khớp, nhức mỏi lưng.

-      Đau họng

-      Đau răng, viêm chân răng.

-      Rắn cắn.

 

2.2 Công dụng của quả xuyên tiêu 

Quả xuyên tiêu cũng được sử dụng làm thuốc. Loại quả này có vị cay, hơi đắng, mùi thơm và tính ấm. Các thầy thuốc y học cổ truyền dùng quả xuyên tiêu để bào chế thuốc:

-      Giúp tiêu hóa tốt hơn

-      Trị đau bụng kèm nôn mửa,

-      Tẩy giun sán,

-      Bệnh đau nhức răng

-      Chứng đau lưng.

 

2.3 Công dụng của hạt xuyên tiêu

Hạt xuyên tiêu có vị cay, tính ấm có tác dụng tốt đối với người bị cảm lạnh.

Hạt xuyên tiêu còn có một tên gọi khác là hoa tiêu. Hạt hoa tiêu là một thứ gia vị vô cùng phổ biến trong các món ăn của người Châu Á hiện đại. Nó có vị cay đặc biệt mà không một loại gia vị nào thay thế được. Đó là cảm giác cay tê ở đầu lưỡi rất nhẹ, thơm nồng ấm tạo cảm giác kích thích vị giác cho người dùng mà không hề cay nồng, bốc cháy như hạt tiêu hoặc ớt cay.

 

VI. CÁCH DÙNG XUYÊN TIÊU TRỊ BỆNH 

Xuyên tiêu là vị thuốc được sử dụng để trị bệnh theo nhiều cách khác nhau. Các thầy thuốc Đông y thường dùng rễ xuyên tiêu với liều 4-8gram để sắc thuốc uống, tán bột làm viên hoàn, hoặc ngâm rượu; quả xuyên tiêu từ 3-5garm sắc uống; dùng ngoài dạng bột, tùy lượng. Sau đây người viết xin được giới thiệu tới bạn đọc một số bài thuốc chữa bệnh hay có vị thuốc xuyên tiêu.

 

Bài 1: Trị hư lao, gối lạnh, liệt dương, tê mỏi các chi

Lấy các vị thuốc với liều lượng như sau: Xuyên tiêu 40 gram, lộc nhung 80 gram, ngưu tất 60 gram, nhục thung dung 40 gram, phòng phong 1,2 gram, phụ tử 40 gram, quế tâm 1,2 gram, thỏ ty tử 80 gram, tục đoạn 40 gram, viễn chí 1,2 gram, xà sàng tử 40 gram.

Cách chế biến: Đem tất cả các vị trên trộn đều rồi tán bột, thêm mật ong rừng tự nhiên quết cho dẻo rồi vo thành viên dạng hạt ngô. Mỗi ngày uống 30 viên cùng rượu ấm.

 

Bài 2: Chữa trị chứng bệnh đau bụng, buồn nôn, chán ăn, trong ruột có giun đũa

Dùng các vị xuyên tiêu, can khương, nhân sâm. Đem các vị trên sắc nước thuốc. Lọc lấy nước thuốc, bỏ phần bã. Sau đó pha thêm đường phèn vào nước thuốc mà uống ngày 1 thang.

 

Bài 3: Trị cảm hàn thấp, tiêu chảy không ngừng vào tiết trời mùa hè nóng nực

Lấy các vị với liều lượng như sau: nhục đậu khấu 20 gram, xuyên tiêu 40 gram. Đem các vị này trộn đều rồi tán mịn sau đó trộn thêm hồ làm từ bột gạo rồi đem vo viên nhỏ bằng hạt đỗ. Mỗi  ngày dùng khoảng 12 gram tới 16 gram uống với nước cơm ấm.

 

Bài 4: Chữa rắn độc cắn theo kinh nghiệm dân gian

Lấy hạt xuyên tiêu, hạt hồng bì và rễ đu đủ đem đi tán bột mịn rồi bôi lên vết rắn cắn.

 

Bài 5: Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp

Lấy các vị sau mỗi loại 12gram gồm: xuyên tiêu, củ cốt khý, phòng kỷ, ngưu tất, tỳ giải, cẩu tích, dây đau xương. Đem rửa sạch rồi cho vào nồi sắc nước uống. Ngày 1 thang.

 

Bài 6: Chữa đau răng

Lấy quả xuyên tiêu tán bột rồi chấm vào chỗ chân răng bị đau, hoặc bị ăn mòn. Cũng có thể lấy quả xuyên tiêu ngâm với rượu trắng rồi pha loãng dùng súc miệng hàng ngày để chống sâu răng.

=> Vị thuốc Trị bệnh viêm dạ dày cấp tính, nôn mửa: https://onplaza.vn/duoc-lieu/lo-can-n182.html

Từ khóa » Cây Hoàng Lực