CBM Là Gì? Liệu Bạn đã Biết Cách đổi CBM Sang Kg Hay Chưa?

CBM là gì? Liệu bạn đã biết cách đổi CBM sang Kg hay chưa?

Khác với các đơn vị đo lường mọi người thường biết, CBM thường được sử dụng trong ngành xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa. Đây được coi là thước đo chính xác nhất để các công ty vận tải hàng hóa có thể cân đo, đong đếm được thể tích, khối lượng của những đồ vật cần vận chuyển, từ đó đưa ra những mức chi phí hợp lý. Vậy cụ thể CBM là gì? Và cách sử dụng của nó ra sao? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay của ThuthuatOffice nhé.

CBM là gì

Nội Dung Bài Viết

  • 1 CBM là gì?
    • 1.1 CBM viết tắt của từ gì?
  • 2 Vai trò của CBM
    • 2.1 CBM trong ngành điện là gì?
    • 2.2 CBM là gì trong xuất nhập khẩu?
  • 3 Đơn vị của CBM là gì?
  • 4 Công thức tính của CBM là gì?
  • 5 Tỷ lệ quy đổi CBM sang kg?
    • 5.1 Tại sao lại quy đổi từ CBM sang kg?
    • 5.2 CBM bằng bao nhiêu kg?
      • 5.2.1 Đường hàng không
      • 5.2.2 Đường bộ
      • 5.2.3 Đường biển

CBM là gì?

Trước hết, hãy cùng đi tìm hiểu định nghĩa CBM là gì đã nhé!

CBM là ký hiệu được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu. Thường xuất hiện ở vận chuyển đường bộ, hàng không, đường thủy

CBM viết tắt của từ gì?

CMB được viết tắt từ cụm từ “Cubic Meter” trong Tiếng Anh, đơn vị mà chúng ta vẫn thường biết tới với tên gọi là mét khối (m3).

CBM trong vẫn chuyển được sử dụng để đo khối lượng, kích thước của đồ vận cần vận chuyển. Bên cạnh đó, nhà vận chuyển cũng có thể chuyển đổi CBM (m3) sang kg tùy vào từng trường hợp để tiện cho việc tính phí vận chuyển.

Vai trò của CBM

Vậy vai trò của CBM là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

CBM là gì

CBM trong ngành điện là gì?

Ký hiệu CBM còn xuất hiện trong ngành điện với một vai trò hoàn toàn khác mà có thể nhiều người chưa biết.

CBM còn được viết tắt từ cụm từ Condition Based Maintenance trong Tiếng Anh. Với cụm từ này, CBM mang ý nghĩa là bảo trì, bảo dưỡng dựa trên điều kiện trong ngành điện. Công tác bảo trì, bảo dưỡng thiết bị điện hoặc hệ thống điện căn cứ vào điều kiện, tình trạng vận hành thiết bị, hệ thống điện khi đạt đến giá trị (ngưỡng định trước).

Ví dụ bảo dưỡng bộ OLTC sau 7.000 lần hoạt động. Bão dưỡng máy cắt sau 1.000 lần hoạt động … Công tác bảo dưỡng, bảo trì này có tính sản sàng cao và chi phí bảo dưỡng, bảo trì vừa phải.

CBM là gì trong xuất nhập khẩu?

Như đã đề cập ở trên, CBM là đơn vị đo được sử dụng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa hay xuất nhập khẩu hàng hoá. CBM thường được các công ty vận tải chuyên giao nhận hàng hóa sử dụng để tính khối lượng các mặt hàng, giúp người vận chuyển có thể đo lường sắp xếp vị trí hàng hóa trong container, trong khoang máy bay sao cho tốn ít không gian nhất, chở được nhiều hàng hóa nhất và rút ngắn thời gian vận chuyển. Cùng với đó, đây cũng là yếu tố giúp các nhà vận chuyển có thể tính cước phí vận chuyển phù hợp với khối lượng hàng đã được bàn giao.

Đơn vị của CBM là gì?

Khi tiến hành đo CBM của một kiện hàng, bên vận chuyển sẽ phải đo chiều dài, rộng, cao của kiện theo đơn vị mét (m). Do đó, đơn vị của CBM thường được dùng là mét khối (m3).

CBM là gì

Công thức tính của CBM là gì?

CBM thường được tính theo công thức sau:

CBM = (Chiều rộng x chiều dài x chiều cao) x số lượng kiện hàng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể bạn cần quan tâm đến những chú ý sau: – Nếu có nhiều kiện hàng với thước khác nhau, bạn cần tính CBM từng kiện hàng. Sau đó, bạn cộng tất cả CBM tính được để có được CBM tổng. – Khi tính CBM, bạn cần chú ý đổi kích thước chiều dài, chiều cao, chiều rộng theo đơn vị là mét.

Tỷ lệ quy đổi CBM sang kg?

Tại sao lại quy đổi từ CBM sang kg?

Việc quy đổi từ CBM ra Kg thường được thự hiện với mục đích cao nhất là để nhà vận chuyển tính toán được chi phí vận chuyển một cách hợp lý nhất, giúp quá trình tính toán được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Ví dụ: Bạn cần vận chuyển quần áo , sách vở,… những mặt hàng này thường nhẹ nhưng chiếm rất nhiều diện tích. Trong khi đó, bạn muốn vận chuyển sắt thép hay máy móc,… thì các mặt hàng này thường rất nặng. Do đó, không thể áp dụng một công thức chung khi vận chuyển hai loại mặt hàng trên.

CBM là gì

Do đó, nhà vận chuyển cần quy đổi từ CBM sang Kg. Sau đó, họ sẽ thống nhất với người cần dịch vụ vận chuyển để chọn ra đơn vị nào để tính phí vận chuyển.

CBM bằng bao nhiêu kg?

Đường hàng không

CBM đường hàng không có đơn vị mét khối (m3), hiện đang áp dụng cho các kiện hàng vận chuyển bằng máy bay.

Theo quy đổi đang hiện hành thì 1CBM = 167kg. Do đó, để tính cước vận chuyển hàng hóa đường hàng không, bạn không nhất thiết phải biết trọng lượng thể tích của hàng hóa đó.

Đường bộ

CBM đường bộ được tính cho cước phí vận chuyển hàng đường bộ. Trọng lượng theo CBM đường bộ được tính như sau: 1CBM = 333kg.

Đường biển

BM đường biển dành để tính giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Trọng lượng theo CBM đường biển được tính như sau: 1CBM = 1000kg.

Xem thêm:

  • Thu nhập chịu thuế là gì?
  • UltraViewer là gì?

Như vậy, bài viết hôm nay của ThuthuatOffice đã cung cấp cho bạn những kiến thức về CBM là gì? Hãy tiếp tục ủng hộ những bài viết tiếp theo của ThuthuatOffice nhé.

Là gì -
  • Liệu bạn đã biết ICD là gì?

  • Tìm kiếm ngay câu trả lời cho câu hỏi IFRS là gì?

  • Chỉ số IRR là gì? Giải thích mọi thứ xoay quanh IRR

  • DCA là gì? Bạn đã biết chiến lược giá đúng đắn?

  • Tìm hiểu ngay câu trả lời cho câu hỏi KCS là gì?

  • CAGR là gì? Ý nghĩa của CAGR trong kinh tế

  • Ủy nhiệm chi là gì và những điều bạn chưa hề biết về lệnh chi này

Từ khóa » đổi Từ M3 Sang Cbm