CBM Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? 1 CBM Bằng Bao Nhiêu Kg?

Trong vận chuyển hàng hóa quốc tế, CBM là đơn vị tính được sử dụng phổ biến. Bên vận chuyển thường dựa vào CBM để tính cước phí vận chuyển. Bài viết dưới đây, Nhựa Sài Gòn sẽ giới thiệu đến bạn đọc CBM là gì trong xuất nhập khẩu? Vai trò và cách tính CBM hàng air, sea, hàng lẻ.

Tóm tắt nội dung

CBM là gì trong xuất nhập khẩu?

CBM có tên gọi đầy đủ là Cubic Meter, trong tiếng Việt có nghĩa là mét khối dùng để đo kích thước, khối lượng hàng hóa và tính phí vận chuyển. 

Đơn vị đo CBM được ứng dụng trong tất cả các phương thức vận chuyển hàng hóa như đường biển, đường hàng không hoặc vận tải bằng container…

Khi tính CBM, bạn có thể quy đổi sang trọng lượng kg để áp dụng chi phí vận chuyển cho các mặt hàng nặng nhẹ khác nhau.

cbm là gì

Vai trò của CBM là gì trong xuất nhập khẩu?

Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, CBM xuất hiện khá nhiều. CBM được các công ty vận tải chuyên giao nhận hàng hóa sử dụng để tính khối lượng hàng hóa, giúp người vận chuyển có thể đo lường và sắp xếp vị trí hàng trong container, khoang chứa máy bay sao cho tốn ít diện tích nhất, chở được nhiều hàng hóa và thời gian được rút ngắn. 

Ngoài ra, CBM dùng để tính cước phí vận chuyển phù hợp với khối lượng hàng hóa đã được giao.

>>Xem thêm:

  • Bỏ Túi 4 Bước Trong Quy Trình Vận Chuyển Hàng Hóa
  • Mẫu Hợp Đồng Vận Chuyền Hàng Hóa Mới Nhất Hiện Nay
  • Vận Đơn Bill Of Lading (B/L) Là Gì? Các Loại Vận Đơn Đường Biển

Cách tính CBM

Tính CBM theo đơn vị mét khối (m3) với công thức như sau:

CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện

Lưu ý: Đơn vị chiều dài, chiều rộng và chiều cao tính theo đơn vị mét (m).

cách tính cbm

Ví dụ:

Bạn có một lô hàng gồm 20 kiện hàng quần áo bán từ Việt Nam sang Thái lan có thông tin chi tiết lô hàng như sau:

Mỗi kiện hàng có kích thước dài x rộng x cao theo thứ tự: 3,5m x 3m x 3,2m. Trọng lượng mỗi kiện hàng là 200kg. CBM là bao nhiêu?

Lô hàng có: CBM = (3,5 x 3 x 3,2) x 20 = 672 CBM

1 CBM bằng bao nhiêu kg? Sau khi tính xong, nhà vận chuyển sẽ chuyển CBM sang kg để tính chi phí vận chuyển hàng hóa nhưng sẽ tùy theo từng phương thức vận chuyển, cách quy đổi sẽ khác nhau:

  • Đối với đường bộ: 1CBM = 333kg
  • Đối với đường hàng không: 1CBM = 167kg
  • Đối với đường biển: 1CBM = 1000 kg

Cách tính CBM với đường hàng không

Hướng dẫn người dùng cách tính trọng lượng để thu cước phí trong các chuyến hàng vận chuyển bằng máy bay.

Theo đường hàng không, 1 CBM quy đổi thành 167kg.

Nếu bạn cần vận chuyển lô hàng 15 kiện, kích thước 1 kiện là 1,5m x 1,2m x 1,1m; trọng lượng là 55kg thì:

  • Trọng lượng thực tế là 55 x 15 = 825 kg
  • Trọng lượng CBM = 1,5 x 1,2 x 1,1 =  1,98 CBM x 167 = 330 kg 

Vậy trọng lượng thực tế lớn hơn trọng lượng thể tích thì sẽ lấy trọng lượng thực tế để tính phí vận chuyển.

1 cbm bằng bao nhiêu kg

Cách tính CBM đối với hàng Sea (đường biển)

Bạn nên tính trọng lượng để tính cước (volumetric weight constant) bằng đơn vị 1000 kgs /m3 sẽ giúp tính cước trong vận chuyển bằng đường biển đơn giản hơn.

Ví dụ: Bạn cần vận chuyển lô hàng có 10 kiện, kích thước mỗi kiện là 1,2m x 1m x 1,5m; trọng lượng 1 kiện là 800kgs. Thì:

  • Tổng trọng lượng lô hàng là 800 x 10 = 8000 kg
  • Tổng thể tích hàng hóa = (1,2 x 1 x 1,5) x 10 = 18 CBM
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng = 18 CBM x 1000 kg = 18000 kg (đường biển 1CBM quy đổi thành 1000kg)

Như đã tính toán ở trên ta thấy tổng trọng lượng là 8000kg còn trọng lượng thể tích là 18000kg thì sẽ dùng trọng lượng thể tích để tính cước phí vận chuyển (vì 18000kg > 8000kg).

Cách tính CBM đường bộ

Ví dụ lô hàng vận chuyển đường bộ có 10 kiện, kích thước mỗi kiện là 1,2m x 1m x 1,8m; trọng lượng 1 kiện là 960 kgs/gross weight. Thì:

  • Tổng trọng lượng của 10 kiện là: 960 x 10 = 9600 kg
  • Tổng thể tích lô hàng = (1,2 x 1 x 1,8) x 10 = 21,6 CBM
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng = 21,6 x 333kg = 7192,8 kg (đường bộ 1CBM quy đổi thành 333kg)

So sánh trọng lượng tổng và trọng lượng thể tích ta thấy trọng lượng thể tích lớn hơn thì sẽ dùng nó để tính cước phí của lô hàng.

cbm là gì trong xuất nhập khẩu

Ý nghĩa khác của CBM

Bên cạnh viết tắt của từ Cubic Meter (đơn vị tính mét khối sử dụng trong vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không, đường biển, đường bộ) thì CBM còn được viết tắt của nhiều cụm từ khác như:

  • CBM: Commodore Business Machines – Tên một nhà chế tạo.
  • CBM: Contra Body Movement – Nói về động tác dịch chuyển cùng chiều trong khiêu vũ.
  • CBM: Coalbed Methane – Khí metan của lớp than.
  • CBM: Curriculum Based Measurement – Đo lường dựa trên chương trình giảng dạy.
  • CBM: Certified business manager – Chứng chỉ do cá nhân/tổ chức cho lĩnh vực kinh doanh.

Bên cạnh cách tính CBM chuẩn thì các bạn cũng nên nhớ quy đổi 1 CBM sang kg cho vận chuyển hàng đường bộ, đường biển, đường hàng không là khác nhau để tính cước phí vận chuyển đúng và phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về CBM là gì trong xuất nhập khẩu, hy vọng nó sẽ hữu ích dành cho bạn! 

Để quá trình xuất khẩu hàng hóa diễn ra an toàn, nhanh chóng thì lựa chọn pallet nhựa là một điều cần thiết. Nhờ có pallet nhựa mà hàng hóa luôn được an toàn và bảo vệ tốt nhất. Liên hệ với Nhựa Sài Gòn để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn Miễn Phí nhé!

Từ khóa » đơn Vị Cbm