CDN - Giải Pháp Tăng Tốc Website Không Thể Thiếu 2021 - Bizfly Cloud

  • Techblog
  • Dịch vụ Cloud Computing
CDN - Giải pháp tăng tốc website không thể thiếu 2021CDNNguyễn Trọng Nhân109425-09-2020
CDN - Giải pháp tăng tốc website không thể thiếu 2021

Có lẽ câu hỏi hiển nhiên nhất khi bắt đầu với CDN – là tại sao cần sử dụng? Khi vẫn có thể truyền tải nội dung, chạy website, tải lên hình ảnh và video, liệu có cần phải chi thêm tiển để mua dịch vụ CDN không? Điều này đặt ra một câu hỏi nữa - Nếu các nhà cung cấp dịch vụ hosting đang làm tất cả mọi việc thì cụ thể các dịch vụ CDN giúp ích được gì?

Câu trả lời đơn giản mà đa phần mọi người hay nghĩ đến có thể là nâng cao trải nghiệm người dùng. Bằng cách tăng tốc độ phân phối nội dung, CDN có thể giúp tạo ra trải nghiệm người dùng phong phú và các lợi ích đi kèm khác nữa. Tuy nhiên, đó có phải là lợi ích duy nhất của CDN? Phân phối nội dung nhanh hơn có phải là lợi ích duy nhất thúc đẩy rất nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới triển khai CDN?

Để giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi này, Bizfly Cloudcần đi sâu để hiểu sâu hơn về việc tích hợp CDN để đặt nền tảng cho một loạt các công cụ khác như thế nào. Các lợi ích giúp doanh nghiệp vượt lên dẫn trước đối thủ và thúc đẩy nhiều mặt tiện ích.

Tổng quan phân tích về CDN

CDN (Content Delivery Network) - Mạng phân phối nội dung là một mạng vật lý gồm các node kết nối với nhau qua internet. Các node tương ứng với các hệ thống và máy chủ khác nhau. Mạng giúp tăng tốc độ phân phối nội dung bằng cách lưu nội dung vào bộ nhớ đệm trên các node khác nhau (hệ thống và máy chủ) và phân phối nội dung đó đến những người dùng cuối đang gửi yêu cầu ở gần nhất về mặt địa lý.

Ngày nay, CDN đang được các website và ứng dụng khác nhau sử dụng để tăng tốc độ phân phối nội dung và tạo ra các trải nghiệm duyệt web thoải mái cho người dùng. Các trang web và ứng dụng sử dụng phân phối nội dung CDN cho một loạt các loại nội dung như:

259

· Text/Văn bản

· Graphics/Đồ họa

· Scripts/Tập lệnh

· Media files/Tập tin media

· Phần mềm mã nguồn mở

· Phần mềm SaaS

· Documents

· Portals

· Dữ liệu phát video trực tiếp

· Truyền phát video theo yêu cầu/Video on-demand

· Các mạng xã hội

Đối với tất cả các loại nội dung, nền tảng CDN sao chép chúng trên hàng trăm máy chủ nằm trong mạng để nội dung được phân phối nhanh nhất đến tất cả người dùng, ngay cả trong các khung thời gian tải cao điểm.

Lấy Netflix hay Amazon Prime làm ví dụ. Khi Netflix tải lên bộ phim đang được "hóng" nhiều nhất hoặc Amazon mở đợt giảm giá cực "hot", hàng triệu người dùng trên toàn cầu sẽ truy cập website cùng một lúc. Một máy chủ lưu trữ web bình thường sẽ không thể xử lý lượng truy cập khổng lồ này cùng một lúc. Đây là lúc CDN thực hiện "sứ mệnh" của mình và tạo ra sự "khác biệt".

Một CDN thông thường gồm 4 thành phần hoặc 4 nodes:

1. Các node phân phối – Là nơi lưu trữ bộ nhớ đệm và cung cấp dữ liệu được người dùng gần nhất yêu cầu.

2. Các node lưu trữ - cung cấp dữ liệu, sau đó dữ liệu được lưu vào bộ nhớ đệm và lưu trữ trong các node phân phối.

3. Note nguồn - Máy chủ web nơi dữ liệu gốc được lưu trữ.

4. Control Node - Hệ thống và thiết bị quản lý sự di chuyển qua lại của dữ liệu. Chúng quản lý các tác vụ như lưu trữ, định tuyến và giám sát.

Tại sao CDN rất cần thiết cho các website và ứng dụng ngày nay?

Các website và ứng dụng lớn nhất hiện nay đều sử dụng hệ thống CDN. Ngay cả những trang blog lớn cũng sử dụng CDN để tải trang nhanh hơn. Tuy nhiên một vài năm trước, tình thế có hơi khác một chút. Một là – số lượng website và ứng dụng tương đối ít hơn. Hai là - nội dung quan trọng duy nhất được truyền tải trên website là văn bản, HTML, tập lệnh và hình ảnh.

259e

Cho đến 2020, 2021, thời thế đã "đổi khác". Ngày nay, một trang web bình thường cũng chứa các tập lệnh phức tạp, lượng request lớn từ server-side và nội dung dung lượng nặng. Các máy chủ thông thường gặp khó khăn trong việc xử lý các website và phục vụ các yêu cầu nhanh hơn. Theo httparchive.org, vào năm 2016 một website bình thường có dung lượng khoảng 2.409 KB, con số này là rất lớn nếu so với số dung lượng chỉ khoảng 702 kB vào năm 2010. Một mức tăng đáng kể với 243%.

Bằng cách tăng tốc độ phân phối nhanh hơn, CDN giúp các trang tải nhanh hơn, đồng thời giảm tải cho máy chủ gốc. Do đó, ngay cả việc truyền tải lượng lớn nội dung video cũng có thể diễn ra mà không gặp trở ngại. Nếu không có CDN, Netflix có lẽ cũng chỉ có thể mở rộng "ì ạch" tại Mỹ thay vì phát triển mạnh ở hơn 190 quốc gia trên toàn cầu. Ngay cả Facebook cũng sẽ gặp trở ngại tại Mỹ hoặc tối đa là "lấn" sang được các bang lân cận. Và CDN, có thể nói là 1 phần cốt lõi giúp các website và doanh nghiệp vươn ra toàn cầu.

Bên cạnh hiệu suất, trải nghiệm người dùng và phân phối nội dung nhanh hơn, CDN còn cung cấp nhiều lợi ích khác cho các trang web, ứng dụng và doanh nghiệp. [Xem tiếp]

>>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 CDN quốc tế cho các blogger tăng tốc website hiệu quả

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

Bizfly Cloud là nhà cung cấp đa dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp nhất, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: CDNSHAREFacebookTwitter

Từ khóa » Giải Pháp Cdn