Celsus - Đứng Hình Trước Nét đẹp Của Thư Viện Lớn Thứ 3 Thế Giới Cổ ...

Đứng hình trước nét đẹp bí ẩn của thư viện lớn thứ 3 thế giới cổ đại – Celsus

Được mệnh danh là thư viện lớn thứ 3 thế giới cổ đại sau Alexandria và Pergamum, thư viện Celsus không chỉ cất chứa hàng chục ngàn cuốn sách cổ lưu trữ khối lượng lớn tri thức nhân loại thời bấy giờ mà còn sở hữu vô số công trình kiến trúc tinh xảo, là niềm tự hào của Đế chế La Mã vĩ đại.

1. Từ món quà lớn con dành cho cha đến một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất La Mã cổ đại

Celsus - Đứng hình trước nét đẹp của thư viện lớn thứ 3 thế giới cổ đại

Thư viện cổ được xây dựng vào năm 110

Thư viện Celsus xây dựng vào năm 110 được lấy tên theo tên của Quan Chấp Chính Tiberius Iulius Celsus Polemaeanus, thành viên của Viện Nguyên Lão La Mã cổ đại lúc bấy giờ, nó cũng là một món quà lớn mà con trai của Celsus là Gaius Julius Aquila đã xây dựng để vinh danh cha mình.

Sự tráng lệ của công trình kiến trúc đồ sộ Celsus sẽ làm bạn choáng ngợp vào ngay giây phút đầu tiên nhìn thấy dù ngày nay nó chỉ còn lại còn lại tàn tích cũ kỹ.

Vào thời điểm Celsus được sử dụng nó có đến 12.000 đầu sách với đủ lĩnh vực tri thức, cực kỳ phong phú, đa dạng nên rất được giới học giả Lã Mã cổ đại yêu thích ghé đến thường xuyên.

Về thiết kế của Celsus, nổi bật nhất là 4 hốc tường nằm ở mặt trước của thư viện trang trí với các bức tượng là biểu tượng cho nhân cách của con người gồm Arete – Sự dũng cảm, Ennoia – Trí tuệ, Episteme – Tri thức và cuối cùng là Sophia – Sự thông thái.

Celsus - Đứng hình trước nét đẹp của thư viện lớn thứ 3 thế giới cổ đại

Điêu khắc tinh xảo, tỉ mỉ đến từng chi tiết

Cổng thư viện là các thức cột Corinthian, ở phía trên đỉnh điêu khắc hoa văn, dây leo tinh xảo. Di chuyển từ cổng vào bên trong thư viện, bạn sẽ bắt gặp ngay một khoảnh sân rộng đến 21 m, được lát đá cẩm thạch.

Lối đi lên thư viện cũng có 9 bậc thang lát đá cẩm thạch, sàn nhà và các bức tường cũng sử dụng chất liệu này.

Phần mái vòm được chạm trổ họa tinh vi, còn phần tường để tạo hiệu ứng về thị giác, các kiến trúc sư thời đó đã xây phần tường ở giữa nằm cao hơn 2 bên, giúp tăng thêm chiều sâu và chiều cao cho công trình khi nhìn từ dưới lên trên.

Khu phòng chính của thư viện hướng về phía Đông giúp tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời vào buổi sáng cho phòng sáng sủa tự nhiên hơn. Thiết kế 2 lớp tường, mỗi lớp cách nhau bởi 1 hàng lang rộng khoảng 1 m. Thiết kế độc đáo này giữ cho 12.000 cuốn sách bằng da và giấy cói tránh khỏi sự nóng ẩm của thời tiết, ngăn ngừa nấm mốc, sâu bọ hiệu quả.

Celsus - Đứng hình trước nét đẹp của thư viện lớn thứ 3 thế giới cổ đại

Chữ viết vẫn còn hiện rõ trong phần tàn tích còn lại

Phần còn lại của di tích Celsus là tầng hầm, nơi được dùng để đặt lăng mộ của Thống đốc Tiberius Iulius Celsus Polemaeanus nên nơi này cũng được xem như 1 đền thờ.

Qua hàng ngàn năm, công trình này đã dần bị phá hủy bởi chiến tranh, thiên nhiên, chiến tranh, thời gian, ngày nay thư viện Celsus chỉ còn lại phần công trình cổng vào, 1 phần mặt tiền và phòng chính thư viện, dù không còn đồ sộ như xưa nhưng nó vẫn còn đầy nét huyền bí, thú vị với du khách thế giới nên chẳng có gì lạ khi mỗi ngày nơi đây vẫn đón hàng trăm ngàn lượt khách ghé thăm.

2. Cạnh thư viện là 1 trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại – đền thờ Artemis và… nhà thổ

Celsus - Đứng hình trước nét đẹp của thư viện lớn thứ 3 thế giới cổ đại

Mô hình của đền thờ vĩ đại cho khách dễ hình dung

Nằm gần thư viện Celsus là đền thờ nữ thần mặt trăng, săn bắn – Artemis được xây dựng vào năm 550 TCN tại thành phố Ephesus, nằm gần bờ biển Aegea, là 1 trong 2 trung tâm văn hóa của thế giới cổ đại.

Ngôi đền được xây dựng với kiến trúc Hy Lạp nguy nga, tráng lệ, khác thường với chiều dài 115 m, rộng 55m cùng 127 cột đá, chất liệu sử dụng chính của công trình là đá cẩm thạch.

Một điểm đặc biệt nổi bật khác của đền thờ Artemis là nó được xây dựng trên 1 đầm lầy lớn, ngày nay du khách đến đây sẽ còn nhìn thấy 1 phần đầm lầy còn sót lại từ đầm lầy cổ xưa tồn tại của cả nghìn năm trước đấy.

Sở dĩ đền được xây như vậy là vì khu vực này thường xảy ra động đất, người ta chọn xây trên đầm lầy vì hi vọng đất mềm sẽ làm dịu sự va đập do các trận động đất tạo ra, bảo vệ các công trình của đền.

Ngôi đền linh thiêng này tưởng chừng sẽ tồn tại mãi cho đến ngày 21/7/356 TCN, Herostratus – 1 kẻ cuồng danh đã đốt đền, hắn làm ngỡ ngàng quan tòa xét xử khi thừa nhận việc mình đốt đền chỉ vì muốn được lưu danh sử sách muôn đời.

Như để xóa sạch niềm cuồng dại đó của Herostratus, chính quyền đã xử tử hắn và hạ lệnh không ai được nhắc tên hắn nhưng ngày nay “vụ đốt đền lịch sử” cùng cái tên Herostratus vẫn được người đời sau ghi nhớ, đào sâu bằng nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề “đốt đền” này.

Sau vụ đốt đền, ngôi đền đã được xây dựng lại theo đúng kiến trúc cũ trong 10 năm ròng rã. Tuy vậy, đền Artemis sau 300 năm xây lại, đền đã đánh mất vai trò trung tâm của đời sống tôn giáo, văn hóa và kinh tế của La Mã khi Hoàng đế La Mã phê chuẩn Kitô giáo chính thức là quốc giáo và quyết định đóng cửa tất cả đền thờ đa thần.

Còn sót lại vài cột đá của đền thờ cổ

Theo thời gian, đền thờ Artemis biến mất trong dòng sông lịch sử và vùi lấp dưới đầm lầy không dấu vết cho đến đầu thế kỷ 19, khi các nhà khảo cổ bắt đầu khai quật thành phố Ephesus và tìm thấy móng của ngôi đền cổ dưới một lớp phù sa dày đến 6 m. Ngày nay, nó đã “trồi” lên hẳn trên mặt đất, du khách tha hồ chiêm ngưỡng.

Ngoài đền thờ Artemis, nằm đối diện với thư viện Celsus, ở phía bên kia đường, hàng ngàn năm trước chính là khu ăn chơi, nhà thổ lớn của La Mã. Tại đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện 1 pho tượng Priapus, hình ảnh 1 người đàn ông có dương vật ngoại cỡ.

Tượng này được tạo thành các bức tượng lưu niệm nhỏ, nếu bạn đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ đủ “dũng cảm” có thể rinh nó về làm quà cho người thân nhé.

Tàn tích nhà thổ cùng dấu chân trước cửa còn in rõ

Nhà thổ cổ này vốn được xây dựng dưới thời hoàng đế Trajan khoảng năm 98 – 11 TCN, tầng 2 là những căn phòng của kỹ nữ và tầng dưới dùng làm nơi đón khách và ca xướng.

Trước lối vào nhà thổ còn có 1 phiến đá cẩm thạch lớn điêu khắc hình bàn chân đàn ông như để biểu tượng “nơi đây dành cho các quý ông” vậy. Ngoài ra, người dân ở đây còn đồn rằng sở dĩ có bàn chân này là vì khi khách đến nhà thổ, thường bước đến trước cửa rửa chân rồi đặt bàn chân của mình lên phiến đá nên phiến đá mới in hằn dấu chân khách.

Họ nghĩ đó là dấu chân khách làng chơi vì người Hy Lạp, La Mã cổ đại tin rằng dấu chân tiết lộ kích cỡ dương vật để kỹ nữ lựa chọn nên khách mới cần đặt chân mình lên đá cho các kỹ nữ dễ xác định kích cỡ dưỡng vật “gián tiếp” mà chọn.

Nhưng cũng có người cho rằng đó là dấu chân của kỹ nữ, họ đặt lên đó để khách “đo đạc” tính kích cỡ vùng kín của kỹ nữ để tiện lựa chọn. Dù lập luận nào đi nữa thì nhà thổ này vẫn được mọi khách làng chơi “hoan nghênh”, vẫn tồn tại đủ lâu để chứng kiến cả 1 lịch sử huy hoàng của các đế chế Hy Lạp, La Mã vĩ đại.

Dạo bước quanh thư viện Celsuscùng các công trình xung quanh, các du khách sẽ bất giác tự đắm chìm trong hơi thở cổ xưa, thấy mình thật nhỏ bé trước những công trình kỳ vĩ do chính tay con người tạo ra.

Nếu bạn cũng yêu thích những di tích cổ, đậm dấu ấn Hy Lạp, La Mã thì chẳng điểm đến nào tuyệt hơn nơi đây, nhanh tay đặt lịch hẹn và đến đây thăm quan, trải nghiệm ngay bạn nhé.

Từ khóa » Thư Viện Celsus