CEO Sacombank: Tôi Chỉ Là "người Làm Công Chuyên Nghiệp"
Có thể bạn quan tâm
Nguyễn Đức Thạch Diễm được cho là "học trò cưng" của cả ông Đặng Văn Thành và ông Dương Công Minh - một là cựu, một đương nhiệm Chủ tịch HĐQT Sacombank. Hiện tại, bà Diễm là Tổng Giám đốc Sacombank. Trước phiên họp đại hội cổ đông 2021 của Sacombank, CEO này có những chia sẻ với Dân trí về câu chuyện nội tại của ngân hàng đang có vốn điều lệ gần 19.000 tỷ đồng.
Mấy năm gần đây, năm nào phiên họp đại hội cổ đông Sacombank dường như cũng sôi động hơn so với nhiều ngân hàng khác với câu chuyện cổ đông ý kiến về cổ tức, năm 2020 không phải ngoại lệ. Bà tự thấy đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm lời hứa với cổ đông? Tiến trình tái cơ cấu của ngân hàng ra sao so với dự kiến?
- Thật ra cổ đông chọn và đồng hành với ngân hàng chúng tôi là có lý do của họ. Có những ngân hàng 10 năm vẫn chưa chia cổ tức mặc dù không tái cơ cấu. Việc chúng tôi chưa chia cổ tức là do phải thực thi đề án tái cơ cấu sau sáp nhập, phải tăng nội lực, trích lập dự phòng theo quy định của NHNN để củng cố năng lực tài chính do đó chúng tôi vẫn chưa chia cổ tức khi nào chưa tái cơ cấu xong.
Tuy nhiên, về góc độ tâm lý nhà đầu tư vào ngân hàng, tôi tin là họ hài lòng bởi thị giá cổ phiếu STB vẫn tăng theo từng thời kỳ. Đặc biệt năm vừa qua, nhờ vào kết quả kinh doanh tốt, xử lý nợ xấu và tái cơ cấu vượt tiến độ cùng tác động chung từ thị trường, cổ phiếu chúng tôi đã có những đợt tăng giá và mang lại tích lũy và lợi nhuận không ít cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, trong các cuộc họp ĐHĐCĐ gần đây, Chủ tịch HĐQT Dương Công Minh cũng đã chia sẻ chân thành và cởi mở những trăn trở và đã nhận trách nhiệm cũng như cam kết quyết liệt xử lý.
Nếu cổ đông thấu cảm thì hãy tiếp tục đồng hành cùng Sacombank, ngược lại có thể cân nhắc. Tuy nhiên, tôi tin với sự dẫn dắt của anh Minh và sự nỗ lực của ban điều hành chắc chắn trong 2-3 năm nữa, chúng tôi sẽ lấy lại vị thế của mình, mặc dù đề án cho phép chúng tôi tái cơ cấu tới 10 năm. Và khi đó, được Ngân hàng Nhà nước cho phép, chúng tôi sẽ thực hiện chia cổ tức cho cổ đông.
Về cổ phiếu STB, xung quanh cổ phiếu này có rất nhiều tin đồn trong đó có tin Masan vào Sacombank. Là người trong cuộc, bà nói gì?
- Năm 2020 và đầu năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam trên đà phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ, tác động của đại dịch đẩy dòng tiền chảy mạnh vào chứng khoán và tạo ra nhiều đợt sóng, những đợt sóng này có thể nói hoàn toàn là có sự tham gia của số đông các nhà đầu tư.
Chính những yếu tố này đã khiến STB thu hút nhiều sự quan tâm hơn của nhiều nhà đầu tư. Ngoài ra, giá STB biến động một phần cũng là do một số tổ chức trong đó có Kienlongbank phải thực thi Phương án cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo. Việc cổ phiếu tăng giá cũng một phần là do chúng tôi được nhiều định chế tài chính quan tâm, nhà đầu tư nước ngoài đánh giá tiềm lực lớn, kết quả kinh doanh khả quan, việc thu hồi nợ và tái cơ cấu vượt kỳ vọng. Song song đó là tác động từ thị trường.
Về thông tin liên quan cổ phiếu STB, chúng tôi luôn công khai, minh bạch. Và việc các nhà đầu tư lớn nếu quan tâm, muốn đầu tư vào Sacombank thì phải thực sự có tiềm lực đồng thời vẫn phải thông qua NHNN quyết định.
Nợ xấu là từ khóa được nhắc đến nhiều trong năm 2020. Nợ xấu của Sacombank đã giảm nhưng vẫn ở mức khá cao. Là CEO, bà tính làm gì để xử lý được rốt ráo? Kết quả xử lý nợ xấu tại ngân hàng trong năm 2020 và mục tiêu xử lý cho năm 2021 như thế nào?
- Thẳng thắn mà nói thì sau 3 năm, chúng tôi đã xử lý được gần 47.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng. Hiện số nợ xấu còn lại cùng số nợ đã bán VAMC cần phải xử lý tiếp tục là 8%.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn một khoản dự thu trên 10.000 tỷ đồng. Đây là những vấn đề nội tại mà chúng tôi đang khẩn trương giải quyết. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu hay tài sản tồn đọng thì cũng cần "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Với diễn biến thị trường như thế này, tôi kỳ vọng 2-3 năm chúng tôi sẽ hoàn tất.
Mới đây nhất, ngày 31/3, Moody's đã nâng xếp hạng tiền gửi dài hạn tại Sacombank từ Caa1 lên B3 với triển vọng ổn định, nâng bậc đánh giá tín dụng cơ sở từ Caa1 lên Caa2. Điều này thể hiện sự nhìn nhận nghiêm túc của tổ chức xếp hạng tín nhiệm này về nỗ lực cải thiện chất lượng tài sản, xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng theo lộ trình chiến lược tái cơ cấu. Sau giai đoạn sáp nhập thì cấu trúc sở hữu và quản trị ngân hàng đã có những cải thiện, minh bạch hơn.
- Với nợ xấu, khó khăn nhất trong xử lý nhìn từ các case-study của Sacombank là gì?
- Như tôi đã nói, "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" vẫn là yếu tố quyết định. Cụ thể là xu thế bất động sản sẽ nghiêng về bên nào, ví dụ như giao thông, du lịch, nghỉ dưỡng, công nghiệp… và ở đâu, tỉnh, thành nào.
Hiện những tài sản mà Sacombank đang xử lý đều là những tài sản tốt, vị trí đẹp nhưng pháp lý chưa hoàn thiện nên gây ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình xử lý của chúng tôi. Ngoài ra thì chắc chắn là phải công khai minh bạch từ việc xử lý hồ sơ định giá, đấu giá đến thu hồi nợ, đặc biệt là phải chú trọng vấn đề pháp lý khoản vay ngay từ ban đầu.
Tôi nói như vậy để thấy việc minh bạch, tuân thủ rất là quan trọng. Nếu chuẩn chỉnh ngay từ đầu, chúng ta sẽ không phải xử lý những hậu quả về sau.
Từng nói lợi thế cạnh tranh của ngân hàng mình là có hệ khách hàng ổn định với khoản thu dịch vụ 4.500 tỷ đồng/năm nhưng chính trong đại dịch Covid-19 2 năm vừa qua, có thể thấy các ngân hàng cạnh tranh mạnh mẽ, khi tăng trưởng tín dụng khó khăn thì sẽ tận dụng thu từ dịch vụ, nghĩa là cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt. Áp lực của người điều hành như bà ra sao?
- Việc tăng trưởng tín dụng theo tôi vẫn bình thường. Vì như tôi đã nói, vẫn có một số ngành nghề tận dụng được thời cơ trong đại dịch nên vẫn có nhu cầu vốn để tăng cường sản xuất kinh doanh. Riêng về thu dịch vụ, đến khi nào dịch bệnh còn tác động đến đời sống người dân thì nhiệm vụ của các tổ chức, ngân hàng như chúng tôi là vẫn phải đồng hành, hỗ trợ, miễn, giảm chứ không thể tăng thu trong thời điểm như vậy.
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ đẩy mạnh phát triển thêm những sản phẩm tài chính, kênh thanh toán khác biệt, nâng cao tính cạnh tranh bởi có cạnh tranh mới có tiến bộ, có áp lực mới có đột phá để vượt lên chính mình và tồn tại trong môi trường kinh doanh.
Chúng tôi chọn giải pháp phát triển cùng sự tăng trưởng của thị trường tài chính Việt Nam. Cạnh tranh của ngân hàng là tạo dựng niềm tin cho khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng sự thấu hiểu nhu cầu khách hàng để tạo ra sản phẩm dịch vụ phù hợp.
Là CEO, bà còn phụ trách luôn cả mảng truyền thông. Liệu bà có phải người "nghiện việc"?
- Tôi đã kinh qua xử lý nợ, kiểm tra nội bộ, truyền thông, công nghệ thông tin và sắp tới là mảng doanh nghiệp. Tại ngân hàng chúng tôi, khối nào có nhiều tồn tại cần xử lý hay các vấn đề biến động thì tôi sẽ đảm nhiệm. Ngoài ra, tôi cũng nhận trách nhiệm về mình với các công việc đang cần phải thúc đẩy theo xu thế và định hướng. Đơn giản vì tôi là người nắm rõ nhất chiến lược ngân hàng nên tôi tự trao cho mình sứ mệnh này, hiểu phải làm gì để đạt được mục tiêu đổi mới, tiên phong, sáng tạo.
Chính vì luôn muốn đối đầu với những cái khó và trải nghiệm những cái mới, nên tôi không bao giờ ngưng nghỉ nghiên cứu, trau dồi, tìm tòi và học hỏi. Tôi học ở sách vở, tài liệu, báo chí, phim ảnh, thể thao; ở các anh chị đi trước và học ở chính anh chị em CBNV dưới mình. Có thể nhiều doanh nhân khác cũng như vậy nhưng riêng với tôi, tôi còn xem đó là cách để mình thư giãn, giải trí, để hòa mình vào những dòng chảy khác của cuộc sống.
Những lúc thả mình một chút ra khỏi công việc, tôi sẽ dành thời gian cho gia đình, thắt chặt quan hệ với đồng nghiệp. Tôi cũng thường xuyên trò chuyện với CBNV, người đó có thể là anh bảo vệ, chị tạp vụ, những bạn nhân viên mới thử việc… Hay thậm chí tôi cũng sẵn sàng ngồi một quán lề đường với nhân viên của mình để ăn uống, chia sẻ, thấu cảm lẫn nhau.
Đừng nghĩ là chúng ta không học được gì từ họ. Đôi khi ở họ có những điều mà tôi chưa hoàn thiện, nhờ đó mà tôi biết mình đang thiếu những gì mà cân chỉnh. Tôi cũng đặc biệt quan tâm đời sống CBNV, từ người có vị trí thấp nhất… Họ có đầy đủ, có tự hào là một thành viên Sacombank thì đó mới là thành công của tôi.
Trải qua một năm đặc biệt khó khăn, thiên tai, dịch bệnh, vốn là một người nhiều cảm xúc và suy nghĩ cho tương lai, năm nay tôi quyết định sẽ dành thêm nhiều thời gian hơn cho các vấn đề tâm linh, tôn giáo... Tôi hướng mình đến các giá trị như vậy để cảm nhận sự cân bằng, bình an trong tâm hồn, sức khỏe và tiếp tục dẫn dắt ngân hàng đi đúng lộ trình đề ra.
Bà còn dùng cả mạng xã hội và sẵn sàng trả lời truyền thông qua kênh này. Điều đó hình như hơi khác so với CEO ngành tài chính vì đa phần họ đều kín tiếng và có phần bảo thủ với truyền thông. Thậm chí, so với chính cả những lãnh đạo kín tiếng tại tổ chức bà đang làm việc, Nguyễn Đức Thạch Diễm cũng thật khác. Vì sao?
- Phần nhiều những người đã làm việc với tôi, quen biết tôi, đều cảm nhận tôi là một người sống công tâm, minh bạch, khẳng khái. Tôi nghĩ đôi lúc tôi còn làm họ khó chịu, tổn thương vì tôi quá bộc trực, nghiêm khắc. Dù sao thì đó cũng là 2 mặt của một tính cách thôi.
Tôi thừa nhận điều đó như một điểm mạnh và cũng là điểm yếu, tuy nhiên mình thấy mạnh để tăng cường và thấy yếu để tiết chế vào những khi cần thiết. Và quả thật, tôi gần như không có điều gì giấu giếm, riêng tư… Tôi đặc biệt đề cao lối sống thật, sống thẳng, sống đúng với những gì trong lòng mình nghĩ, có như vậy mình mới thoải mái, tự tin, không lo sợ.
Chính vì cách sống này nên việc tôi sử dụng mạng xã hội hay các ứng dụng trò chuyện cũng rất tự nhiên. Tôi còn xem đây là một kênh để tôi tăng cường truyền thông thêm cho ngân hàng tôi đang làm việc, để khách hàng, cổ đông, nhà đầu tư có thêm một kênh tiếp cận với ngân hàng nhanh chóng, dễ dàng…
Bạn có thể xem trên trang cá nhân của tôi. Mục tiêu chính của tôi là lan tỏa những thông điệp tích cực, chia sẻ, định hướng và đưa ra thông tin mang đến giá trị tốt đẹp chứ không nhằm phô diễn cái tôi cá nhân hay bất kỳ mục đích nào khác.
Là một người làm công chuyên nghiệp, đứng đầu một tổ chức tín dụng, tôi hiểu công nghệ dĩ nhiên là có hai mặt và biết mình nên nói điều gì, nói như thế nào để không gây bất kỳ ảnh hưởng gì.
Thật ra tôi thấy CEO nhiều ngân hàng, công ty, hoặc những người chủ tập đoàn, doanh nghiệp lớn khác cũng sử dụng hình ảnh của mình để củng cố, tăng cường truyền thông thêm cho đơn vị mình đang phụ trách, sở hữu. Tôi thấy quan điểm này rất hợp thời, mang lại nhiều giá trị thương hiệu nên đã tận dụng chính bản thân mình một cách vô điều kiện để phụng sự, cống hiến cho tổ chức mà tôi được thuê.
Ở Sacombank dưới thời 2 đời chủ tịch là ông Đặng Văn Thành và ông Dương Công Minh, bà học được những gì? Bà cảm thấy cá tính và phong cách lãnh đạo của mình ảnh hưởng từ ai nhiều hơn?
- Tôi bắt đầu ở Sacombank khi còn khá trẻ. Từ đó đến nay, tôi đã làm việc dưới nhiều lãnh đạo trước khi ngồi vào chiếc ghế tổng giám đốc. Mỗi lãnh đạo đều cho tôi rất nhiều bài học, giúp tôi tích trữ kinh nghiệm và vốn sống, tôi luyện tôi trở nên mạnh mẽ và cũng dạy tôi biết khi nào nên uyển chuyển, linh hoạt. Bản thân tôi luôn thấy các tiền bối của mình vô cùng giỏi, tôi nể phục tất cả.
Nói về ông Đặng Văn Thành thì trong 2 năm vừa qua không năm nào là không xuất hiện tin đồn ông Thành sẽ về lại Sacombank, nhất là có lần ông Thành xuất hiện trong sự kiện của ngân hàng?
- Về anh Thành, anh Minh, hai ông chủ ngân hàng lớn mà tôi may mắn được làm việc, có vài điểm giống nhau. Đó chính là công tâm, quyết liệt, trách nhiệm và bản lĩnh. Những điểm này chính là bài học sáng cho tôi cũng như những người làm ngân hàng phải noi theo.
Anh Thành là cựu chủ tịch Sacombank và hiện tại anh đang là một khách hàng lớn của ngân hàng. Do đó, việc anh ấy xuất hiện ở các sự kiện của Sacombank là điều hiển nhiên.
Những đồn đoán trên thị trường về việc anh quay lại cũng ít nhiều tác động đến tâm lý nhà đầu tư, khách hàng, cổ đông… Riêng cá nhân tôi, tôi chưa từng tiếp nhận thông tin này một cách chính thức từ bất kỳ ai nhưng nếu anh Thành có quay về thì đó cũng là một vinh dự cho Sacombank.
19/04/2021 - 15:08Từ khóa » Nguyễn đức Thạch Diễm Lật Kèo
-
Tổng Giám đốc Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm “lật Kèo” Hợp ...
-
Chân Dung Nữ CEO Sacombank Tuổi Sửu Nguyễn Đức Thạch Diễm
-
Lí Lịch Và Tiểu Sử Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Tổng Giám đốc Ngân ...
-
Nguyễn Đức Thạch Diễm - Phó Chủ Tịch Thường Trực HĐQT STB
-
CEO Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm: Khi Mọi Người đủ Mạnh ...
-
Lí Lịch Và Tiểu Sử Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – Tổng Giám đốc ...
-
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – Tân Tổng Giám đốc Xinh đẹp Của ...
-
Nguyễn Đức Thạch Diễm - Danh Sách 20 Nữ Quản Lý Hiện đại
-
Logo .vn
-
Nguyễn Đức Thạch Diễm - Báo Tuổi Trẻ
-
LẬT KÈO 3 ĐƯỜNG Dù đã Có Môt Giai... - Cao Thủ Liên Quân
-
Kinh Tế Việt Nam | Trần Hữu Dũng - Viet-Studies
-
'Cò' đất Cay đắng Kể Chuyện Bị Lật Kèo, Cắt Hoa Hồng Môi Giới