Certificate Authority Là Gì? Vai Trò & Quy Trình đăng Ký SSL Với CA
Có thể bạn quan tâm
Xem nhanh
- 1. Certificate Authority là gì?
- 2. Vai trò của CA là gì?
- 3. Điều cần lưu ý khi chọn CA Certificate
- 4. Đăng ký SSL ở đâu?
- 5. Quy trình đăng ký SSL với CA
Certificate Authority giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn minh bạch cho Internet. Đối với các Website nó vô cùng cần thiết, giúp phòng tránh Hacker đánh cấp dữ liệu. Vậy cụ thể CA Certificate Authority là gì? Mời bạn cùng FPT Cloud tìm hiểu toàn bộ thông tin hữu ích dưới đây.
>>> Xem thêm: Cloud Compute là gì? Phân loại, cách thức hoạt động chi tiết
1. Certificate Authority là gì?
Certificate Authority hay CA là một tổ chức phát hành chứng thực các loại chứng chỉ số kỹ thuật. Ví dụ như: Địa chỉ Email, tên miền, doanh nghiệp, cá nhân,... Certificate Authority đóng vai trò quan trọng trong quá trình Internet hoạt động và giao dịch. Chúng giúp Website doanh nghiệp luôn đảm bảo tính minh bạch, đáng tin cậy trên mạng. Hàng năm CA phát hành rất nhiều chứng chỉ số để bảo vệ thông tin, mã hóa các giao dịch.
Các đơn vị CA có thể là những nhà cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền, thuê Hosting… Họ đóng vai trò là bên thứ ba đảm bảo an toàn cho quá trình trao đổi thông tin.
2. Vai trò của CA là gì?
Vai trò của CA chính là cấp chứng chỉ SSL cho các thực thể muốn xuất bản nội dung trên Web. Hiện nay có ba cấp độ SSL tương ứng với mức độ tin cậy khác nhau. Cụ thể bao gồm: Chứng chỉ xác thực tên miền - Domain Validated, xác thực tổ chức - Organization Validated, xác thực mở rộng - Extended Validation.
SSL có mức độ tin cậy càng cao, cơ quan Certificate Authority càng khắt khe hơn trong việc chứng nhận. Chi tiết như sau:
- Đối với chứng chỉ SSL xác thực tên miền: CA chỉ xác minh quyền sở hữu Domain và cấp chứng chỉ.
- Trường hợp chứng chỉ xác thực tổ chức OV và xác thực mở rộng EV: Cơ quan cấp SSL sẽ xác minh các tài liệu đăng ký kinh doanh từ nguồn chính phủ và cả nguồn khác.
- Quá trình kiểm tra vô cùng nghiêm ngặt, sẽ mất khoảng 3-5 ngày làm việc.
Bên cạnh SSL, CA còn cấp các loại chứng chỉ kỹ thuật số khác như:
- Chứng chỉ chữ ký Code được sử dụng bởi nhà phát triển phần mềm và lập trình viên. Mục đích để ký vào phần mềm họ phân phối.
- Chứng chỉ Email đảm bảo an toàn khi truy cập tập tin đính kèm.
- Chứng chỉ người dùng hoặc khách hàng còn được gọi là chữ ký số.
Trong ngành an ninh mạng, thủ tục kiểm tra chứng chỉ số được xem là quan trọng nhất. Vì vậy, Certificate Authority phải đảm bảo SSL được cấp hợp pháp, không nhầm, sai cho tổ chức nào cả.
>>> Xem thêm: CentOS là gì? Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành CentOS hiệu quả
3. Điều cần lưu ý khi chọn CA Certificate
Việc lựa chọn cơ quan cấp chứng chỉ số phù hợp cho các Website là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy bạn cần lưu ý, quan tâm một số vấn đề sau trước khi đưa ra quyết định:
Điều lưu ý | Chi tiết |
✅Ưu tiên CA uy tín | Người dùng lưu ý cần ưu tiên lựa chọn SSL từ những nhà cung cấp chứng chỉ số SSL danh tiếng. Các đơn vị này thường sẽ có mức giá không rẻ. Đơn giản bởi họ có giá trị thương hiệu cũng như đảm bảo chất lượng các gói SSL. |
✅Lịch sử phát triển | Việc đảm bảo mức độ chính xác của thông tin trong chứng thực số là điều khó thực hiện. Đặc biệt là khi phần lớn các giao dịch được thông qua bằng đường điện tử. Do đó, các CA thương mại cần có kinh nghiệm cao để phối hợp nhiều biện pháp kiểm tra thông tin. Chẳng hạn như: Các thông tin hành chính chính phủ, cơ sở dữ liệu của bên thứ ba, hệ thống thanh toán,...Chính vì yếu tố trên bạn cần lựa chọn hợp tác với những cơ quan CA có bề dày lịch sử phát triển. Đồng nghĩa họ có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm làm việc hơn. |
✅Độ phổ biến | Bên cạnh lịch sử, độ phổ biến của một Certificate Authority cũng rất quan trọng. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin các CA trên Internet hay nhóm cộng đồng. Mục đích để tham khảo chất lượng và độ phủ sóng của các đơn vị đó thông qua người từng sử dụng. |
✅Đội ngũ nhân viên | Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp Certificate Authority cũ lẫn mới. Tuy nhiên, họ khác nhau ở tính chuyên nghiệp và trình độ nhân viên. Quá trình xác thực chứng chỉ số diễn ra rất nghiêm ngặt nhưng đôi khi vẫn gặp vài rủi ro. Một đơn vị CA Certificate uy tín sẽ đảm bảo xử lý các sự cố SSL trên trong thời gian ngắn nhất.Vì thế, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là nên đăng ký CA ở các nhà cung cấp trong nước. Đối với các nhà cung cấp nước ngoài, khi vấn đề xảy ra sẽ gặp trở ngại trong việc trao đổi thông tin. Cụ thể về: Múi giờ làm việc, sự khác biệt ngôn ngữ,… quá trình xử lý mất nhiều thời gian. |
✅Biện pháp bảo mật | Certificate Authority bảo đảm tính bảo mật cho rất nhiều Website. Do đó không thể để Hacker chiếm quyền kiểm soát, thay đổi cơ sở dữ liệu của CA đó.Trên lý thuyết, các đơn vị này đều trải qua các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt và độ an toàn như nhau. Nhưng thực tế vẫn có sự chênh lệch về khả năng cung cấp các biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu. Vì vậy trước khi lựa chọn Certificate Authority bạn nên cân nhắc đến vấn đề này. |
4. Đăng ký SSL ở đâu?
Doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng của chứng chỉ số đối với các trang Web. Do đó sắp tới bạn có ý định mua SSL, hãy tham khảo những nhà cung cấp sau:
Đơn vị đăng ký SSL | Chi tiết |
✅SSL.com | SSL.com được thành lập từ năm 2002 và phát triển sử dụng ở hơn 120 quốc gia bởi các tổ chức, chính phủ. Đơn vị cung cấp các chứng chỉ số cho mọi nhu cầu như chứng chỉ máy chủ, Email, tên miền… |
✅Comodo | Comodo SSL là công ty con của Section chuyên về các giải pháp bảo mật Web kỹ thuật số. Đơn vị hiện cũng là cơ quan cấp chứng chỉ thương mại lớn nhất với hơn 100 triệu chứng chỉ SSL. Tại đây, bạn có thể tìm thấy các chứng chỉ như DV, DV Multi-Domain, OV, EV,… |
✅Godaddy | Godaddy là nhà cung cấp tên miền và Hosting rất nổi tiếng. Hiện nay, đơn vị đã và đang vận hành nền tảng điện toán đám mây lớn nhất thế giới. Quy mô khách hàng của họ lên đến hơn 19 triệu khách hàng và 78 triệu tên miền. Lợi ích GoDaddy mang đến cho bạn chính là quyền truy cập vào hệ thống hỗ trợ 24/7 rất ổn định. |
✅Namecheap | Namecheap cũng rất nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp tên miền, Hosting cùng các gói dịch vụ đi kèm. Đơn vị này được đánh giá cao ở chứng chỉ bảo mật SSL với mức giá vô cùng hợp lý. Sau gần 2 thập kỷ, Namecheap hiện tại sở hữu hơn 10 triệu Domain được đăng ký. |
✅DigiCert | DigiCert được thành lập khá lâu từ năm 2003 và nhận nhiều sự tin tưởng tuyệt đối từ các “ông lớn” trong giới IT. Cụ thể như: Yahoo, Facebook, Microsoft, AT & T, Amazon, Wikipedia, NASA và Core Logic…Đơn vị là một trong những nhà cung cấp chứng chỉ số đa dạng nhất lên đến 2048 bit với mức giá phù hợp.Khi hợp tác cùng DigiCert, bạn có thể lựa chọn bất kì chứng chỉ nào theo nhu cầu sử dụng. Cụ thể với các cấp độ từ Basic, Business đến Pro… Vì vậy, mọi người có thể tham khảo để lựa chọn. |
✅RapidSSL | RapidSSL là đơn vị Certificate Authority hướng đến giải pháp cài đặt bảo mật SSL nhanh chóng. Bạn không cần phải bỏ tiền thêm để mua tên miền, Hosting hay các dịch vụ. Khi hợp tác với đơn vị, quy trình cấp chứng chỉ SSL sẽ được đưa vào thực hiện nhanh chóng, dễ dàng. |
>>> Xem thêm: CDN là gì? Tìm hiểu về hệ thống CDN từ A đến Z
5. Quy trình đăng ký SSL với CA
Hiện nay các Website muốn đăng ký chứng chỉ SSL có thể thực hiện khá dễ dàng. Đơn giản vì một số nhà cung cấp tên miền, Hosting,... có bán kèm gói dịch vụ chứng chỉ số. Trong trường hợp bạn chọn dịch vụ SSL từ nhà cung cấp khác hãy tham khảo quy trình làm việc dưới đây:
- Bước 1: Tạo CSR - Certificate Signing Request trên máy chủ hoặc các Control Panel Hosting với Domain cần đăng ký.
- Bước 2: Thực hiện nhập CSR theo hướng dẫn trong Email nhận về.
- Bước 3: Tùy theo từng loại SSL, Certificate Authority sẽ gửi thư xác nhận đến Email chủ sở hữu tên miền hoặc Email tên miền.
- Bước 4: Hoàn tất chứng thực tên miền, kiểm tra hộp thư điện tử để nhận thông tin chứng chỉ từ đơn vị Certificate Authority.
- Bước 5: Bạn kiểm tra chứng chỉ SSL bằng cách truy cập địa chỉ Domain trên trình duyệt. Lúc này bạn có thể vào Web với địa chỉ yourdomain.com và thấy một biểu tượng ổ khóa ngay phía trước.
Tầm quan trọng của CA đã được chứng minh trong những năm gần đây. Những đơn vị này hoạt động để cung cấp các chứng chỉ số giúp Website an toàn bảo mật, nâng cao uy tín.
Những bài viết liên quan:
- Cache là gì? Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ Cache chi tiết
- Hướng dẫn trỏ tên miền về Blogger và khắc phục lỗi phát sinh
- Clienttransferprohibited là gì? Tìm hiểu cách xử lý trạng thái tên miền
- AppServ là gì? Trọn bộ hướng dẫn cài đặt và cách sử dụng trên Windows
Hy vọng rằng những chia sẻ từ FPT Cloud về Certificate Authority (CA) đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò, và tầm quan trọng của các tổ chức cấp chứng chỉ số. Với những thông tin hữu ích này, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được một đơn vị cấp SSL uy tín và phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Từ khóa » Chứng Chỉ Certificate Information
-
Cách Khắc Phục Lỗi Chứng Chỉ Bảo Mật SSL
-
Cách Xem Và Kiểm Tra Chứng Chỉ Bảo Mật SSL Trong Chrome
-
Cách Sửa Lỗi SSL Trên Trình Duyệt Chrome
-
Hướng Dẫn Cài đặt Chứng Chỉ Số | IT Services
-
Lỗi Chứng Chỉ Khi Bạn Cố Gắng Truy Cập Trang Web SSL Bằng Cách ...
-
Chứng Chỉ Bảo Mật Của Trang Web | Trợ Giúp Về Firefox
-
Định Cấu Hình Chứng Chỉ Xác Thực Máy Khách Trong Trình Duyệt Web
-
Trình Duyệt Và Xác Thực Chứng Chỉ
-
Không Có Thông Tin Thu Hồi Chứng Chỉ Bảo Mật Cho Trang Web Này
-
Cách Sửa Lỗi Kết Nối SSL Trên Chrome Và Firefox
-
Trang Web Của Bạn Cần Loại Chứng Chỉ SSL Nào?
-
Làm Cách Nào để Bạn Xem Chi Tiết Chứng Chỉ SSL Trong Google ...
-
Lỗi Chứng Chỉ Bảo Mật Là Gì? Cách Khắc Phục Lỗi SSl - BKHOST