CFO Là Gì? Vai Trò, Công Việc Của Một CFO - HRchannels

Bạn đã từng nghe tới vị trí quyền lực CFO trong doanh nghiệp, vị trí thường được ví là vị trí số 2 trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiểu rõ CFO là gì? mức độ quyền lực của CFO đến đâu và tiếng nói của CFO có trọng lượng như thế nào trong doanh nghiệp?

Để tìm ra đáp án cho những câu hỏi trên, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Ms Uptalent về CFO và những điều cần biết về CFO nhé. 

MỤC LỤC

1. CFO là gì? 2. Vai trò của CFO 3. Những công việc của CFO là gì? 4. Một vài CFO nổi tiếng 5. So sánh giữa CFO và CEO 6. So sánh giữa CFO và kế toán trưởng 7. Con đường trở thành một CFO chuyên nghiệp 8. Tuyển dụng CFO như thế nào? Việc làm C-suit

1. Hãy tìm hiểu CFO là gì? 

CFO là viết tắt của cụm từ Chief Finance Officer nghĩa là Giám đốc tài chính, một chức danh quan trọng trong doanh nghiệp. CFO là một mắt xích quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động tài chính của tổ chức. 

Người ta vẫn thường nhầm lẫn giữa Kế toán trưởng và Giám đốc tài chính (CFO)? Vậy có sự khác biệt nào giữa hai khái niệm này?

Câu trả lời phụ thuộc phần lớn vào quy mô doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp SME (tức là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) thì Kế toán trưởng kiêm nhiệm luôn trách nhiệm tài chính. Tuy nhiên, đối với các tập đoàn lớn, vai trò của CFO trở nên rõ ràng, chuyên biệt hơn. Nói cách khác, CFO cần chịu trách nhiệm giải trình các quyết định tài chính cũng như tái hiện và cải thiện bức tranh tài chính của doanh nghiệp trước Ban Giám đốc doanh nghiệp.   

2. Vai trò của CFO là gì? 

Trước bức tranh phức tạp của thị trường tuyển dụng, vai trò đa nhiệm của các CFO càng cần được highlight. 

Những việc làm hấp dẫn

Chief Financial Officer

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Quản lý điều hành

Dưới đây là 3 vai trò chính của một giám đốc tài chính mà HRchannels đã tổng hợp:

Cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và đối tác 

Nhìn thấu bức tranh tài chính của doanh nghiệp và kiến thức siêu đẳng về các con số, Giám đốc tài chính có thể giúp doanh nghiệp dành về nhiều hợp đồng có lợi bởi họ dễ dàng tìm được tiếng nói chung trong đàm phán với đối tác. 

Người hoạch định chiến lược

Một kế hoạch sử dụng nguồn tiền chạy xuyên suốt và dài hơi cho tổ chức? Một chiến thuật đầu tư sinh lãi “khủng” áp đảo đối thủ cạnh tranh?

Nhắc đến vị trí CFO, người ta sẽ nghĩ ngay đến những con số, những báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp tỏ tường từng đường đi nước bước. Nếu không có CFO thì liệu doanh nghiệp có kiểm soát được dòng tiền ra vào doanh nghiệp và CEO có thể vận hành doanh nghiệp tốt nếu không có người tư vấn các kế hoạch tài chính rõ ràng?

Nhà quản trị thiên tài

Tùy cơ cấu, quy mô và hoạt động của doanh nghiệp mà CFO áp dụng mô hình tài chính phù hợp nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Nhờ có các thống kê về đầu vào, đầu ra cụ thể của từng hoạt động tài chính mà CFO có thể giúp doanh nghiệp hạn chế thấp nhất các rủi ro về tài chính và sử dụng thông minh quỹ ngân sách của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, Giám đốc tài chính (CFO) mới trở thành cánh tay phải đắc lực của CEO và các thành viên C – suit để hoạt động của bộ máy doanh nghiệp trở nên trơn tru và hiệu quả hơn. 

CFO có vai trò quan trọng

>> Có thể bạn quan tâm: 10 câu hỏi phỏng vấn CFO không thể bỏ qua

3. Những công việc của CFO là gì? 

Dưới đây là các trách nhiệm của Giám đốc tài chính: 

Theo dõi và đánh giá các hoạt động tài chính nhằm “đọc vị” các yếu điểm và điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Sức khỏe tài chính của doanh nghiệp luôn cần được kiểm tra sát sao. Việc triển khai các hoạt động tài chính như quản lý dòng tiền thu – chi sẽ khiến CFO dễ dàng nhận diện được kế hoạch kinh doanh nào hiệu quả, kế hoạch nào kém hiệu quả để điều chỉnh cho chính xác, nhằm đảm bảo các chỉ số đều tăng. 

Tư vấn kế hoạch tài chính lâu dài cho doanh nghiệp

Từ việc xác định các điểm yếu và yếu điểm trong các kế hoạch tài chính trước đây và hiện tại của doanh nghiệp. 

Để giúp doanh nghiệp xử lý khủng hoảng tài chính, CFO cần tư vấn cho Ban Giám đốc những kế hoạch sử dụng nguồn vốn hiệu quả cho các hoạt động đầu tư hay huy động vốn cho doanh nghiệp. 

Báo cáo tài chính 

Vai trò cơ bản của Giám đốc tài chính là tối ưu hóa khả năng tài chính của công ty. Chính vì vậy, việc lập và phân tích các báo cáo tài chính chiếm hầu hết phần lớn thời gian của họ. 

Mọi thành tựu và cả những điểm còn tồn đọng đều hiển thị rõ nét trên báo cáo tài chính, kèm theo đầu óc phân tích của một nhà hoạch định chiến lược. 

Thanh khoản

CFO cần đảm bảo doanh nghiệp có khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn. Nếu chỉ số thanh khoản lớn hơn 1, điều này đồng nghĩa với sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đang ở đỉnh cao và tỷ lệ doanh nghiệp phải đối mặt với khủng hoảng tài chính là bằng 0. 

Tối ưu hóa chỉ số ROI tức lợi nhuận trên chi phí đầu tư

Mọi kế hoạch kinh doanh đều nhằm gia tăng chỉ số ROI. Nghĩa là giá trị ROI ngày càng cao thì hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngày càng lớn bởi lúc này lợi nhuận bạn thu về đã áp đảo chi phí đầu tư. 

Bên cạnh đó, CFO cũng giúp doanh nghiệp tính toán và phân biệt rạch ròi giữa doanh thu và lợi nhuận. Nếu con số doanh thu cao ngất ngưởng nhưng chưa đảm bảo sản sinh lợi nhuận thì CFO phải nhìn nhận lại kế hoạch tài chính của mình và kế hoạch kinh doanh của bộ phận Marketing. 

CFO tối ưu hóa lợi tức

Phối hợp với Giám đốc Marketing (CMO), Giám đốc Truyền thông và Giám đốc đối ngoại thực hiện kế hoạch quảng cáo sản phẩm sao cho cân đối với ngân sách của doanh nghiệp

Truyền thông là hoạt động cần thiết của mọi doanh nghiệp. Tất nhiên, cũng giống như các khoản chi phí khác như chi phí cho hoạt động tuyển dụng, chi phí đầu tư vào các dự án khác,... nếu chất lượng của các kế hoạch mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp thì dẫu có vượt qua mức chi trả hạn định cũng vô cùng xứng đáng phải không? 

Tuy nhiên, nếu chưa hoạch định trước chi phí cho kế hoạch truyền thông và quảng cáo hình ảnh doanh nghiệp cùng thương hiệu sản phẩm và cân đối với ngân sách tổ chức thì rủi ro về tài chính vẫn có thể sẽ xảy ra. 

Phối hợp ăn ý với Giám đốc nhân sự (CHRO) 

Bên cạnh đó, CFO cũng cần hợp tác với Giám đốc nhân sự (CHRO) để hạn chế các thất thoát chi phí từ quá trình tuyển dụng. Bạn biết đấy chi phí tuyển dụng cũng chiếm một phần lớn ngân sách. 

Chưa kể đến tỷ lệ ứng viên “bùng” hoặc trượt phỏng vấn, mất hút sau ngày thử việc đầu tiên hay bị sa thải vì không phù hợp với  văn hóa doanh nghiệp và yêu cầu công việc sau 2 tháng thử việc. Từ đó mới thấy rủi ro phải tuyển thêm nhân sự đã làm tổn hại cho tài chính doanh nghiệp như thế nào. 

Thiết lập và phát triển mối quan hệ với các quản lý cấp cao, các đối tác và cổ đông nước ngoài 

Hoạt động đối ngoại là hoạt động giám đốc tài chính cần đẩy mạnh, đặc biệt là khi Giám đốc tài chính đảm trách các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp. Vừa là bạn vừa là đối tác tin cậy của các ngân hàng và các nhà đầu tư tin cậy, CFO giúp doanh nghiệp gìn giữ các “mối quan hệ” tài chính để tạo bệ phóng vững chắc cho doanh  nghiệp “vươn mình” giữa thời kỳ “thương trường như chiến trường” này.  

Hỗ trợ các hoạt động kiểm toán

CFO hỗ trợ các hoạt động kiểm toán nhằm chứng minh các hoạt động tài chính của doanh nghiệp đang diễn ra minh bạch và tuân thủ luật pháp nghiêm ngặt. Cụ thể, họ có trách nhiệm giải trình tính hợp pháp và trung thực các báo cáo tài chính, sổ sách tài chính. Từ đó, họ sẵn sàng tiếp nhận các tư vấn của các kiểm toán viên về các lỗ hổng trong hoạt động kinh doanh để tiến hành triển khai các biện pháp khắc phục. 

Quản trị công nợ

Một doanh nghiệp hoạt động minh bạch luôn sẵn sàng đương đầu với các khoản nợ. Bởi vậy, người đảm trách các hợp đồng pháp lý, các khoản nợ tiềm ẩn và các nghĩa vụ theo Luật định và thuế,... của tổ chức không ai khác chính là các CFO

CFO quản trị công nợ

>>>Xem thêm: Những kỹ năng cần có của một CFO

4. Một số CFO nổi tiếng 

Bà Dương Thị Mai Hoa – Cựu CEO kiêm CFO tập đoàn Vingroup

Có người nào đó nói phụ nữ không thể làm lãnh đạo, không thể làm việc lớn thì phần chia sẻ dưới đây của HRchannels sẽ chứng minh điều ngược lại. Người phụ nữ họ Dương mà chúng tôi đề cập dưới đây không chỉ là “nữ tướng” vẹn toàn trên thương trường mà còn khiến người ta nhìn nhận khác đi về khái niệm “nhảy việc” và rút ra bài học xương máu về quyết định “nhảy việc” có cân nhắc của nhân sự cấp cao. 

Bà Dương Thị Mai Hoa sinh năm 1969, tốt nghiệp khoa Kinh tế hóa chất Đại học Bách khoa Hà Nội và có bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh của Đại học Tự do Bruxelles (Vương quốc Bỉ) liên kết với Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. 

Nữ doanh nhân này giữ kỷ lục 7 lần “nhảy việc” nhưng cả 7 lần đều “soán ngôi” ở những vị trí cốt cán trong các doanh nghiệp tỷ đô trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng – Hàng không – Bất động sản. 

HRchannels đã tổng hợp lại những bước ngoặt quan trọng giữa các chặng “nhảy việc” đầy ngoạn mục của bà Dương Thị Mai Hoa: 

  • Năm 2009 -2011: Phó TGĐ kiêm Giám đốc khối Bán lẻ VIB, Giám đốc tài chính Công ty Oracle VN Pte. Ltd thuộc Tập đoàn đa quốc gia Oracle (Mỹ), Kế toán trưởng Ngân hàng Credit Lyonnais Việt Nam

  • Giai đoạn 2011-2012: Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)

  • Năm 2013: Tổng giám đốc Ngân hàng doanh nghiệp thuộc Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) 

  • Từ 2014 – 2018: Bà Hoa “đầu quân” cho tỷ phú Phạm Nhật Vượng với vai trò là CEO kiêm CFO (Giám đốc tài chính) của tập đoàn Vingroup.

  • Tháng 5/2018: Bà Hoa được bổ nhiệm trở thành CEO của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank)

  • Từ tháng 10/2018 đến nay: Bà Hoa giữ cương vị Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng giám đốc hãng hàng không Bamboo Airways, tập đoàn FLC

Quả thật, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tài chính nhiều lĩnh vực, bà Dương Thị Mai Hoa đã trở thành tấm gương xuất sắc của một cựu Giám đốc tài chính đầy bản lĩnh, một “nữ tướng” mưu lược có khả năng vực dậy kinh tế của các doanh nghiệp tỷ đô. 

Người phụ nữ họ Dương này khiến giới tài chính nói chung và những người đang ngồi “ghế nóng” không khỏi “nể sợ” vì bản lĩnh và tầm nhìn xuất chúng, dám chinh phục nhiều địa hạt, dám thách thức các vị trí của những người đàn ông uy quyền, và quan trọng hơn là dám thách thức và vượt ra giới hạn của chính bản thân mình. 

Các CFO nổi tiếng tại Việt Nam

>> Xem thêm: Lộ trình trở thành một CFO giỏi thời đại 4.0

Ông Lê Thành Liêm – 1/4 cuộc đời gắn bó cùng Vinamilk

Nhắc đến cái tên Vinamilk, người ta sẽ không thể nào quên được khẩu hiệu “người Việt dùng hàng Việt” bởi ngay từ khi ra đời, Vinamilk đã tự tin trở thành thương hiệu sữa được người Việt tin dùng nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những cống hiến lặng thầm nhưng to lớn của ông Lê Thành Liêm, người đã 25 năm gắn bó với Vinamilk (từ năm 1994) với cương vị là Giám đốc tài chính trong công cuộc cạnh tranh khốc liệt của các hãng sữa Việt và nước ngoài. 

Ông Lê Thành Liêm tốt nghiệp Cử nhân kinh tế chuyên ngành Kế toán tài chính các doanh nghiệp tại Trường Đại học Tài chính Kế toán TP. HCM. Sau đó ông tiếp tục học lên Thạc sỹ Tài chính và Thương mại Quốc tế tại Trường Đại học LEEDS METROPOLITAN (Vương quốc Anh) liên kết với Học viện Tài chính.     

Ông Lê Thành Liêm bén duyên với Vinamilk từ năm 1994 từ vị trí Kế toán viên. Sau rất nhiều nỗ lực cống hiến cùng Vinamilk, năm 2003, ông đảm nhiệm chức vị Phó Phòng Kế toán và chỉ sau đó 2 năm, ông được bổ nhiệm vị trí Kế toán trưởng (năm 2005). Mối lương duyên này đã đưa tên tuổi của ông sánh vai cùng vị thế của Vinamilk trên thị trường sữa Việt Nam khi từ ngày 24/12/2015 đến nay, ông đảm nhiệm công việc của Giám đốc tài chính của hãng sữa nổi tiếng này đã được 4 năm.  

Khác với lộ trình “nhảy việc” đáng ngưỡng mộ của bà Dương Thị Mai Hoa, những nỗ lực phi thường và năng lực xuất sắc cùng những cống hiến bền bỉ đối với Vinamilk – “cái nôi” đầu đời đầy vững chắc đã giúp ông Lê Thanh Liêm sở hữu 49.7 tỷ VND cổ phiếu của công ty Vinamilk và khối tài sản đáng mơ ước khác. Hành trình 25 năm đồng hành cùng Vinamilk của ông Lê Thanh Liêm quả thật đáng ngưỡng mộ phải không nào?

Trên đây là thông tin về CFO là gì cũng như vai trò và các nhiệm vụ chính của CFO – Giám đốc tài chính trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hi vọng bài viết của HRchannels cũng giúp bạn đọc nhận diện chân dung của 2 vị Giám đốc tài chính nổi danh trong các tập đoàn lớn của Việt Nam, để rồi từ đó nhen nhóm đam mê và biến giấc mơ trở thành một CFO tài năng trong tương lai. 

5. So sánh giữa hai vị trí cấp cao CEO và CFO 

Trong doanh nghiệp, CEO và CFO là hai vị trí giữ vai trò điều hành chủ chốt đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên họ đảm nhận những trách nhiệm rất khác nhau.

Nếu như vai trò của CEO là giám sát tổng thể toàn bộ các hoạt động của công ty, từ bán hàng, quản trị đến nhân sự thì CFO là người chịu trách nhiệm quản lý cao nhất đối với mảng tài chính của doanh nghiệp. Trọng tâm công việc của CFO chính là quản lý tài chính cho doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ nguồn tiền cho hoạt động kinh doanh và đạt được lợi nhuận tối ưu thông qua các biện pháp tài chính. So sánh CEO và CFo Bạn xem thêm >>> CEO là gì? Thông tin từ A-Z về Giám Đốc Điều Hành

Sau đây là những khác biệt rõ rệt giữa vai trò của CFO và CEO trong các doanh nghiệp:

5.1- Trách nhiệm tổng thể

Nhiệm vụ chính của CEO là quản lý tổng thể tất cả các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp, giám sát hoạt động của từng bộ phận chức năng và đảm bảo các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp được hoàn thành với kết quả tốt nhất. CEO không trực tiếp tham gia vào việc điều hành công việc tại các bộ phận. Thay vào đó CEO giữ vai trò giám sát chung thông qua sự hỗ trợ của những người đứng đầu bộ phận. 

Thông thường, CEO sẽ tập trung vào việc trình bày rõ ràng tầm nhìn của doanh nghiệp cho toàn bộ nhân viên được biết và cho khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Họ là người thực hiện các quyết định do Ban giám đốc đưa ra, thúc đẩy và phát triển năng lực lãnh đạo trong doanh nghiệp, khuyến khích gia tăng năng suất và đảm bảo vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. CEO là người chịu trách nhiệm chính đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Và CEO chỉ có trách nhiệm báo cáo công việc cho Ban giám đốc.

Trong khi đó, CFO chỉ chịu trách nhiệm về mảng tài chính của doanh nghiệp và là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong hầu hết các doanh nghiệp thì CFO chỉ chịu trách nhiệm đối với một số bộ phận có liên quan đến tài chính như kế toán, kiểm toán, ngân sách và ban giám quản (Compliance department).

5.2- Trách nhiệm đối với các chiến lược của doanh nghiệp

Trong khi CEO là người phải chịu trách nhiệm tổng thể đối với các chiến lược chung của doanh nghiệp và các biện pháp được sử dụng để hoàn thành chiến lược đó, thì CFO chỉ chịu trách nhiệm hỗ trợ nguồn tài chính cho các chiến lược của doanh nghiệp. Nói đơn giản hơn là CFO có nghĩa vụ đảm bảo doanh nghiệp có đủ tiền để trang trải cho việc thực hiện các chiến lược của doanh nghiệp và giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể gặp phải.

5.3- Đầu mối liên lạc

CFO được xem là một đầu mối liên lạc quan trọng. Họ chịu trách nhiệm xây dựng mối quan hệ với ngân hàng, nhà đầu tư, người cho vay, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tài chính. Chẳng hạn, CFO sẽ làm việc với những nhà đầu tư tư nhân để thảo luận về những điều họ quan tâm đối với doanh nghiệp, hoặc là CFO sẽ làm việc với ngân hàng về hạn mức tín dụng.

Còn CEO là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Họ sẽ thay mặt Ban giám đốc phát biểu trước công chúng, gặp gỡ các nhà lãnh đạo khác và bên báo chí. CFO là đầu mối liên lạc quan trọng

5.4- Báo cáo công việc

CEO có trách nhiệm báo cáo công việc cho Hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Trong khi đó CFO báo cáo công việc cho CEO. Với vai trò của người quản lý hoạt động tài chính trong doanh nghiệp, CFO sẽ tập hợp toàn bộ thông tin tài chính của doanh nghiệp, phân tích các dữ liệu tài chính và theo dõi doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh. Giống như CEO, CFO cũng có thể tham gia vào Hội đồng quản trị. 

5.5- Phân tích tài chính

Trách nhiệm của CFO là tiến hành công tác phân tích tài chính về mặt định tính và định lượng. Họ cũng xem xét đồng thời các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp để kiểm soát tốt chi phí hoạt động và đảm bảo các nguồn lực được sử dụng và phân bổ hiệu quả nhất. Song song đó, CFO cũng tiến hành phân tích nguồn vốn đầu tư trong tương lai và xem xét kỹ lưỡng xu hướng thị trường.

CEO sẽ sử dụng kết quả các phân tích của CFO để đưa ra quyết định đúng đắn trong việc điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp sao cho đạt hiệu quả tốt hơn.

5.6- Phát triển nguồn nhân lực

CEO có trách nhiệm tìm kiếm và đào tạo nguồn nhân sự cấp bậc quản lý kế thừa cho doanh nghiệp. Còn CFO chỉ chịu trách nhiệm tìm kiếm những nhân sự tài năng trong lĩnh vực kế toán và tài chính.

Trong thực tế mối quan hệ giữa CFO và CEO không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Hai vai trò này thường xảy ra tranh luận về những quyết định có tính rủi ro cao. Tuy nhiên, trong mối quan hệ đó, CEO là người định hướng  và thiết lập nên các tiêu chuẩn, mục tiêu cho doanh nghiệp, còn CFO là trợ thủ đắc lực của CEO. Một CFO giỏi sẽ biết cách cân bằng phong cách lãnh đạo của CEO và CEO phải tôn trọng quyền hạn và chuyên môn của CFO trong các vấn đề tài chính. Sự hợp tác khăng khít giữa CEO và CFO là nền tảng mang lại thành công cho các doanh nghiệp hiện đại. 

6. So sánh giữa CFO và Kế toán trưởng

CFO và Kế toán trưởng làm việc cho doanh nghiệp nào?

Tuyển dụng CFO – Giám đốc tài chính thường là xu hướng của những doanh nghiệp lớn, những tập đoàn đa quốc gia, trong khi tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), Kế toán trưởng sẽ kiêm nhiệm luôn chức vụ của một CFO do những hạn chế của nguồn lực tài chính và cơ cấu hoạt động. 

Hay nói cách khác, khao khát tuyển dụng việc làm Kế toán trưởng luôn cháy bỏng tại các doanh nghiệp. Đồng thời, ta hiểu rằng CFO là một vị trí nhân sự cấp cao yêu cầu chuyên môn cao và năng lực quản lý siêu việt đến cỡ nào phải không? 

Đặc thù công việc 

Nếu như Kế toán trưởng là người thống kê và báo cáo tình hình tài chính trên giấy thì CFO hay Giám đốc tài chính là người tiến hành hoạch định các chiến lược tài chính cụ thể cho CEO và Hội đồng quản trị. 

Sử dụng các công cụ tài chính tích hợp trí tuệ nhân tạo AI, CFO dường như là chuyên gia phụ trách chuyên môn tài chính như quản trị dòng tiền và đầu tư ngắn hạn, xây dựng chiến lược tài chính và thuế dài hạn, chiến lược quản trị rủi ro, đàm phán những thương vụ mua lại, đầu tư vào các quỹ, duy trì mối quan hệ với ngân hàng và các nhà đầu tư,...

Rõ ràng có thể thấy công việc của CFO – Giám đốc tài chính phức tạp hơn ở tầm chiến lược. Hay nói cách khác, tài chính doanh nghiệp có được bảo toàn và có thể lớn mạnh thêm là nhờ CFO hết lòng “rào trước đón sau” các cơ hội và cả những rủi ro thâm hụt ngân sách thông qua chiến lược họ đã cất công xây dựng.

Còn Kế toán trưởng có nhiệm vụ hỗ trợ CFO trong việc hạn chế thất thoát tài chính, thu thập các số liệu tài chính từ các bộ phận khác nhằm đảm bảo tính minh bạch của các hóa đơn, chứng từ, sổ sách tài chính trước các cơ quan pháp luật. Chưa kể rằng, Kế toán trưởng có vai trò đặc sắc trong quản trị nội bộ nhờ việc hạch toán bảng lương, thưởng và chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp.

so sánh cfo và kế toán trưởng

Mức lương của CFO và Kế toán trưởng khác nhau như thế nào?

Do vai trò và tính chất công việc trong doanh nghiệp của CFO khác biệt so với Kế toán trưởng mà mức lương của hai vị trí này cũng khác nhau “một trời một vực”.

Một Kế toán trưởng thường nhận mức lương 15 – 30 triệu đồng/ tháng và kệch kim có thể lên tới 67, 5 triệu đồng/tháng, trong khi mức thù lao của CFO dao động từ 30 -  40 triệu đồng/tháng, thậm chí còn có thể cán mốc 112,5 triệu đồng/tháng.

Nói vui là “gái có công chồng không phụ”, công việc nào “hại não” nhiều hơn thì được trả lương xứng đáng hơn cũng đúng phải không các bạn? 

7. Con đường trở thành một CFO chuyên nghiệp

Đối với những người làm việc trong lĩnh vực tài chính thì Giám đốc tài chính là vị trí đỉnh cao trong con đường sự nghiệp của họ. Vậy thì bằng cách nào để trở thành một Giám đốc tài chính chuyên nghiệp? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem con đường để trở thành một Giám đốc tài chính sẽ như thế nào nhé!

Kiến thức

Công việc của Giám đốc tài chính có liên quan đến việc đưa ra các quyết định tài chính. Vì vậy, Giám đốc tài chính cần sở hữu kiến thức chuyên môn về kế toán, tài chính, tín dụng, pháp luật về tài chính,…, cùng với nhiều kỹ năng cần thiết khác. 

Với những kiến thức đặc thù kể trên, bạn cần đầu tư bài bản cho việc học ngay từ đầu. Trước tiên, bạn cần học để lấy được bằng cử nhân về kế toán hoặc tài chính. Sau đó, bạn có thể học lên cao hơn để có bằng thạc sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc lấy thêm các chứng chỉ đào tạo cấp cao có giá trị quốc tế như CPA, ACCA, CFA. 

Việc học tập tại trường sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức chuyên môn cần thiết để trở thành Giám đốc tài chính. Đồng thời quá trình học tập còn giúp bạn nâng cao năng lực tư duy, rèn luyện khả năng nhìn nhận, đánh giá vấn đề tốt hơn. Đây được xem là bước đầu tiên giúp bạn bắt đầu con đường trở thành một Giám đốc tài chính. trở thành một CFO chuyên nghiệp

Rèn luyện kỹ năng và tính cách cần thiết của một người lãnh đạo

Bên cạnh kiến thức chuyên môn thì Giám đốc tài chính còn phải có những kỹ năng mềm cần thiết để hoàn thành tốt vai trò của mình. Một số kỹ năng cơ bản mà bạn cần có bao gồm: khả năng hoạch định tài chính và phân tích thị trường; biết cách phân bổ nguồn tài chính khoa học và hiệu quả; có khả năng lãnh đạo và giám sát việc thực hiện các chiến lược tài chính; có khả năng quản lý ngân sách đầu tư và các khoản chi phí của doanh nghiệp; biết phối hợp công việc với các bộ phận có liên quan.

Trong vai trò của một nhà quản lý, Giám đốc tài chính cần có sự nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của bản thân. Mặc dù, bạn không cần phải trực tiếp làm mọi việc nhưng bạn cần đảm bảo mọi thứ được thực hiện một cách hiệu quả và nhịp nhàng. Là một nhà lãnh đạo, khả năng điều phối và đưa ra giải pháp kịp thời thực sự rất quan trọng.

Ngoài ra, bạn còn phải chú trọng việc rèn luyện tính cách, phong thái cần có của một nhà lãnh đạo. Thực tế không phải ai sinh cũng có sẵn tố chất của một người lãnh đạo, cho dù người đó có học vấn uyên thâm đến đâu đi chăng nữa. Nếu không có năng lực của người lãnh đạo thì bạn không thể nào quản lý và lãnh đạo một tổ chức được. Hơn nữa, bạn cũng sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi vị trí bạn đang có. trở thành CFO >>>> Xem thêm: CFO và Kế toán trưởng có gì khác nhau?

Tích lũy kinh nghiệm cần thiết

Không ai có thể ngay lập tức trở thành Giám đốc tài chính ngay từ đầu. Mà đều phải trải qua một quá trình làm việc, tích lũy kinh nghiệm trong nhiều năm. Năng lực của Giám đốc tài chính được đánh giá dựa trên kinh nghiệm làm việc mà họ tích lũy được. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên xem người đó có phù hợp với vị trí Giám đốc tài chính hay không.

Tương tự các ngành nghề khác, ngành tài chính cũng đòi hỏi bạn phải bắt đầu từ những vị trí thấp, rồi dần tiến tới vị trí cao hơn. Khi mới vào nghề, thông thường bạn sẽ bắt đầu tại vị trí Chuyên viên phân tích tài chính. Sau một thời gian, nếu làm việc tốt bạn sẽ được nâng cấp lên thành Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao hoặc là Chuyên viên hoạch định tài chính. Khi đã tích lũy được những kinh nghiệm nhất định, bạn sẽ được thăng tiến lên vị trí Trưởng phòng phân tích tài chính. Cao hơn nữa, bạn sẽ được thăng cấp làm Giám đốc kế hoạch tài chính. Đây là bước cuối cùng để bạn đạt được vị trí đỉnh cao trong nghề tài chính – Giám đốc tài chính. 

Dịch vụ headhunting - săn đầu người

---------------------------------------------------------

HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: www.hrchannels.com Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nguồn ảnh: internet

HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.

Từ khóa » Chứng Chỉ Cfo Là Gì