Cha Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ Hay Hoảng Sợ | Prudential Việt Nam

Từ khoảng 2 tuổi trở lên, trẻ con thường sợ nhiều thứ như bóng đêm, quái vật, tiếng ồn, người lạ, người mặc đồ hình thú/nhân vật hoạt hình ở các cửa hàng trung tâm thương mại… Lúc này các bậc cha mẹ cần lắng nghe, tìm hiểu lý do và giúp trẻ vượt qua nỗi sợ của mình dù là lớn hay nhỏ.

Nguyên nhân của những nỗi sợ này đến từ việc mỗi ngày trẻ lại được tiếp xúc với những điều mới mẻ, trí tưởng tượng phong phú nhưng vẫn chưa phân biệt được đâu là thật đâu là tưởng tượng.

Hãy quan tâm đến con trẻ thật cẩn thận, khi phát hiện con mình đang sợ hãi điều gì thì cha mẹ không nên phớt lờ, xem thường nỗi sợ của trẻ, ép buộc trẻ đối mặt với nỗi sợ hoặc la mắng trẻ vì nỗi sợ của trẻ quá vô lý. Khi trẻ con đang sợ hãi mà còn bị la mắng sẽ gây nên cảm xúc rất tiêu cực, vừa sợ vừa hoang mang vừa ấm ức, lâu dần sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ, nghiêm trọng hơn sẽ khiến cho trẻ không còn muốn chia sẻ với cha mẹ. Lúc này các bậc cha mẹ cần lắng nghe, tìm hiểu và giúp trẻ vượt qua nỗi sợ của mình dù là lớn hay nhỏ.

1. Giúp trẻ nhìn nhận thẳng thắn vào nỗi sợ

Trẻ con chưa hiểu chuyện và hành xử rất bản năng, nếu con bạn đang hoảng sợ đến khóc to thì việc đầu tiên là nên tìm cách trấn an và dỗ cho bé nín khóc. Ôm bé vào lòng cho bé cảm giác an toàn, được bảo vệ và thay vì nói “có gì sợ đâu”, “làm gì mà sợ”, “nó rất là bình thường con à” hãy cho trẻ biết rằng bạn đang biết rất rõ trẻ đang sợ và đang tìm cách xoa dịu, bảo vệ con trẻ. Cách phản ứng này của cha mẹ giúp trẻ hiểu rằng nỗi sợ là một điều bình thường và chúng ta luôn có cách vượt qua nó.

Lúc này nên cố gắng trấn an để bé nín khóc và sử dụng giọng nói hài hước giữ cho bầu không khí vui vẻ. Hãy giải quyết nỗi sợ hoang đường của con mình theo cách thật sáng tạo như “xử lý” nỗi sợ của ông Kẹ của con trẻ bằng “thuốc xịt ông Kẹ”

>>> Có thể bạn quan tâm: Phải làm gì để trẻ vượt qua được sự nhút nhát

2. Giải thích nỗi sợ của con một cách thẳng thắn

Sau khi lắng nghe con trẻ kể về nỗi sợ của mình thì hãy xoa dịu con rằng ai cũng có thể sợ điều đó chứ không phải một mình con, nhưng chúng ta có cách vượt qua. Cùng phân tích sự tưởng tượng cũng như nỗi ám ảnh của con và kế cho trẻ nghe những câu chuyện về các bạn nhỏ khác cũng có nỗi sợ tương tự, nhưng các bạn ấy đã có cách vượt qua nỗi sợ đó như thế nào.

Trường hợp trẻ sợ một hành động, sự việc gì do chưa hiểu rõ nguyên tắc của vấn đề thì cha mẹ hãy giải thích cho con thật đơn giản và minh họa cho trẻ thấy không có gì phải sợ.

Ví dụ: trẻ sợ bồn cầu vì tiếng dội nước hoặc vì sợ rơi vào đó, cha mẹ hãy giải thích lợi ích và vai trò của bồn cầu, chỉ cho trẻ thấy bồn cầu hoạt động như thế nào và hướng dẫn cho bé sử dụng thử khi có mặt cha mẹ ở đó để con an tâm.

>>> Đừng bỏ lỡ: Ứng xử như thế nào với khủng hoảng tuổi lên ba?

3. Kiên nhẫn với những nỗi sợ nhỏ nhất của con

Trẻ con chưa hoàn thiện khả năng giao tiếp, có thể trẻ chưa thể diễn tả được mình đang sợ điều gì, vì sao lại sợ, chỉ thể hiện nỗi sợ của mình bằng một ít lý lẽ, phản ứng như nép người, chạy trốn, khóc… thì các bậc cha mẹ cần phải kiên nhẫn tìm hiểu, quan sát và ở bên cạnh con mình lúc đó.

Dù bạn có giải thích hoặc cố gắng giúp trẻ đối mặt với nỗi sợ của mình nhưng tuyệt đối đừng ép buộc trẻ đối diện với nỗi sợ khi bé chưa sẵn sàng vì nó sẽ khiến trẻ thêm hoảng sợ hơn.

Với những nỗi sợ hữu hình như sợ con vật gì đó, sợ tiêm chích, thậm chí sợ ăn một món ăn nào đó thì cha mẹ cũng phải hết sức quan tâm và động viên con mình.

Giải pháp lúc này các bậc cha mẹ cần giải thích mỗi ngày, cùng con tập làm quen, tạo cảm giác an toàn cho trẻ khi trẻ tỏ ra sợ hãi. Đôi khi trẻ cần vài tháng hoặc cả năm để vượt qua một nỗi sợ nào đó những cũng có thể trẻ chỉ giảm bớt và nhiều lúc trở thành sự ám ảnh khi con trưởng thành nên bạn phải thật kiên nhẫn cùng con giải quyết vấn đề đó.

>>> Xem thêm:

  • Nên làm gì khi bọn trẻ khiến bạn phát "điên"
  • Phải làm sao khi trường học trở thành nỗi sợ của trẻ?
  • 3 nhóm bệnh mà trẻ em hay mắc phải và cách chữa trị mà cha mẹ không nên bỏ qua

Từ khóa » Cách Bớt Sợ Sấm