'Cha Mẹ Chịu Phạt Khi Con Cái đua Xe, Bốc đầu' - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, 15 tổ Cảnh sát 141 liên tục cải trang xuống đường chặn bắt và xử lý các nhóm thanh niên đua xe, bốc đầu, đánh võng trên đường phố Hà Nội vào ban đêm. Hàng trăm trường hợp thiếu niên dưới 18 tuổi đã bị tạm giữ vì liên quan đến các vi phạm như không đội mũ bảo hiểm, không bằng lái, giấy tờ xe, tháo biển số, lạng lách, đánh võng, chạy tốc độ cao trên đường... Bản thân tôi là một công dân Hà Nội, nhiệt liệt ủng hộ đợt ra quân này của lực lượng chức năng, để góp phần lập lại trật tự đường phố cho thủ đô.
Thực tế, hiện tượng thanh thiếu niên tổ chức đua xe, bốc đầu trên đường phố về đêm không mới ở Hà Nội. Thời gian qua, khi thành phố cùng cả nước tập trung chống dịch Covid-19, lực lượng chức năng xử lý vi phạm giao thông mỏng hơn, cũng là lúc các thanh niên choai choai mặc sức tung hoành trên đường phố. Nhiều lần trên đường vào thời điểm sau 22h, tôi thường xuyên bị giật mình bởi tiếng rú ga, nhấn còi, nẹt pô, lạng lách, đánh võng, bốc đầu của các tốp thanh thiếu niên. Phần nhiều trong số đó chỉ đang tuổi đến trường nhưng ăn mặc hầm hố, đầu nhuộm xanh đỏ, trông rất phản cảm.
Chứng kiến những hình ảnh ấy, tôi tự hỏi gia đình và nhà trường đã ở đâu khi để con em, học sinh của mình trở nên ngổ ngáo, phá phách, gây mất an ninh, trật tự xã hội như vậy. Để rồi sau khi các em bị lực lượng chức năng xử lý, nhiều bậc cha mẹ lại chạy đôn chạy đáo nộp tiền phạt, xin xỏ với câu cửa miệng: "Con tôi ở nhà ngoan lắm, chắc bị bạn bè xấu rủ rê lôi kéo". Còn nhà trường thì gần như chẳng có mấy liên đới hay tác động nào khi học sinh của mình vi phạm pháp luật.
Dường như, người lớn đang bỏ quên việc giáo dục giới trẻ. Cha mẹ phó mặc con cái cho nhà trường dạy dỗ, trong khi trường học mải mê chạy đua thành tích, chỉ quan tâm đến giáo dục kiến thức cho học sinh thay vì để ý đến xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ. Thật khó để trách các em ở độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý bất ổn và dễ bị ảnh hưởng nhận thức lệch lạc từ xã hội khi những người lớn xung quanh trốn tránh trách nhiệm của mình. Để rồi khi sự việc không hay xảy ra, con em sa ngã, tất cả lại đổ lỗi quanh co và tìm đường thoái thác. Một thực tế vô cùng nhức nhối trong xã hội hiện đại.
>> Con đua xe, cha mẹ đóng phạt
Do vậy, muốn cải thiện tình hình, giảm số lượng thanh thiếu niên đua xe, bốc đầu, gây mất trật tự, an ninh xã hội, theo tôi, trước tiên cần sự thay đổi quyết liệt từ nhận thức của những người lớn, mà cụ thể là gia đình và nhà trường. Nếu không có người định hướng từ sớm, việc các em dễ dàng chệch đường, trở thành thành phần bất hảo cũng là điều tất yếu.
Bên cạnh đó, cũng cần những chế tài pháp luật mạnh mẽ hơn, cứng rắn hơn để răn đe thế hệ trẻ vi phạm luật pháp. Hiện nay, mức phạt dành cho các thanh, thiếu niên vi phạm Luật Giao thông vẫn còn khá nhẹ, chủ yếu dừng lại ở việc xử phạt hành chính vài trăm đến vài triệu đồng, tạm giữ phương tiện một thời gian ngắn. Mọi chuyện hầu như được giải quyết nhanh gọn khi các em có cha mẹ, người thân đến bảo lãnh, nộp phạt hộ. Chính điều này vô tình khiến các bạn trẻ thêm thờ ơ, lỳ lợm, không biết sợ, không nhận thức được sai phạm của mình, và dễ dàng tái phạm sau đó.
Theo tôi, để đảm bảo tính răn đe, đem lại hiệu quả giáo dục nhận thức cho giới trẻ, chúng ta cần những chế tài xử lý mạnh hơn nữa, không chỉ là tăng mức phạt hành chính mà còn phải kết hợp tịch thu phương tiện với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tái phạm nhiều lần; áp dụng hình thức lao động công ích cho trẻ vị thành niên; yêu cầu gia đình phải ký cam kết quản thúc, giáo dục lại con em mình, nếu không làm được sẽ phải chịu xử lý chung; đề nghị các trường học phải có hình thức kỷ luật khi học sinh vi phạm giao thông (hạ hạnh kiểm, không cho lên lớp), đồng thời giao cho giáo viên phụ trách phải có biện pháp giáo dục lại học sinh của mình...
Nói tóm lại, để chấn chỉnh lại nhận thức và hành vi của giới trẻ, cần sự chung tay vào cuộc từ cả ba phía: gia đình, nhà trường và pháp luật. Có như vậy mới không còn những đám trẻ đầu trần "đi bão" vì nghĩ thế là hơn người, trả lại sự bình yên cho xã hội và sự an toàn cho người tham gia giao thông.
Mạnh Trần
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
- 'Tổ lái' nhan nhản trên đèo Bảo Lộc
- Biển cảnh báo xe máy chạy quá tốc độ
- Những đoàn xe đạp thể dục thách thức xã hội
- 'Cần tăng gấp 5 lần tiền xử phạt giao thông'
- Phạt 200.000 đồng khó ngăn 'dân chơi' xe đạp chiếm đường ôtô
- 'CSGT không cần đu bám xe bắt người vi phạm'
Từ khóa » Cách Vẽ Xe Máy Bốc đầu
-
Cách Vẽ Xe Wave Bốc đầu - LuTrader
-
Top #10 Cách Vẽ Xe Máy Bốc Đầu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 7 ...
-
Cách Vẽ Xe Máy Mới Nhất 2022 - Vẽ.vn
-
Vẽ Tranh Đua Xe Mô Tô/How To Draw Racing Motorcycle - YouTube
-
Hướng Dẫn Vẽ Người Đi Xe Máy Đơn Giản - Thienthanhlimo
-
Học Vẽ Và Tô Màu Tranh Về Đề Tài Giao Thông - ART CRAFTS
-
Kỹ Thuật Bốc đầu Xe Máy Cho Người Mới Tập
-
Bốc đầu Xe đạp Trên Phố Hà Nội Hồ Gươm - TikTok
-
Chủ đề Xem Nhiều Trên Website Từ TOP #1
-
Con Gái Mẫu Giáo Lấy Bút Vẽ Bậy Lên Xe ô Tô, ông Bố Tức điên Nhưng ...
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Cách Vẽ Xe Satria Mới Nhất 7/2022 # Top ...
-
Chủ đề Xem Nhiều Trên Website Từ TOP #1
-
Cách Bốc đầu Sonic | HoiCay - Top Trend News