Cha Mẹ Mất Không để Lại Di Chúc Thì đất đai được Phân Chia Như Thế ...
Có thể bạn quan tâm
Phân chia đất đai khi cha mẹ mất không để lại di chúc là quyền lợi của mỗi người thừa kế. Đất đai là tài sản rất có giá trị nên phân chia thừa kế để đảm bảo quyền lợi của tất cả các người thừa kế khi người để lại di sản không có di chúc trở thành một vấn đề khá rắc rối. Bên cạnh đó, đất đai cũng là một loại tài sản rất đặc thù vậy làm thế nào để phân chia thừa kế với tài sản là đất đai. Bài viết sẽ hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Mục Lục
- 1 Quy định chung về chia di sản thừa kế không có di chúc
- 1.1 Khi cha mẹ mất không để lại di chúc thì chia thừa kế như thế nào?
- 1.2 Người thừa kế theo luật định
- 1.3 Di sản thừa kế bao gồm những gì?
- 2 Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì phân chia như thế nào?
- 3 Quyền sử dụng đất được để lại thừa kế trong trường hợp nào?
- 4 Điều kiện khởi kiện liên quan đến di sản thừa kế là đất đai
- 5 Dịch vụ luật sư tư vấn, soạn thảo và tham gia tố tụng các vụ án về tranh chấp di sản thừa kế
Quy định chung về chia di sản thừa kế không có di chúc
Khi cha mẹ mất không để lại di chúc thì chia thừa kế như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản để thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật liên quan đến thừa kế.
>> Xem thêm: Con Cái Từ Mặt Cha Mẹ Có Được Hưởng Thừa Kế Không?
Người thừa kế theo luật định
Hàng thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, tức việc phân chia thừa kế khi không có di chúc phải tuân thủ theo quy định về người thừa kế theo pháp luật. Thứ tự của hàng thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế ở hàng sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Di sản thừa kế bao gồm những gì?
Di sản bao gồm tất cả những vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản (động sản và bất động sản) mà người để lại thừa kế sở hữu, gồm:
- Tài sản riêng của người chết,
- Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Đất đai là bất động sản nhưng không thuộc sở hữu của các chủ thể khác Nhà nước nên đất đai không thể là di sản. Tuy nhiên, cá nhân có thể là người có quyền sử dụng đất hợp pháp nên quyền sử dụng đất có thể là di sản thừa kế.
Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì phân chia như thế nào?
Việc phân chia thừa kế đất đai phải tuân theo quy định của pháp luật
Về cơ bản, khi chia thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế trong cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản như nhau. Việc phân chia quyền sử dụng đất cũng như vậy: dựa trên số người được nhận di sản thừa kế để phân chia quyền sử dụng đất thành các phần bằng nhau.
Thủ tục thừa kế không có di chúc được thực hiện tại văn phòng công chứng nơi có đất đai để lại theo quy định tại Điều 57 Luật công chứng 2014.
Để tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế, giấy tờ cần có trong hồ sơ gồm:
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa những người đồng thừa kế;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ),quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- CMND hoặc hộ chiếu, hộ khẩu của người những người được thừa kế;
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của những người được thừa kế theo pháp luật với người chết (giấy khai sinh, đăng ký kết hôn…).
Quyền sử dụng đất được để lại thừa kế trong trường hợp nào?
Không phải mọi trường hợp quyền sử dụng đất đều là di sản thừa kế. Điều kiện để quyền sử dụng đất trở thành di sản của người chết phải đáp ứng quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013;
- Đất không có tranh chấp;
- “Quyền sử dụng đất” không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Điều kiện khởi kiện liên quan đến di sản thừa kế là đất đai
khởi kiện chia di sản thừa kế là đất đai
Đối với các tranh chấp về quyền sử dụng đất là di sản thừa kế, hòa giải không phải là điều kiện bắt buộc để khởi kiện giải quyết vụ án. Quy định này căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP. Do đó, nếu hàng thừa kế phát sinh tranh chấp có thể trực tiếp khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu giải quyết.
Biết rõ được quy định này, người có quyền lợi, nghĩa vụ sẽ tiết kiệm được thời gian giải quyết tranh chấp và nhanh chóng phân chia tài sản phù hợp, hiệu quả.
>> Xem thêm: Cách sang tên sổ đỏ cha mẹ để lại khi mất không di chúc
Dịch vụ luật sư tư vấn, soạn thảo và tham gia tố tụng các vụ án về tranh chấp di sản thừa kế
Luật sư tư vấn và hỗ trợ giải quyết thừa kế cha mẹ chết không để lại di chúc, bao gồm các nội dung sau:- Tư vấn pháp lý về thừa kế di sản: Giải thích các quy định pháp luật về thừa kế di sản, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, các trường hợp thừa kế theo pháp luật,…
- Tư vấn về trình tự, thủ tục thừa kế di sản khi cha mẹ mất không để lại di chúc: Hướng dẫn các bước thực hiện thủ tục thừa kế, các giấy tờ cần chuẩn bị,…
- Soạn thảo đơn từ và giấy tờ liên quan đến phân chia di sản là đất đai khi cha mẹ mất không để lại di chúc: Soạn thảo hợp đồng tặng cho, văn bản thỏa thuận phân chia di sản,…
- Hoàn thành thủ tục phân chia di sản là đất đai khi cha mẹ mất không để lại di chúc: Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai,…
- Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp di sản là quyền sử dụng đất: Đánh giá vụ việc, đưa ra phương án giải quyết phù hợp,…
- Soạn thảo đơn khởi kiện và văn bản tố tụng liên quan: Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự,…
- Đại diện theo ủy quyền hoặc tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng: Đại diện khách hàng tham gia tố tụng tại Tòa án,…
Như vậy, hàng thừa kế của người mất có quyền được khai nhận và thừa hưởng di sản của mất trong trường hợp không có di chúc. Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế được luật quy định và được chúng tôi trình bày cụ thể tại bài viết trên. Quý bạn đọc có thắc mắc, rắc rối hoặc có nhu cầu tư vấn luật thừa kế vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900636387 để được hỗ trợ tốt nhất.
Từ khóa » Con Gái Không Hợp Với Mẹ Ruột
-
Mối Quan Hệ Giữa Mẹ Và Con Gái - VỤ GIA ĐÌNH
-
Khi Mẹ đẻ Và Con Gái Không Hợp Nhau ! - Webtretho
-
8 Loại Quan Hệ độc Hại Giữa Mẹ Và Con Gái - Tâm Lý Học Tội Phạm
-
Tôi Luôn Khó Chịu Với Mẹ đẻ - VnExpress
-
CHƯƠNG 17: NGHIỆP QUẢ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI - Những Bí ...
-
Than Thở - Không Hợp Với Mẹ Đẻ
-
Mẹ Ruột Tranh Cãi Gay Gắt Với Con Gái Về Tình Trạng Chậm Nói Của Cháu
-
Không Thể Sống Chung Với... Mẹ đẻ Dù Nhà Chỉ Có Hai Con Gái
-
Tôi Cũng đang Bế Tắc Và Mệt Mỏi Về Bố Mẹ đẻ!
-
Tôi Và Mẹ Ruột Khắc Khẩu Nhiều Năm, Không Thể Sống Chung
-
Làm Cha Mẹ Ngày Càng Khó! - Phunuonline
-
Phải Làm Sao để Chồng Tôi Không Còn Oán Thù Mẹ Ruột Của Anh?
-
Mẹ Ruột Thiện Nhân: Mong Cộng đồng Mạng đừng Chỉ Trích Con Gái