Cha Mẹ Nên Biết: Trẻ Nhỏ Bị Nổi Mụn Li Ti Là Bị Làm Sao Và Xử Lý Thế Nào
1. Vì sao trẻ nhỏ bị nổi mụn li ti
1.1. Mụn sữa
Mụn sữa (nang kê, mụn trứng cá sơ sinh) thường xuất xuất hiện trong những tháng đầu đời và một số trường hợp có thể kéo dài đến 2 tuổi. Đây là các nốt nhỏ nhỏ li ti, màu trắng hoặc hơi vàng, không có nhân, không gây đau hoặc ngứa.
Trẻ nhỏ bị nổi mụn li ti có thể là do mọc mụn sữa
Trẻ nhỏ bị nổi mụn li ti dạng mụn sữa chủ yếu mọc ở quanh mắt, trán, ngực, má, mũi; số ít có ở niêm mạc miệng, thân, chân tay. Trong trường hợp này thì cha mẹ không cần phải lo lắng vì chúng sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, cha mẹ không nên nặn hay làm vỡ mụn vì việc làm ấy rất dễ khiến da trẻ bị nhiễm trùng.
1.2. Nổi mề đay
Khởi đầu của mề đay là những vết phát ban dạng mụn nhỏ hơi giống muỗi đốt, khiến trẻ ngứa ngáy. Điều đáng nói là nguyên nhân chính xác khiến trẻ nhỏ bị nổi mề đay rất khó xác định. Vì thế, khi nghi ngờ con mình bị nổi mề đay, cha mẹ cần chú ý:
- Không cho trẻ dùng các loại thuốc hay thực phẩm có khả năng gây dị ứng nữa.
- Cắt gọn móng tay để khi trẻ gãi không bị trầy xước da.
- Tránh cho da trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một cách trực tiếp.
- Hạn chế cho trẻ vận động vì khiến mồ hôi ra nhiều càng tăng cơn ngứa.
- Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho trẻ để da không bị cọ xát nhiều.
1.3. Rôm sảy
Rất nhiều trẻ nhỏ bị nổi mụn li ti là do mọc rôm. Biểu hiện của hiện tượng rôm sảy là da có các nốt sần màu đỏ, đôi khi có chút nước bên trong, gây ngứa rát, khiến trẻ quấy khóc và khó chịu. Nhiều trẻ do ngứa ngáy quá nên gãi làm trầy xước da gây ra lở loét và viêm nhiễm.
Nóng bức hoặc ra nhiều mồ hôi có thể khiến trẻ nổi rôm sảy là các mụn đỏ li ti
Nguyên nhân khiến trẻ mọc rôm sảy là do nóng bức, bụi bẩn từ môi trường bên ngoài hoặc mặc quần áo quá dày khiến cho mồ hôi trẻ ra nhiều trong khi tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện nên xảy ra tình trạng ứ đọng mồ hôi và nổi nốt đỏ trên da. Ngoài ra, sốt cao, vận động quá nhiều, nằm lồng kính hoặc bít tắc tuyến mồ hôi do vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ sơ sinh.
1.4. Viêm da thể tạng
Trẻ sơ sinh 3 - 6 tháng tuổi cũng rất dễ bị viêm da thể tạng (chàm sữa). Tùy theo độ tuổi và cơ địa của từng bé mà triệu chứng viêm da thể tạng cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, biểu hiện chung của bệnh là da có các mảng sần đỏ sau đó trẻ nhỏ bị nổi mụn li ti trông như bóng nước gây ngứa và khô da. Khi mụn rỉ nước sẽ kết thành vảy.
Mặc dù viêm da thể tạng không gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của trẻ nhưng tổn thương mà nó gây ra cho da lại khiến trẻ rất khó chịu, quấy khóc, về lâu dài có thể để lại hậu quả thẩm mỹ xấu.
2. Khi trẻ nhỏ bị nổi mụn li ti cha mẹ nên làm gì
2.1. Thời điểm cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ
Hầu hết các trường hợp trẻ nhỏ bị nổi mụn li ti là lành tính. Nếu bé nổi mụn và kèm theo các dấu hiệu như: da vàng sẫm, bỏ bú, sốt,... thì cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân và biện pháp xử lý hiệu quả
Không chỉ thế, khi trẻ bị mọc mụn li ti cha mẹ cũng sẽ hoang mang, không biết nên dùng thuốc gì cho trẻ. Đây là tâm lý dễ hiểu và hầu hết chúng ta không thể tự nhận diện được trẻ bị như vậy là bệnh gì. Vì thế, đến khám bác sĩ sẽ giúp cha mẹ tháo gỡ được băn khoăn, từ đó biết cần phải làm gì cho con mình.
2.2. Cách chăm sóc da cho trẻ tại nhà
Khi trẻ nhỏ bị nổi mụn li ti, cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý dùng bất cứ loại kem nào bôi lên da trẻ, điều duy nhất cha mẹ nên làm đó là:
- Hãy vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho làn da của trẻ bằng sữa tắm cho trẻ sơ sinh kèm nước mỗi ngày một lần sau đó nhẹ nhàng lau khô. Trong quá trình vệ sinh da cho trẻ, cha mẹ cần nhớ tuyệt đối không được chà rửa nhiều vì nó càng làm cho da bị kích thích mạnh hơn.
- Kiên nhẫn chờ chúng biến mất nếu chúng không khiến trẻ khó chịu. Đừng cố tìm mọi cách để loại bỏ nó nếu chưa biết bản chất đó là mụn gì.
Nếu trẻ nhỏ bị nổi mụn li ti là dạng mụn sữa thì không đáng lo vì nó không ảnh hưởng đến sức khỏe và sẽ tự biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, khi chúng gây viêm, ngứa ngáy thì cha mẹ cần thận trọng trong việc chăm sóc da cho trẻ. Cha mẹ cần tránh tự mua thuốc bôi da cho trẻ khi chưa biết vì sao con mình bị như vậy và chưa được sự chỉ định từ bác sĩ dựa trên kết quả thăm khám cho trẻ.
Đưa trẻ khám bác sĩ da liễu uy tín là việc tốt nhất cha mẹ có thể làm cho trẻ chứ không phải là cứ ở nhà nghe lời mách bảo hay theo kinh nghiệm của bất kỳ ai. Việc tự ý chữa trị cho trẻ sẽ khiến cho quá trình thăm khám và điều trị sau đó của bác sĩ gặp nhiều khó khăn, để lại hậu quả xấu cho làn da của trẻ.
Nếu đang gặp phải khó khăn khi nhận diện hiện tượng trẻ nhỏ bị nổi mụn li ti, cha mẹ cũng có thể gọi điện trực tiếp đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để chia sẻ cùng chuyên viên y tế. Với bề dày kinh nghiệm và sự vững vàng về kiến thức chuyên môn, chuyên viên y tế của chúng tôi sẽ đưa ra những tư vấn hữu ích và hiệu quả để cha mẹ biết làm gì là tốt nhất cho trẻ trong tình huống này.
Từ khóa » Da Sần ở Trẻ Em
-
Da Bé Bị Nổi Hạt Sần Sùi Có Nguy Hiểm Hay Không? Cách điều Trị?
-
Da Bé Bị Khô Và Sần Có Phải Do Viêm Da Cơ địa?
-
Tổng Hợp 15 Bệnh Về Da Em Bé Bố Mẹ Cần Phải Biết - KidsPlaza
-
Da Bé Bị Nổi Hạt Sần Sùi Có Phải Là Bất Thường? - Vinmec
-
Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ Có 4 Loại Da, Mẹ đã Biết Chưa? - Hello Bacsi
-
Bệnh Về Da ở Trẻ Sơ Sinh: Cách Nhận Biết, điều Trị Và Phòng Ngừa ...
-
Những Bất Thường ở Da Thường Gặp - Bệnh Viện Nhi đồng 1
-
Bé Bị Viêm Da Dị ứng Cần Làm Gì để Cải Thiện?
-
Trẻ Bị Viêm Da Cơ địa: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Tại Nhà | Medlatec
-
Trẻ Bị Nổi Mẩn ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | TCI Hospital
-
Cảnh Giác Viêm Da Cơ địa Mùa Hanh Khô ở Trẻ Em
-
12 Tổn Thương Da Thường Gặp ở Trẻ
-
Bệnh Ngoài Da ở Trẻ Sơ Sinh: Những Vấn đề Về Da Bé Sơ Sinh Dễ Mắc ...