Chắc Hẳn, Phần Lớn Người Học Tiếng Anh đều đã Khá Quen Thuộc Với Hai Thì: Quá Khứ Đơn Và Quá Khứ Tiếp Diễn. ... 1. Cấu Trúc Của Thì Quá Khứ đơn Và Quá Khứ Tiếp Diễn.
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn, phần lớn người học tiếng Anh đều đã khá quen thuộc với hai thì: Quá khứ Đơn và Quá khứ Tiếp diễn trong 12 thì trong tiếng Anh cơ bản. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết là hai thì này còn có thể kết hợp với nhau để diễn tả một tình huống rất hay gặp trong đời sống? Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại cấu trúc và học cách kết hợp thì Quá khứ Đơn và thì Quá khứ Tiếp diễn một cách chi tiết nhé!
1. Cấu trúc của thì Quá khứ đơn và Quá khứ tiếp diễn
Trước hết, ta hãy cùng ôn lại cấu trúc của thì Quá khứ đơn và thì Quá khứ tiếp diễn nhé!
Quá khứ đơn | Quá khứ tiếp diễn | |
---|---|---|
Khẳng định | Subject + verb (v-ed/v2) + (object) + … | Subject + was/were + v-ing + (object) + … |
Phủ định | Subject + did not/didn’t + verb (nguyên mẫu) + (object) + … | Subject + was not/were not + v-ing + (object) + …Subject + wasn’t/weren’t + v-ing + (object) + … |
Nghi vấn | Did + subject + verb (nguyên mẫu) + (object) + … ? | Was/Were + subject + v-ing + (object) + … ? |
2. Chức năng của việc kết hợp Quá khứ Đơn với Quá khứ Tiếp diễn
Khi ta muốn diễn tả một hành động đang diễn ra trong quá khứ và đột nhiên bị một hành động khác cắt ngang ta sẽ kết hợp thì Quá khứ Tiếp diễn (hành động đang diễn ra) với thì Quá khứ Đơn (hành động cắt ngang). Hãy cùng xem qua những ví dụ sau:
Ví dụ 1:While I was presenting our new project, the Marketing Manager entered the room.(Trong khi tôi đang thuyết trình về dự án mới của chúng tôi, Trưởng phòng Marketing bước vào phòng.)Phân tích: – Hành động đang diễn ra: “Tôi đang thuyết trình về dự án”.– Hành động cắt ngang: “Trưởng phòng Marketing bước vào”.
Ví dụ 2:I was typing a report when my leader asked me to go to the meeting room with her.(Tôi đang đánh máy báo cáo khi trưởng nhóm của tôi bảo tôi đến phòng họp cùng cô ấy.)Phân tích: Hành động đang diễn ra: “tôi đang đánh máy báo cáo”.Hành động cắt ngang: “trưởng nhóm của tôi bảo tôi đến phòng họp”.
Đăng Ký Liền Tay Lấy Ngay Quà Khủng
★ Ưu đãi lên đến 25% ★Khi đăng ký khóa học tại TalkFirst Name Phone Course Khóa học mà bạn quan tâm: Khóa học Tiếng Anh Giao tiếp Ứng dụng Khóa học Thuyết trình Tiếng Anh Khóa học Tiếng Anh cho dân IT Khóa học Tiếng Anh cho người mất gốc Khóa học tiếng Anh phỏng vấn xin việc Khóa học Luyện thi IELTS Khóa học Luyện thi IELTS Online Đăng ký ngayĐăng Ký Liền Tay Lấy Ngay Quà Khủng
★ Ưu đãi lên đến 35% ★Khi đăng ký khóa học tại TalkFirst Name Phone Course Khóa học mà bạn quan tâm: Khóa học Tiếng Anh Giao tiếp Ứng dụng Khóa học Thuyết trình Tiếng Anh Khóa học Tiếng Anh cho dân IT Khóa học Tiếng Anh cho người mất gốc Khóa học Luyện thi IELTS Khóa học Luyện thi IELTS Online Khóa học Luyện thi IELTS Writing Online Khóa học Luyện thi IELTS Speaking Online Đăng ký ngay3. Cấu trúc kết hợp hai thì Quá khứ Đơn và Quá khứ Tiếp diễn
Chắc hẳn qua hai ví dụ trên, các bạn đã nắm được phần nào cấu trúc kết hợp hai thì Quá khứ Đơn và Quá khứ Tiếp diễn. Chúng ta hãy cùng nhau xem lại bốn cấu trúc tổng quát bên dưới nhé:
Lưu ý:
- ‘While’ sẽ đi trước vế dùng thì Quá khứ Tiếp diễn và ‘when’ sẽ đi trước vế dùng thì Quá khứ Đơn.
- Khi ta đẩy 2 liên từ ‘while’ và ‘when’ lên đầu câu thì giữa 2 vế phải có dấu “,”.
Nhìn chung, bốn cấu trúc này chỉ khác nhau về mặt hình thức còn về đại ý vẫn giống nhau. Ta hãy thử xem bốn ví dụ bên dưới để hiểu thêm nhé:
Ví dụ:1. While they were discussing the new project, their boss called for a meeting. (Lúc họ đang thảo luận dự án mới, sếp của họ triệu tập một cuộc họp.)
2. When their boss called for a meeting, they were discussing the new project.(Khi sếp của họ triệu tập một cuộc họp, họ đang thảo luận dự án mới.)
3. They were discussing the new project when their boss called for a meeting. (Họ đang thảo luận dự án mới khi sếp của họ triệu tập một cuộc họp.)
4. Their boss called for a meeting while they were discussing the new project. (Sếp của họ triệu tập một cuộc họp lúc họ đang thảo luận dự án mới.)
Vậy, dù hình thức câu và phần dịch nghĩa tiếng Việt có chút khác biệt nhưng nhìn chung, 4 câu trên đều thể hiện đại ý: “họ đang thảo luận giữa chừng thì sếp mở cuộc họp”.
Trên đây là cấu trúc, chức năng và cách kết hợp hai thì Quá khứ quen thuộc: Quá khứ Đơn và Quá khứ Tiếp diễn mà TalkFirst muốn chia sẻ với bạn. TalkFirst mong rằng, qua bài viết này, bạn sẽ học thêm được một cách diễn đạt hay về một tình huống hay xảy ra trong đời sống. Hẹn gặp bạn trong những bài viết sắp tới nhé!
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Phân biệt thì Hiện tại hoàn thành và Hiện tại hoàn thành tiếp diễn
Thường xuyên ghé thăm website Talkfirst.vn để có thêm những kiến thức về tự học tiếng Anh giao tiếp dành cho người đi làm & đi học bận rộn nhé!
Từ khóa » Công Thức Quá Khứ đơn Và Quá Khứ Tiếp Diễn
-
Unit 3: Thì Quá Khứ đơn Và Thì Quá Khứ Tiếp Diễn (The Past Simple ...
-
Thì Quá Khứ Tiếp Diễn Trong Tiếng Anh (Past Continuous) đầy đủ Nhất
-
Bài 4: Phân Biệt Quá Khứ đơn Và Quá Khứ Tiếp Diễn: Dễ Hay Khó?
-
Phân Biệt Thì Quá Khứ đơn Và Quá Khứ Tiếp Diễn
-
Thì Quá Khứ Tiếp Diễn: Công Thức, Cách Dùng Và Bài Tập
-
Thì Quá Khứ Tiếp Diễn Past Continuous - Bài Tập Có đáp án
-
Cách Dùng Thì Quá Khứ đơn (Past Simple) & Thì Quá Khứ T...
-
Thì Quá Khứ đơn (Simple Past) - Công Thức, Cách Dùng Và Bài Tập
-
Phân Biệt Thì Quá Khứ Đơn Và Quá Khứ Tiếp Diễn - Bài 9 - YouTube
-
Phân Biệt Thì Quá Khứ đơn Và Quá Khứ Tiếp Diễn - Kênh Tuyển Sinh
-
Phân Biệt Quá Khứ đơn Và Quá Khứ Tiếp Diễn - Clever Junior
-
Phân Biệt Thì Quá Khứ đơn Và Quá Khứ Tiếp Diễn - TiengAnhK12
-
Chinh Phục Bài Tập Công Thức Thì Quá Khứ Đơn Và Quá Khứ Tiếp Diễn
-
Phân Biệt Thì Quá Khứ đơn Và Quá Khứ Tiếp Diễn - Ngữ Pháp Tiếng Anh