Châm Cứu Bằng Ngải Cứu (Cứu Ngải) Là Gì? - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Tổng quan phương pháp cứu ngải (châm cứu bằng ngải cứu)
- Công dụng và kỹ thuật phương pháp châm cứu bằng ngải cứu
- Cách làm điếu ngải bằng ngải cứu
- Lưu ý khi sử dụng phương pháp châm cứu bằng ngải cứu
Nhắc đến châm cứu, đa số mọi người đều biết đến kỹ thuật “châm” mà ít biết kỹ thuật “cứu”. Trên thực tế, phương pháp cứu ngải (châm cứu bằng ngải cứu) là một trong những liệu pháp điều trị bệnh hiệu quả từ lâu đời của Đông y. Hãy cùng YouMed tìm hiểu về nguồn gốc và công dụng của phương pháp này nhé!
Tổng quan phương pháp cứu ngải (châm cứu bằng ngải cứu)
Phương pháp cứu ngải (châm cứu bằng ngải cứu) là gì?
Các phương pháp nhiệt trị liệu các trường hợp đau, liệt ngày nay rất phổ biến. Một số kỹ thuật thường được áp dụng hiện nay là đèn hồng ngoại, chườm ấm, nhúng paraffin… Đông Y từ ngàn xưa cũng đã áp dụng nhiệt trị liệu thông qua phương pháp cứu.
Cứu là dùng sức nóng tác động vào các huyệt vị, đường kinh. Cứu trong thời gian dài hay ngắn, ấm hay nóng tùy thuộc tình trạng bệnh lý. Khác với các phương pháp hiện đại dùng nhiệt tác động lên một vùng cơ thể.
Mục đích
Tác dụng chính của phương pháp cứu ngải (châm cứu bằng ngải cứu) là điều khí, khai thông huyệt đạo đang bị tắc trở, nhằm phòng và điều trị bệnh. Ngải cứu được hơ trên da tạo cảm giác nóng nhưng dịu, không bỏng rát. Sức nóng vào sâu đến huyệt tạo cảm giác thoải mái. Bên cạnh đó, mùi hương đặc trưng của ngải cứu còn có tác dụng an thần, định tâm. Theo Y học hiện đại, việc thay đổi nhiệt độ trên da tạo một cung phản xạ mới, giúp ức chế cung phản xạ “bệnh lý” trước đó.
Chỉ định
Phương pháp cứu ngải (châm cứu bằng ngải cứu) dùng sức nóng là chủ yếu để điều hoà khí huyết trong kinh lạc. Theo lý luận Y học cổ truyền, bệnh có tính “Hàn” thì phải dùng “Nhiệt” để chữa. Cứu là một trong những cách hiệu quả nhất để đem nhiệt vào cơ thể. Vì thế, chỉ định của phép cứu phù hợp với tất cả các bệnh lý hoặc rối loạn thể “Hàn” theo Đông Y. Các bệnh lý này bao gồm thực hàn và hư hàn.
- Thực hàn: bệnh lý sinh ra do nhiễm khí lạnh, thời tiết lạnh, đồ ăn sống lạnh vào cơ thể. Thuộc nhóm này có thể kể đến: đau và co cơ do lạnh, liệt dây thần kinh VII ngoại vi do lạnh, tiêu chảy phân sống …
- Hư hàn: Đông Y có câu “Dương hư sinh Hàn”. Bệnh lý nhóm hư Hàn do khí huyết kém, sinh ra chứng tay chân lạnh, hay bị tiêu chảy, hay tự đổ mồ hôi … Các nhóm bệnh lý sinh dục thể Hàn như rối loạn kinh nguyệt ở nữ; di tinh, liệt dương ở nam.
Chống chỉ định
Phương pháp cứu ngải (châm cứu bằng ngải cứu) không được áp dụng cho một số trường hợp sau:
- Các bệnh lý được chẩn đoán thể “Nhiệt” theo Đông Y.
- Bệnh nhân bị dị ứng với một số miếng lót ngải như gừng, tỏi …
- Không cứu bỏng, cứu gián tiếp ở một số vùng liên quan thẩm mỹ và chức năng cao như vùng mặt, vùng mắt, các vùng khớp.
Công dụng và kỹ thuật phương pháp châm cứu bằng ngải cứu
Tuỳ theo mục đích điều trị cụ thể mà sẽ sử dụng kỹ thuật cứu khác nhau.
Cứu bằng điếu ngải
Phương pháp cứu bằng điếu ngải gồm 4 cách: cứu điếu ngải để yên, cứu xoay tròn, cứu điếu ngải lên xuống, cứu nóng.
Cứu điếu ngải để yên (cứu ấm)
Đốt đầu điếu ngải, hơ trên huyệt cần cứu. Điếu ngải cách da khoảng 2 cm. Cứu đến khi vùng huyệt được cứu hồng lên, người bệnh cảm thấy nóng ấm là được. Cách cứu này được áp dụng với tất cả chỉ định của phép cứu.
Cứu xoay tròn
Đốt đầu điếu ngải, để điếu cách xa da khoảng 1 đến 2 cm. Từ từ di chuyển điếu ngải theo vòng tròn, từ trong ra ngoài, hẹp đến rộng. Cách cứu này được áp dụng với các vùng cứu rộng, điều trị bệnh ngoài da.
Cứu điếu ngải lên xuống (còn gọi là cứu mổ cò)
Đốt đầu điếu ngải. Lần lượt đưa điếu ngải lại gần rồi xa da, liên tục nhiều lần. Cứu mổ cò trong khoảng 2 – 5 phút mỗi huyệt. Cách cứu này thường dùng cho thực chứng – các bệnh cấp, tiến triển nhanh, và trẻ em.
Cứu nóng
Dùng điếu ngải ngắn khoảng 2 – 3 cm. Đốt gián tiếp qua 1 lát gừng, 1 lát tỏi, nhúm muối hoặc kim châm cứu trên da. Tuỳ thuộc vào vật dẫn mà phép cứu này có tác dụng khác nhau. Cứu qua gừng giúp ôn trung tán hàn, cứu qua tỏi giúp tiêu viêm trừ độc, cứu qua kim giúp nhiệt đưa vào sâu hơn…
Cứu bằng mồi ngải
Phương pháp cứu bằng mồi ngải bao gồm cứu mồi trực tiếp và cứu mồi gián tiếp.
Cứu mồi trực tiếp
Nén mồi ngải thành hình tháp rồi đặt trực tiếp vào vị trí huyệt cần cứu. Đốt cháy khoảng nửa mồi thì thay mồi ngải khác. Lần lượt thay đến khi vị trí huyệt hiện lên quầng đỏ.
Cứu mồi gián tiếp
Dùng lát gừng, lát tỏi… đặt giữa da và mồi ngải. Cách cứu này gia tăng thêm tác dụng của phép cứu nhờ vật dẫn. Tuy nhiên, cách này dễ gây bỏng nên cần chú ý hơn.
Hiện nay, có rất nhiều dụng cụ hỗ trợ cho phép cứu để nó trở nên an toàn và dễ ứng dụng. Một số dụng cụ phổ biến trên thị trường như máy ngải cứu, đệm ngải cứu, hộp xông ngải cứu…
Cách làm điếu ngải bằng ngải cứu
Ngải cứu là một trong những loại thực vật dễ sinh sống, khá phổ biến ở nước ta. Để mang lại dược tính cao nhất, cần thu hoạch những cây ngải được trồng lâu năm. Thu hoạch tốt nhất vào dịp Tết Đoan Ngọ.
Sau thu hoạch, tước hết các phần gân và cuống lá, phơi khô, vò nát phần lá. Theo kinh nghiệm dân gian, có 2 phương pháp để làm ngải cứu:
- Phương pháp 1: Sử dụng cả lá và cành đem sấy gió hoặc phơi âm cang. Phơi đến khi lá ngải khô thì đập hoặc tán mịn thành bột rồi rây bột. Sau khi rây thu được phần lông trắng, chất tơi gọi là ngải nhung.
- Phương pháp 2: Sau thu hoạch đem lá ngải cứu rửa sạch, phơi khô 1 – 2 nắng rồi cho vào chảo gang lớn. Sao lá ngải với lửa nhỏ, đến khi lá giòn rồi hạ thổ ít nhất 12 tiếng. Sau đó giã nát và chà xát đến khi thành bột. Nhặt, rây bỏ hết phần cuống lá, gân lá và giữ lại lông trắng là ngải nhung.
Ngải nhung là phần xơ của lá cây ngải cứu đã phơi khô, vò nát, bỏ cuống và gân lá. Phần này chứa nhiều tinh dầu, cháy lâu, không cặn. Ngày nay, người ta còn bổ sung vào ngải nhung một số bột dược liệu khác như quế, bạc hà, xạ hương để làm tăng mùi thơm cũng như công dụng của nó. Từ ngải nhung ta có thể làm điếu ngải hoặc mồi ngải.
Điếu ngải
Ngải nhung tán nhỏ, cuốn nén lại thành điếu, nhang trong giấy dó. Chiều dài điếu ngải khoảng 13 – 15 cm, được gói chặt 2 đầu. Dùng điếu ngải đốt hoặc hơ lên trên huyệt.
Mồi ngải
Ngải nhung tán nhỏ, phơi khô. Khi cứu, dùng 3 ngón tay ép chặt một ít ngải nhung tạo thành hình tháp. Đặt trực tiếp hoặc gián tiếp lên huyệt. Thường dùng mồi ngải gián tiếp – đốt thông qua miếng gừng, tỏi, muối. Hiện nay, cách cứu này ít dùng do dễ làm bỏng da.
Lưu ý khi sử dụng phương pháp châm cứu bằng ngải cứu
- Thầy thuốc khi cứu cần lựa chọn tư thế đúng, phù hợp, bộc lộ rõ phần được cứu. Tốt nhất, vùng được cứu cần hướng lên trên, mặt da nằm ngang.
- Bệnh nhân cần phải thoải mái trong suốt thời gian cứu.
- Khi cứu, thầy thuốc cần tập trung vào điếu ngải và vị trí cần cứu. Tránh làm bỏng, rơi tro cứu lên người bệnh. Tốt nhất nên đặt tay còn lại cùng với mặt da người bệnh để cảm nhận độ nóng. Đặc biệt tại các vùng da mặt, vùng gần khớp. Nếu bị bỏng có thể gây mất thẩm mỹ, mất chức năng do sẹo.
- Thời gian cứu chỉ từ 2 – 3 phút/huyệt. Không nên lạm dụng cứu quá nhiều ở 1 huyệt.
- Một số đối tượng có da mẫn cảm, đái tháo đường chưa kiểm soát nên hạn chế sử dụng.
- Tránh gió và nước khoảng 2 tiếng sau khi thực hiện phép cứu.
Cứu ngải (châm cứu bằng ngải cứu) là phương pháp điều trị bệnh độc đáo và có từ lâu đời của y học cổ truyền. Lợi dụng sức nóng kích thích vào các huyệt vị, giúp khai thông kinh lạc, điều hoà khí huyết. Bài viết nêu lên nguồn gốc, ý nghĩa và một số kỹ thuật, lưu ý khi ứng dụng phép cứu trong điều trị bệnh.
Từ khóa » điếu Ngải Cứu Là Gì
-
Lá Ngải Cứu Khô Quấn Thàh điếu Dùng Cho Phòng Khám
-
Kỹ Thuật Cứu Ngải - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
Kỹ Thuật Cứu Ngải | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Điếu Ngải Là Gì? Cách Làm Và Chữa Bệnh Bằng ... - Đông Y Nhân Nghĩa
-
Kỹ Thuật Tự Làm điếu Ngải, Nhang Ngải Cứu - LAVEN VIETNAM
-
Cứu: Phương Pháp điều Trị Hiệu Quả Và độc đáo
-
Điếu Ngải Cứu - Loại Trung - Diện Chẩn Bùi Quốc Châu Dụng Cụ ...
-
Làm Thế Nào để Hơ điếu Ngải Cứu Không Bị Bỏng? - YouTube
-
Điếu Ngải Cứu - Chi Tiết Cách Hơ - YouTube
-
Điếu Ngải Là Gì ? Cách Làm Và Chữa Bệnh Bằng Điếu ... - .vn
-
Ngải Cứu Có Tác Dụng Gì? Xem Ngay 15 Công Dụng Không Thể Bỏ Qua
-
Hướng Dẫn Tự Làm Mồi Ngải, điếu Ngải Tại Nhà - YouTube
-
Ngải Cứu Là Gì Và Nó được Sử Dụng Như Thế Nào? - Vinmec
-
Điếu Ngải Cứu - Năng Lực Và Tác Hại