Chậm Kinh, Niêm Mạc Tử Cung Dày 16mm Có Thai Không?

Bạn băn khoăn không biết lúc nào mình có thai. Khi bạn chậm kinh, niêm mạc tử cung dày 16mm có thai không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết câu trả lời và những điều cần chuẩn bị để quá trình mang thai khỏe mạnh và tốt đẹp.

Niêm mạc tử cung 16mm là gì?

Niêm mạc tử cung dày 16mmCấu tạo niêm mạc tử cung

Niêm mạc tử cung (hay còn gọi là nội mạc tử cung) là lớp mô bảo vệ nằm bao bọc trên bề mặt của tử cung. Niêm mạc tử cung là một trong số ít các cơ quan trong cơ thể con người thay đổi kích thước mỗi tháng trong suốt một năm theo chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Các giai đoạn khác nhau trong một chu kỳ:

  • Giai đoạn vừa kết thúc kỳ kinh:  Lúc này, niêm mạc tử cung mỏng từ 3mm 4mm.
  •  Giai đoạn tăng sinh: giai đoạn đầu lớp niêm mạc tử cung dày khoảng 5mm6mm và tiếp tục tăng đến kỳ hành kinh sau.
  •  Giai đoạn cuối chu kỳ: niêm mạc tử cung dày 12mm  16mm.

Sau mỗi kỳ hành kinh, niêm mạc tử cung 08mm10mm là dấu hiệu bình thường của tử cung sẵn sàng để phôi thai có thể “làm tổ” và được nuôi dưỡng.

Nếu không diễn ra quá trình thụ tinh và không có phôi thai, lớp niêm mạc vẫn dày lên đến cuối chu kỳ đạt khoảng 16mm.

Niêm mạc tử cung 16mm có dày hơn bình thường?

Để biết niêm mạc tử cung dày 16mm có bình thường hay không cần so sánh với các thông tin về độ dày niêm mạc tử cung theo chu kỳ của người phụ nữ.

Nếu niêm mạc tử cung của bạn trong giai đoạn cuối chu kỳ kinh nguyệt (sắp đến ngày hành kinh sau) dày 16mm thì được xem là bình thường. Trong các trường hợp khác hoặc sau khi vừa kết thúc chu kỳ thì được xem là dày hơn bình thường. Niêm mạc tử cung được xem là quá dày khi trên 20mm. Đối với các trường hợp niêm mạc tử cung quá dày sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình thụ thai.

Chậm kinh niêm mạc tử cung dày 16mm có thai không?

Khi bạn bị chậm kinh và siêu âm niêm mạc tử cung dày 16mm thì đó là dấu hiệu bạn đã có thể mang thai.

Nếu niêm mạc tử cung dày 16mm nhưng chưa thấy túi ối trong tử cung có thể do thai còn nhỏ và đang di chuyển về tử cung. Để chắc chắn hơn và đảm bảo sự an toàn cho sự phát triển bình thường của thai, bạn nên đi khám để có kết quả chính xác và tránh tình trạng thai ngoài tử cung. Trong thời gian đó, bạn cũng cần hạn chế vận động, nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ và làm các xét nghiệm cần thiết.

Độ dày niêm mạc tử cung 16mm có phải có thai không ?

Niêm mạc tử cung dày 16mmNiêm mạc tử cung dày bao nhiêu là thích hợp để có thai?

Như đã phân tích ở trên, độ dày của niêm mạc tử cung thích hợp nhất để trứng làm tổ và phát triển thành phôi thai là 0810mm, tương ứng với thời kỳ tăng sinh trong chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu chấm dứt hành kinh và không có hiện tượng thụ thai, lớp nội mạc tử cung phát triển đến 16mm cho thấy tử cung mẹ bình thường và ổn định để có thể có thai trong những chu kỳ tiếp theo.

Độ dày của niêm mạc tử cung ảnh hưởng đến việc có thai ra sao?

Kích thước của niêm mạc tử cung dày hay mỏng có vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai cũng như nuôi dưỡng thai phát triển. Niêm mạc tử cung quá dày hay quá mỏng đều ảnh hưởng đến việc thụ thai và mang thai.

  • Niêm mạc tử cung quá mỏng

Độ dày của niêm mạc tử cung phụ thuộc vào hàm lượng estrogen trong cơ thể của phụ nữ. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra niêm mạc tử cung mỏng:

Do thiếu Estrogen: Estrogen được tiết ra trong quá trình rụng trứng và thụ tinh, giúp làm dày thành niêm mạc tử cung. Khi cơ thể thiếu hụt Estrogen, lớp niêm mạc không đạt đến độ dày cần thiết là nguyên nhân của các vấn đề hiếm muộn, vô sinh,…

Do tổn thương niêm mạc tử cung: trường hợp phá thai hoặc hút thai, lớp niêm mạc tử cung mỏng sau hút thai và không thể hồi phục.

Niêm mạc tử cung không đáp ứng với Estrogen.

Do thiếu máu: lượng máu không đủ để tuần hoàn, nuôi dưỡng tế bào tử cung và niêm mạc cũng ảnh hưởng đến độ dày mô niêm mạc tử cung

Niêm mạc tử cung dưới 6mm được cho là quá mỏng gây khó khăn cho quá trình làm tổ và phát triển của thai nhi, nếu thai được thụ tinh thành công cũng dễ bị chết lưu hoặc sảy thai vì lớp nội mạc quá mỏng để thai có thể bám vào hay phát triển.

  • Niêm mạc tử cung quá dày

Niêm mạc tử cung dày hơn 20mm được xem là bất lợi cho việc đậu thai. Việc niêm mạc tử cung dày theo chu kỳ kinh nguyệt là điều bình thường nhưng trong trường hợp niêm mạc quá dày có nghĩa lượng estrogen quá cao dẫn đến hiện tượng rong kinh, buồng trứng đa nang, rối loạn phóng noãn gây khó khăn cho việc mang thai.

Chế độ dinh dưỡng khi bạn muốn có thai

Dù bạn gặp vấn đề với niêm mạc tử cung quá dày hay quá mỏng thì đều cần quan tâm đến dinh dưỡng và việc luyện tập để cân bằng và phục hồi lớp niêm mạc tử cung ở trạng thái bình thường.

  • Chế độ dinh dưỡng đối với người có niêm mạc tử cung mỏng

Bạn tự hỏi  có những loại thực phẩm nào bạn có thể ăn để làm dày và phát triển niêm mạc tử cung để hỗ trợ mang thai. Câu trả lời đơn giản là có, nhưng chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn.

Nếu bạn đang theo chế độ ăn kiêng, cần chú trọng không ăn thực phẩm chế biến quá nhiều, không ăn đường chế biến hay tinh luyện, không ăn chất béo chuyển hóa, nên ăn nhiều thực phẩm nguyên chất và ngũ cốc, carbohydrate, trái cây và rau quả thì bạn có thể khuyến khích lớp niêm mạc của bạn phát triển đến có độ dày cần thiết để hỗ trợ việc có thai.

Nếu nguyên nhân là do cung cấp máu tử cung kém hoặc nồng độ estrogen thấp, thì những gì bạn ăn chắc chắn có thể tạo ra kết quả khác biệt. Estrogen làm cho lớp niêm mạc của chúng ta phát triển và khi lớn tuổi, nồng độ estrogen có thể giảm. Nói một cách đơn giản, buồng trứng của chúng ta không tiết ra nhiều estrogen như thời kỳ còn trẻ.

Dưới đây là một số lời khuyên bạn nên ghi nhớ nếu muốn cải thiện niêm mạc tử cung:

  • Hạn chế đường vì nó có thể làm đảo lộn sự cân bằng của hormone của chúng ta.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, lựa chọn những thực phẩm nguồn gốc an toàn. Một chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên ăn thực phẩm có chứa phytoestrogen.
  • Không ăn đậu Hà lan. Đậu Hà Lan được biết đến là biện pháp tránh thai tự nhiên.
  • Ăn đậu nành một cách vừa đủ. Đậu nành chứa rất nhiều phytoestrogen nhưng việc ăn quá nhiều sẽ dẫn đến hiệu quả không tốt.
  • Ăn thực phẩm giàu chất sắt và bổ máu như protein. Khi ăn thịt, hãy nhớ chỉ ăn phần nạc. Nếu bạn muốn một ăn thêm gì khác ngoài protein động vật, bạn nên ăn các chất tạo máu tốt như gạo, yến mạch, đậu lăng và các loại đậu khác. Bạn cũng nên ăn rau lá xanh, các loại đậu, bắp cải, nấm, cần tây, các loại hạt và hạt.
  • Bạn cũng có thể thử châm cứu. Điều này mang lại lượng máu lớn đến tử cung của bạn và cải thiện lưu thông.

Bạn ăn gì khi niêm mạc tử cung dày? 

Ngược lại với tình trạng niêm mạc tử cung quá mỏng thì chế độ ăn uống đối với các chị em có niêm mạc tử cung dày sẽ cần giảm các loại thực phẩm giàu estrogen, chứa nhiều sắt, vitamin E và các loại protein.

Cần duy trì việc tập luyện thể dục và ngủ đủ giấc để cân bằng nội tiết tố làm giảm độ dày niêm mạc tử cung.

Khi nào thì biết mình có thai?

Niêm mạc tử cung dày 16mmCó nhiều dấu hiệu để chị em nhận ra mình đã có thai. 

Ngoài việc dùng que thử thai để kiểm tra xem bạn có thai hay không, có rất nhiều cách khác giúp bạn nhận ra mình đã mang thai. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu mang thai trong tuần đầu tiên dưới đây:

  • Trễ kinh: đây là dấu hiệu dễ nhận ra nhất khiến bạn nghĩ ngay đến việc mình có thể đã có thai.
  • Ngực có cảm giác căng cứng, Nhũ hoa có màu sẫm hơn: nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ thay đổi có thể làm tăng lượng máu cung cấp cho ngực khiến bạn có cảm giác nặng, tức ngực và đầu ti cũng sẫm màu hơn.
  • Mệt mỏi: Ở những tuần đầu tiên sau khi thụ thai, cơ thể bạn làm việc liên tục để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, tim đập nhanh hơn tăng cường oxy cho buồng trứng cùng với hệ tuần hoàn làm việc liên tục để tăng lượng máu cho tử cung để nuôi phôi thai.
  • Nhạy cảm với mùi: Đột nhiên bạn trở nên nhạy cảm hơn hẳn với mùi xung quanh mình như cảm thấy khó chịu, buồn nôn với cả những mùi hương quen thuộc.
  • Thân nhiệt tăng lên: Khi mang thai hormone progesterone tiết ra nhiều hơn làm nhiệt độ cơ thể bạn tăng cao hơn bình thường.
  • Thèm ăn bất thường: Giống như buồn nôn, thay đổi khẩu vị là một trong những dấu hiệu bạn đang mang thai
  • Đi tiểu nhiều: Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 6 tuần, lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên đáng kể khiến thận bài tiết nhiều hơn.. Tiếp đó, sự chèn ép của tử cung ngày càng lớn lên bàng quang sẽ khiến bạn ghé thăm toilet thường xuyên.
  • Dễ ngất xỉu là do huyết áp trong những ngày đầu thai kỳ giảm hẳn so với bình thường cùng với nhịp tim, tốc độ bơm máu và lượng máu lưu chuyển trong cơ thể bạn tăng hơn rất nhiều dễ gây chóng mặt, choáng váng.
  • Tâm trạng thay đổi: sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến tâm lý của bạn dễ thay đổi thất thường và thường trở nên bức bối, khó chịu.
  • Ra máu và thay đổi dịch âm đạo: Hiện tượng ra máu có thể được xem là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất. Bạn có thể đang trải qua việc chảy máu do thai vào làm tổ trong tử cung. Chỉ là một vài vệt máu nhỏ, có màu nhạt hơn bình thường xuất hiện trong 1 2 ngày.

Nhận biết thai ngoài tử cung

Niêm mạc tử cung dày 16mmThai bình thường và thai ngoài tử cung

Bên cạnh sự vui mừng khi đậu thai nếu bạn đang mong chờ em bé thì khả năng thai ngoài tử cung cũng là trường hợp không hiếm gặp và gây nguy hiểm đến sức khỏe của người mẹ.

Thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà “làm tổ” ở bên ngoài như vòi tử cung (95% các trường hợp) và nằm ở buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung.

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung là do viêm nhiễm vòi trứng, vùng chậu hoặc do tình trạng hẹp ống dẫn trứng, dị tật ống dẫn trứng. Phụ nữ bị bệnh u nang buồng trứng, từng nạo phá thai có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn người bình thường.

Dấu hiệu để biết bạn đã mang thai ngoài tử cung:

  •  Ra máu âm đạo: Nếu phát hiện một chút máu hồng ở đồ lót mà không phải thời điểm bị kinh nguyệt thì có thể bạn đã có thai. Nhưng nếu bạn nhận thấy máu có màu đỏ thẫm và kéo dài có thể bạn đã gặp trường hợp mang thai ngoài tử cung.
  •  Đau bụng: Khi mang thai ngoài tử cung bạn sẽ thấy đau bụng  dưới hoặc tại vị trí thai làm tổ kéo dài âm ỉ hoặc đau dữ dội kèm theo chảy máu âm đạo. Mức độ đau bụng sẽ tăng dần khi thai càng phát triển ngoài tử cung.
  •  Trường hợp túi thai vỡ bạn sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, cơn đau liên tục, toát mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, chân tay bủn rủn, thậm chí là ngất xỉu. Vì vậy, bạn cần nhận biết hiện tượng thai ngoài tử cung để kịp thời đến bệnh viện khám để tránh thai vỡ gây nguy hiểm đến tính mạng và dẫn đến vô sinh sau này.

Kết luận:

Khi thấy nhận thấy mình chậm kinh, niêm mạc tử cung dày 16mm thì chị em nên kết hợp với một số dấu hiệu khác như bài viết đã cung cấp để biết mình đã có thai hay không và đến cơ sở y tế để được theo dõi quá trình mang thai cũng như phát hiện sớm các trường hợp bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Nguồn tham khảo:

  • https://ift.tt/2WR9QJA
  • https://ift.tt/2xrIfEe
  • https://ift.tt/2R74wOP

5 / 5 ( 1 vote )

from Healthyblog https://ift.tt/3ar93TN

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Related

Từ khóa » Nội Mạc 17mm