Chăm Sóc Cá Phượng Hoàng Sinh Sản đạt Tỷ Lệ Thành Công Cao

Nhu cầu nuôi cá phượng hoàng cao nên một số người nuôi cá cảnh tiến hành nuôi cá phượng hoàng sinh sản để bán lấy con giống giúp tăng thêm thu nhập. Khi chăm sóc cá phượng hoàng sinh sản người nuôi cần đảm bảo những yêu cầu nào? Hãy cùng suckhoecuocsong tìm hiểu quy trình chăm sóc cá phượng hoàng sinh sản.

Cá phượng hoàng sinh sản quanh năm nhưng tập trung vào tháng 3-10 hàng năm. Trứng của cá phượng hoàng thuộc dạng dính nên khi thấy cá sinh sản cần tách cá đẻ nuôi riêng từng cặp để đạt kết quả sinh sản tốt nhất.

Bể nuôi cá phượng hoàng sinh sản

Bể nuôi cá phượng hoàng sinh sản cần phải rộng để thuận lợi cho việc sinh sản. Thể tích của bể nuôi khoảng 10-15 lít/1 cặp cá, mực nước trong trong bể khoảng 10 - 12 cm, có diện tích đáy khoảng 300cm2.

Trước khi thả cá phượng hoàng hãy rửa bể nuôi thật sạch sẽ, trải một lớp nền mỏng bằng sỏi nhỏ (1 – 2cm là đủ), đổ nước và chờ đợi nước lắng xuống.

Chăm sóc cá phượng hoàng sinh sản đạt tỷ lệ thành công cao

Nhiệt độ bể nuôi cá phượng hoàng sinh sản

Nhiệt độ bể nuôi cá phượng hoàng sinh sản không bao giờ được thấp hơn 25 độ C.

Nước nuôi cá phượng hoàng sinh sản

Nước nuôi cá phượng hoàng phải là nước sạch, không bị ô nhiễm hay bị lẫn tạp chất để nuôi cá phượng hoàng. Nước nuôi phải được khử Clo, không chứa ammonia, nitrite, kim loại nặng,… Phơi nước trong khoảng 3-4 ngày cho nước bay hơi hết Clo, sau đó mới nên thả cá vào bể.

Chăm sóc cá phượng hoàng sinh sản

Cá phượng hoàng có tập tính bắt cặp, dọn tổ trước khi đẻ. Trung bình mỗi một lần cá đẻ khoảng 150 - 400 trứng, trứng sẽ nở sau 2 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ bên ngoài.Thời gian cá phượng hoàng phát dục trở lại khoảng 15 - 20 ngày.

Nên cho dòng chảy nước ở khu đẻ trứng của cá chảy nhẹ nhàng để không gây ảnh hưởng đến trứng, lúc này nên hạn chế sục khí trong bể.

Chăm sóc cá phượng hoàng sinh sản đạt tỷ lệ thành công cao

Trong giai đoạn sinh nở, không nên cho cá ăn thức ăn đông lạnh và thức ăn khô nên cho cá ăn trùn chỉ.

Sau khoảng 2-3 ngày cá bố mẹ sẽ bắt cặp với nhau và tiến hành giao phối, đẻ trứng. Tùy vào độ tuổi của cá sẽ quyết định số lượng trứng được sinh ra là bao nhiêu, số lượng trứng có thể dao động từ khoảng 70 – 80 trứng cho đến 300 – 400 trứng.

Ngoài ra, trứng của chúng lại rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và nấm và chết. Nên khi chăm sóc cá để chúng ta cần để ý và chăm chút thật kỹ lưỡng, xử lý nước trong bể thật sạch sẽ.

Trong thời gian cá phượng hoàng cái đẻ các con đực thường ở lại canh gác trứng và bảo vệ lãnh thổ của mình. Sau khi trứng nở, cá con nằm trên bề mặt trong khoảng 5 đến 7 ngày. Sau đó cá bố bắt đầu đưa cá con vào những chiếc hố đã được đào sẵn trên đáy bể. Cá phượng hoàng bố mẹ tiếp tục bơi cùng để chăm sóc cá con khi chúng đã biết bơi. Cá bố sẽ bơi cùng dạy cá con cách kiếm ăn.

Sau vài ngày, nên tách cá con sang những bể nuôi không rải đáy vì điều này giúp thuận tiện cho việc vệ sinh bể dễ dàng hơn. Thông thường lượng cá con còn sống sót sẽ chiếm 1/3 số cá ban đầu và chúng bắt đầu lên màu sau khoảng 90-100 ngày tuổi.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Từ khóa » Cách ép đẻ Cá Phượng Hoàng