Chăm Sóc Cây Khế Ngọt Ra Trái Siêu To Khổng Lồ

Dễ trồng, dễ ăn, thân thiện, tuy nhiên để có được những quả khế to tròn, căng bóng bẩy không phải chuyện một sớm một chiều.

Thường phát lộc vào đầu hạ, cuối thu, khế ngọt có thể trồng trong nhiều loại đất khác nhau. Tuy vậy loại cây này cho thấy sự thích nghi tốt nhất với loại đất mùn tơi xốp và thoát nước tốt.

Đất trồng khế thế nào là tốt?

Mặc dù nói cây khế ngọt thân thiện với đất trồng tuy nhiên, để có được những trái khế ngọt đạt tiêu chuẩn, bà con nên chọn trồng khế ở nơi có đất thịt, đất mùn tơi xốp và có độ pH 6.0. Đảm bảo vùng đất có rãnh thoát nước bởi khế không phải là loại cây sống được ở môi trường úng ngập.

Trước khi trồng khế, bà con nên làm sạch đất bằng đất mùn, vỏ dừa hoai mục, than bùn, mùn hữu cơ và vôi bột, phơi đất 10 ngày để hết mầm bệnh sau đó mới tiến hành trồng khế ngọt.

Cách trồng khế ngọt

Cây khế
Cây khế

Thông thường bà con trồng khế bằng cách ghép hoặc chiết cành bởi  Những cây khế giống con được chọn đem trồng phải đảm bảo được đầy đủ tính trạng của cây mẹ, cây cao trên 50cm, khỏe mạnh, đã có mùa quả, thân lá không bị sâu bệnh.

Tuy nhiên cũng có nhiều bà con gieo hạt. Bởi hạt khế nhỏ, dẹt khó gieo. Vậy đất để gieo hạt, cần làm kỹ, đất xốp, đập vụn và đủ ẩm.

Chọn những trái khế chín cây không bị sâu hại. Bà con tách múi lấy hạt, rửa sạch màng nhầy, loại bỏ hạt kém chất lượng, phơi trong bóng râm cho khô để cất giữ hoặc gieo ngay sau khi rửa sạch.

Gieo hạt khế vào đầu mùa xuân. Sau 20 ngày thì hạt sẽ nảy mầm và bén rễ. Đến khi cây được 5 – 7 lá thật thì tiến hành loại bỏ những cây kém phát triển, còi cọc, đem những cây khỏe mạnh ra trồng.

Tuy nhiên, để có năng suất thu hoạch nhanh, bà con nên sử dụng phương pháp chiết cành.

Đất được phơi ải, bà con tiến hành bón lót bằng phân chuồng và đạm. Bf con đào hố sâu 40cm, rộng 30cm, đặt bầu đất cây sao cho không tổn thương rễ đồng thời vùi đất xung quanh kín phần cổ rễ. Bởi cây non yếu nên khi trồng xong, bà con nên cố định cây với cọc tre để tránh cho cây bị đổ. Buộc cây với cọc sau đó tưới nước duy trì độ ẩm trong 3 tuần sau đó.

Chăm cây khế ngọt đúng cách cho trái khủng

Khi cây cao gần 1m, bà con cần thường xuyên tỉa cành, loại bỏ cành úa héo, xa tán chính để tập trung dinh dưỡng cho ngọn cây.

Khi trồng cây được khoảng 20 ngày, tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế. Sau đó cứ khoảng 1 – 2 tháng tiến hành bón 1 đợt. Mỗi đợt bón phân tiến hành làm cỏ và vun xới gốc.

Sau khi trồng khế xuống đất, bà con cần định kỳ tưới cây 2 ngày/lần và giảm dần sau 3 tháng. Nếu trồng khế vào mùa khô, bà con nên tăng thời lượng tưới cây để gốc được nuôi dưỡng khỏe mạnh.

Tuy nhiên tránh tưới đẫm gốc để cây bị hỏng rễ, úng rễ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

Khế ưa phân bón hữu cơ, bà con nhớ rằng phân chuồng, kali, tro bếp vôi bột là những phân bón thích hợp cho cây khế ngọt.

Vào thời kỳ thu hoạch, bà con cần dùng cọc chống đỡ cho cành bởi cành khế dễ gãy.

Bà con lựa sắc chín của quả để thu hoạch, hạn chế thu hoạch khế xanh và thu hoạch khế vào trời mưa.

Hàng năm, vào mùa khô, dùng nước vôi bão hòa quét vào gốc cây để bảo vệ cây, ngăn ngừa các loài sâu đục vỏ, đục thân xâm nhập gây hại.

2 năm đầu, bà con nên bón thúc cho cây bằng NPK và phân chuồng. 4 năm tiếp theo thu hoạch, bà con cần bón thêm kali, chia định kỳ 1 năm bón 3 lần.

Bài viết hi vọng sẽ giúp bà con có thêm gợi ý về cách trồng khế để có hiệu quả năng suất tốt nhất!

Từ khóa » Khế Khổng Lồ