Chăm Sóc Cây Lá Đỏ Trong Bể Thủy Sinh - Phụ Kiện Cá Cảnh Uy Tín
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết những người chơi thủy sinh đều đã từng trồng qua các loại cây lá đỏ như rotala, huyết tâm lan, hay táo đỏ… Khi mang từ tiệm về thường có màu đỏ rất đẹp nhưng sau một thời gian trồng thì cây vẫn không thể giữ được màu sắc như bạn đầu.
Bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu sơ qua về màu sắc của lá cây:
Về căn bản lá cây có ba màu căn bản là xanh lục, xanh dương và đỏ. Nhưng tùy điều kiện ánh sáng lẫn ezim cho diệp lục mà ta sẽ thấy cây có màu khác nhau. Đối với những cây sống ở những nơi thiếu ánh sáng lá cây cần tạo nhiều diệp lục để hấp thụ nhiều ánh sáng nên cây thường có màu xanh đậm. Đối với những cây sống ở gần mặt nước hơn, tiếp xúc được với nhiều ánh sáng hơn thì cây thường có màu xanh nhạt, đỏ hoặc hồng.
Môi trường sống của cây ngoài tự nhiên khác rất nhiều so với môi trường sống của cây trong bể thủy sinh. Bởi vậy muốn cây lên màu cũng cần phải đảm bảo cho nó đủ điều kiện thích hợp.
Thứ Nhất – Ánh sáng:
Ánh sáng là điều kiện cần thiết cho tất cả các loài cây thủy sinh nói chung, riêng đối với những cây lá đỏ ánh sáng có yêu cầu khắc khe hơn.
Khi đi mua đèn chúng ta thường chọn những cây đèn có nhiệt độ màu 10000k – đây là nhiệt độ màu của ánh sáng giống như ánh sáng lúc 12h trưa. Loại đèn này rất thích hợp cho những cây lá xanh nó lên màu rất đẹp, tuy nhiên nó cũng là điều hạn chế đối với cây lá đỏ, khi sử dụng đèn có nhiệt độ màu này lá cây thường có khuynh hướng chuyển sang màu xanh, hoặc xám màu và rất khó giữ được màu sắc cho cây. Do đó, nếu bạn có ý định trồng và chăm sóc những cây lá đỏ thì bạn nên sử dụng loại đèn có nhiệt độ màu 6500k – ở nhiệt độ màu này ánh sáng có bước sóng ngắn nó giúp cây dễ dàng hấp thụ, do đó ezim tạo diệp lục phát triển nên cây lên màu đỏ hơn so với những loại đèn khác.
Thứ Hai – CO2:
CO2 là một trong những yếu tố rất quan trọng liên quan đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Riêng những cây lá đỏ CO2 lại càng quan trọng hơn. Đối với những bể không có CO2 thì cây lá đỏ khó có thể phát triển như ý muốn. Cây lá đỏ tiêu thụ một lượng CO2 nhiều hơn so với những cây thông thường. Bình thường nếu một hồ cây lá xanh bạn chỉ cần CO2 2g/1s là có thể sinh trưởng tốt nhưng đối với những cây lá đỏ lượng CO2 cần thiết thường lớn gấp đôi.
Thứ Ba – Nguyên tố vi lượng:
Ngoài những nguyên tố vi lượng cần thiết như Zn, Mg, Mn, thì Fe (sắt) là yếu tố quan trọng giúp cây tạo được màu đỏ, Sắt là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp nên diệp lục ở các cây lá đỏ, nên để đảm bảo cho quá trình tổng hợp được diễn ra đều đặn thì bạn cần cung cấp cho bể mình một lượng sắt phù hợp thông qua các loại phân nước có bán trên thì trường. Lưu ý khi mua bạn nên mua những loại phân nước đặc biệt dành cho cây lá đỏ – tức hàm lượng Fe (sắt) trong thành phần cao. Hiện tại trên thị trường sản phẩm Iron Seachem đang rất được nhiều người chơi tin dùng để sử dụng cho cây lá đỏ.
Từ khóa » Cách ép đỏ Liễu Răng Cưa
-
Cách Chăm Sóc Liễu Răng Cưa Chi Tiết - Thủy Sinh Pro
-
Liễu Đỏ Răng Cưa - VUAQUA
-
Hướng Dẫn Dán Cây Thủy Sinh Liễu Răng Cưa Trên Giá Thể
-
Phạm Thành Văn - Phương Pháp Trồng Cây Thủy Sinh Lên Màu đỏ đậm
-
Cây Liễu Răng Cưa - Cửa Hàng Thủy Sinh Asin
-
Cây Liễu Đỏ Răng Cưa | Thủy Sinh Tím
-
Green Happiness - Ép đỏ Cây Thuỷ Sinh, Khó Hay Dễ? Chắc...
-
CÂY LIỄU RĂNG CƯA - Yêu Thủy Sinh
-
[Mã PET20K Giảm 20K đơn 250K] LIỄU ĐỎ RĂNG CƯA LÁ CẠN ( 1 ...
-
Liễu Răng Cưa - Cây Thủy Sinh 1 Chậu 4-6 Ngọn - BeeCost
-
Cách Chăm Sóc Cây Lá Đỏ Trong Bể Thủy Sinh
-
Vì Sao Cây Thủy Sinh Của Bạn Bị Mất Màu Đỏ?
-
Cây Thủy Sinh Màu đỏ
-
4 Cách Làm Bí đỏ Hấp Trứng, Thịt, Hải Sản Và Hạt Sen Thơm Ngon Dinh ...