Chăm Sóc, Dự Phòng Tình Trạng Loãng Xương ở Phụ Nữ Mãn Kinh

Tin tức
  1. Trang chủ
  2. Tin tức y khoa
  3. Chăm sóc, dự phòng tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Chăm sóc, dự phòng tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh Ngày 12/12/2021 Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân Tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh và nhiều vấn đề bất thường khác có thể gặp phải với hầu hết chị em phụ nữ khi bước vào độ tuổi trung niên. Vậy hiện tượng này có thể dự phòng từ sớm không? Phải chăm sóc thế nào để hạn chế những tác động của tình trạng loãng xương đối với cơ thể?
  • 06/07/2021 | Những cách chăm sóc da trong thời kỳ mãn kinh đơn giản và hiệu quả
  • 06/05/2021 | Tổng quan về bệnh u xơ tử cung ở tuổi tiền mãn kinh
  • 29/03/2021 | Chỉ điểm những dấu hiệu tiền mãn kinh sớm ở chị em phụ nữ

1. Điều gì dẫn đến tình trạng này ở phụ nữ mãn kinh?

Theo định nghĩa của WHO, loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa khiến mật độ xương suy giảm, từ đó ảnh hưởng đến cấu trúc và sức mạnh của toàn bộ khối xương. Người phụ nữ khi bước vào độ tuổi mãn kinh (khoảng 45 - 55 tuổi), cơ thể (bao gồm cơ quan sinh dục) dần lão hóa theo tuổi tác và chuyển tiếp đến một sự thay đổi mà được gọi là “mãn kinh”, kèm theo đó là những nguy cơ bệnh lý gồm có cả tình trạng loãng xương.

Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là một trong những hậu quả tất yếu của sự thoái hóa

Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là một trong những hậu quả tất yếu của sự thoái hóa

2. Những dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến loãng xương

Dưới đây là một số dấu hiệu liên quan đến loãng xương ở cơ thể:

  • Đau xương: những vị trí xuất hiện cơn đau hay gặp nhất là vùng lưng, hông, khớp gối, bàn chân, khuỷu tay, cổ tay,… Tính chất cơn đau thường mang tính âm ỉ, nhưng sẽ tăng đột ngột khi vận động, buộc cơ thể phải nghỉ ngơi để giảm đau và làm hạn chế khả năng hoạt động.

  • Tê tay chân, chuột rút: nồng độ calci giảm nên để đáp ứng nhu cầu sinh lý, cơ thể phải dùng lượng dự trữ trong xương bổ sung. Tình trạng này kéo dài lâu gây ảnh hưởng đến xương, với những biểu hiện thường xuyên gặp nhất là tê tay chân và bị chuột rút.

  • Dễ gãy xương: mật độ xương giảm tỷ lệ thuận với độ bền của xương, từ đó khiến xương giòn và dễ gãy khi vận động, hoặc thậm chí bị gãy không do tác động ngoại lực nào.

  • Khòm (gù) lưng: xương cột sống mất đi độ dày ban đầu do mật độ xương sụt giảm mạnh, cùng với sự suy yếu do tuổi tác khiến nhiều người bị khòm hay gù lưng.

Cơn đau bất thường tại những vị trí chịu lực trên cơ thể như lưng, hông, đầu gối,… có thể là dấu hiệu cảnh báo ban đầu của loãng xương

Cơn đau bất thường tại những vị trí chịu lực trên cơ thể như lưng, hông, đầu gối,… có thể là dấu hiệu cảnh báo ban đầu của loãng xương

3. Yếu tố gây nên loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Nồng độ hormone suy giảm

Cùng với quá trình lão hóa, hoạt động của các cơ quan sinh dục của phái nữ cùng dần suy yếu, khiến nồng độ hormone estrogen suy giảm cũng là nguy cơ khiến tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới.

Đồng thời, tuyến cận giáp cũng lão hóa theo độ tuổi khiến cơ thể thiếu hụt hormone PTH (parathyroid hormone), ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và lưu trữ calci. Một khi thiếu hormone PTH, quá trình tích trữ calci không hoạt động hiệu quả, một lượng lớn sẽ bị thải qua đường nước tiểu, mặc khác phải bù đắp cho lượng hao hụt của cơ thể càng khiến cho khiến mật độ xương giảm mạnh.

Chế độ sinh hoạt

Thường xuyên phải làm những công việc nặng nhọc (mang vác, cày cuốc,…) hoặc tính chất nghề nghiệp phải đi đứng quá nhiều, gây áp lực lớn đến bộ xương trong thời gian dài, khiến xương có nguy cơ cao gặp chấn thương. Những tác động này qua thời gian có thể dẫn đến tình trạng loãng xương.

Dinh dưỡng

Việc bổ sung dinh dưỡng không đảm bảo hợp lý dễ dẫn đến hậu quả khiến cấu trúc xương không đảm bảo chắc khỏe và dễ gãy, tương tự như xây một căn nhà nhưng không đủ vật liệu sắt, thép, gạch,… có thể khiến công trình nhanh xuống cấp.

Bệnh lý

Một số bệnh lý có tác động đến quá trình chuyển hóa của cơ thể sẽ có nguy cơ gây nên biến chứng loãng xương. Vì vậy, bạn nên đặc biệt quan tâm đến vấn đề bổ sung dinh dưỡng nếu đang mắc phải những bệnh lý như sau:

  • Bệnh lý đường tiêu hóa: viêm loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy, hội chứng kém hấp thu,…

  • Bệnh lý về thận: suy thận, viêm cầu thận, hội chứng thận hư,…

  • Bệnh lý về nội tiết: cường giáp, cường cận giáp,…

Thuốc

  • Corticosteroid: tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến quá trình tạo xương, giảm hấp thu calci và tăng thải trừ qua đường bài tiết.

  • Thuốc chống động kinh: phenytoin, primidone,…

  • Thuốc tránh thai: phụ nữ dễ đối mặt với nguy cơ mất xương nếu sử dụng liên tục loại thuốc có thành phần chứa progestin trên hai năm.

  • Thuốc lợi tiểu: furosemide có tác dụng hỗ trợ người bệnh tăng huyết áp nhưng cũng có tác dụng phụ làm tăng calci niệu.

Nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ mãn kinh thường liên quan đến tuổi tác, chế độ dinh dưỡng và vận động

Nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ mãn kinh thường liên quan đến tuổi tác, chế độ dinh dưỡng và vận động

4. Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh có thể ngăn ngừa từ sớm không?

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng

Những thành phần dinh dưỡng cần được bổ sung đầy đủ cho một bộ xương khỏe mạnh (riêng với phái nữ) bao gồm:

  • Calci: nhu cầu calci đối với phụ nữ trưởng thành khoảng 700mg/ngày, riêng với phụ nữ trên 50 tuổi sẽ có nhu cầu cao hơn khoảng 1.000 - 1.500 mg/ngày. Calci là dưỡng chất có nhiều trong sữa, phô mai, hải sản, hạt chia, hạnh nhân,…

  • Vitamin D: lượng vitamin D cần được bổ sung ở người cao tuổi lớn hơn gấp 3 lần so với tuổi trưởng thành. Vì vậy chế độ ăn cũng cần phải điều chỉnh hợp lý để đáp ứng nhu cầu của cơ thể bằng việc tắm nắng thường xuyên, áp dụng thực đơn giàu vitamin D như cá hồi, cá ngừ, lòng đỏ trứng, đu đủ, cam, đào,…

  • Protein: duy trì lượng protein ở mức độ thích hợp sẽ ngăn ngừa tốt tình trạng thải trừ calci qua đường tiết niệu. Thay vì bổ sung qua các loại thịt, bạn có thể dùng các loại cá, hải sản, hoặc dùng món ăn giàu đạm thực vật như đậu lăng, đậu gà, nấm, hạt hướng dương,…

  • Vitamin K: thành phần dinh dưỡng có vai trò giúp ngăn ngừa loãng xương ở người lớn, cũng như hỗ trợ phát triển chiều cao ở trẻ em. Bạn có thể bổ sung vitamin K qua các loại thực phẩm như cải xoăn, măng tây, cà rốt, bơ,…

Mỗi ngày, ngoài những dưỡng chất kể trên, bạn cũng cần được bổ sung đầy đủ thêm nhiều nhóm chất khác như tinh bột (lúa mì, gạo, ngô,…), các loại vitamin và chất khoáng (vitamin A, C, magie, sắt, kẽm,…) giúp tăng sức đề kháng và làm giảm những tác động của tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.

Kiểm tra sức khỏe

Duy trì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần sẽ giúp bạn phát hiện sớm, kịp thời điều chỉnh và ngăn ngừa các yếu tố gây loãng xương nói riêng và các bệnh lý khác nói chung. Đồng thời được hướng dẫn, tư vấn cụ thể về chế độ ăn hợp lý hoặc dùng thuốc bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.

Duy trì các bài tập vận động

Chọn một số bài tập phù hợp với thể trạng của bạn, cố gắng duy trì mỗi ngày tập tối thiểu 30 phút/lần, 5 ngày liên tục trong một tuần sẽ giúp hỗ trợ sức bền cho xương và cơ bắp được thêm phần dẻo dai và chắc khỏe.

Một sức khỏe tốt là chìa khóa vượt qua mọi thử thách của thời gian

Một sức khỏe tốt là chìa khóa vượt qua mọi thử thách của thời gian

Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh vẫn có thể ngăn ngừa từ sớm, hoặc giảm thiểu các tác động của nó nếu bạn chú ý lắng nghe cơ thể và áp dụng biện pháp chăm sóc thích hợp. Liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số điện thoại 1900.56.56.56 để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan và nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

Từ khoá: chuột rút loãng xương loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Tin cùng chuyên mục

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2024

Cách ngâm trái nhàu trị đau lưng hiệu quả: Bí quyết bảo v...

Trong số các phương pháp tự nhiên trị đau lưng, cách ngâm trái nhàu trị đau lưng đang được nhiều người quan tâm. Không chỉ dễ thực hiện, phương pháp này còn mang lại hiệu quả cao. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách ngâm trái nhàu trị đau lưng và những lợi ích mà loại quả này mang lại. Thứ Tư, 27 tháng 11, 2024

Trật khớp cổ tay: Hướng dẫn A-Z cách phục hồi nhanh chóng

Trật khớp cổ tay là một chấn thương phổ biến có thể xảy ra khi va chạm mạnh hoặc do các hoạt động thể thao, tai nạn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn đọc thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng này và hướng dẫn chi tiết cách phục hồi nhanh chóng. Thứ Ba, 26 tháng 11, 2024

Cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà​ và những lưu ý...

Dây chằng đầu gối bị giãn sẽ gây nên nhiều khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. Lúc này, việc đi thăm khám và tuân thủ theo các chỉ định điều trị từ bác sĩ là rất quan trọng để quá trình phục hồi được tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo thêm các cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục. Thứ Ba, 26 tháng 11, 2024

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu và các...

Viêm bao dịch hoạt khớp gối là một trong những vấn đề về xương khớp phổ biến mà nhiều người mắc phải. Đây là nguyên nhân của những cơn đau nhức dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh, thậm chí để lại biến chứng gây tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2024

Bài tập cho người đau lưng dưới: Giải pháp hiệu quả giúp...

Đau lưng dưới hay còn có tên gọi khác là đau thắt lưng là tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Thay vì chỉ phụ thuộc vào thuốc, việc thực hiện các bài tập phù hợp có thể giúp giảm đau và cải thiện sức khỏe vùng lưng một cách tự nhiên. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ danh sách bài tập cho người đau lưng dưới hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện tại nhà. Hotline 1900565656

Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.

Liên hệ với chúng tôi

Đăng ký khám và tư vấn

Tại nhà Tại viện Đăng ký

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịch

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịch bác sĩ lựa chọn dịch vụ

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhập

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ Đóng

Quên mật khẩu

Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tục

Đổi mật khẩu thành công

Đóng

Tạo mật khẩu mới

Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩu

Thông tin cá nhân

Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656

Từ khóa » Cách Dự Phòng Loãng Xương