Chăm Sóc F0 Nhiều Bệnh Nền - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Độc giả gửi câu hỏi tại đây
Trả lời:
Chào bạn!
F0 có bệnh nền luôn phải ưu tiên duy trì thuốc điều trị bệnh nền, với nguyên tắc có bệnh nền gì thì điều trị bệnh nền đó. Với những bệnh nền bạn đã kể, mẹ bạn vẫn phải uống thuốc huyết áp, thuốc điều trị tiểu đường và thuốc hạ mỡ máu theo chỉ định bác sĩ như bình thường. Nếu mẹ bạn mới mắc Covid-19 trong vòng 5 ngày trở lại đây thì có thể dùng thuốc kháng virus như Molnupiravir theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Việc duy trì thuốc huyết áp đúng giờ hằng ngày đảm bảo mức huyết áp luôn dưới 140/90 mmHg. Ngay cả khi huyết áp ổn định, bệnh nhân cũng không được dừng thuốc. Chỉ dừng thuốc huyết áp khi người bệnh tụt huyết áp hoặc suy thận cấp.
Tương tự, đối với bệnh nền tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường, F0 vẫn uống thuốc điều trị tiểu đường như bình thường nhằm mục tiêu đường huyết là 6-10mmol/L.
Về viêm khớp, đây là bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân nên thực hiện các bài tập thể dục ngắn tại nhà, như các bài tập cho chân để hỗ trợ việc đứng và đi lại tốt hơn. Lưu ý, tránh các hoạt động gắng sức không cần thiết. Không dùng các thuốc kháng viêm như Dexamethasone (glucocorticoid tổng hợp) để điều trị viêm khớp, vì thuốc này có thể khiến đường huyết tăng cao.
Bên cạnh đó, mẹ bạn cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hạn chế nguy cơ bệnh, cụ thể chế độ ăn ít mặn đối với bệnh tăng huyết áp, hạn chế ngọt với bệnh đái tháo đường, giảm lượng thức ăn chứa nhiều cholesterol như thịt đỏ, trứng, sữa béo, nội tạng động vật với bệnh mỡ máu và ăn nhiều thực phẩm có chứa canxi, bổ sung vitamin D.
Nếu xuất hiện các triệu chứng do Covid-19 như sốt, ho, đau đầu... bệnh nhân có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau không kê đơn như ibuprofen, acetaminophen, thuốc ho thảo dược.
Do điều kiện phải cách ly y tế, nên mẹ bạn không cần đến bệnh viện khám định kỳ. Trong trường hợp huyết áp không kiểm soát được hoặc có các triệu chứng bất thường, mẹ bạn nên gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ điều trị Covid-19 tại địa phương hoặc bác sĩ chuyên khoa điều trị bệnh nền trước đây.
Ngoài ra, người bệnh không nên quá lo lắng về dịch bệnh hay tâm lý buồn chán vì cách ly. Sự lo lắng, buồn bực có thể khiến huyết áp không ổn định. Thậm chí, khi tâm lý bất ổn, cơ thể sẽ tăng tiết cortisol - một loại hormon chống stress có thể khiến đường huyết tăng so với bình thường.
Chúc bạn và gia đình khỏe!
BSCK I Mai Lê Hoài Vĩnh
Bệnh viện Quân y 7A - Quân khu 7
Từ khóa » Chăm Sóc F0 Có Bệnh Nền
-
Hướng Dẫn điều Trị F0 Tại Nhà - UBND Thành Phố Đà Nẵng
-
9 Hướng Dẫn F0 điều Trị Tại Nhà Cần Biết - Hoạt động Của địa Phương
-
Hướng Dẫn Gói Chăm Sóc Sức Khỏe Tại Nhà Cho Người F0 (phiên Bản ...
-
TPHCM: F0 Cách Ly Tại Nhà Cần Chuẩn Bị Gì?
-
TP HCM: Triển Khai Chăm Sóc Và Theo Dõi Sức Khỏe đối Với F0 Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Mới Nhất Của Bộ Y Tế Chăm Sóc Trẻ Em Mắc COVID-19 ...
-
Chăm Sóc F0 Có Bệnh Nền Ung Thư - Báo Quảng Ninh điện Tử
-
Cách Chăm Sóc Người Nhiễm Covid-19 An Toàn Tại Nhà
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Tâm Thần F0 Tại Nhà Cần Lưu ý Gì? - Covid 19
-
Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi, Người Có Bệnh Lý Nền Trong Bối ...
-
Chăm Sóc F0 Có Bệnh Nền Ung Thư - Uông Bí
-
Phòng Chống Covid-19 Archives - Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc
-
Hướng Dẫn Quản Lý Thân Nhân Chăm Sóc Người Bệnh COVID-19
-
[PDF] COVID-19 Hướng Dẫn Cho Người Chăm Sóc - Kaiser Permanente