Chăm Sóc Gà Con Mới Nở đúng Cách - Kinh Nghiệm Ấp Trứng

Bà con chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ, chăn nuôi để phục vụ nhu cầu yếu phẩm gia đình hay kinh doanh, đều cần đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất. Nguồn giống bà con có thể tự cung cấp theo hình thức ấp thủ công từ gà mẹ hay sử dụng loại máy ấp trứng mini giá rẻ, máy ấp trứng tự chế, máy ấp thùng xốp với quy mô nhỏ. Quy mô số lượng lớn hơn dùng máy ấp trứng công nghiệp.

  • Máy ấp trứng Bảo Tín có thực sự tốt – Đánh giá của người tiêu dùng
  • Mẹo kiểm tra số ngày tuổi của trứng gà
  • 10 lý do ấp trứng không nở, nở kém, nhận biết và cách khắc phục
  • Bài 2 : Bố trí chuồng úm cho gà từ 1-20 ngày tuổi
  • Bài 1 : Chuẩn bị chuồng nuôi úm cho gà từ 1-20 ngày tuổi

Gà con mới nở từ máy ấp trứng ra cần chế độ chăm sóc như thế nào,thức ăn, thuốc dùng cho gà mới nở ra sao để đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất khi nhập chuồng. Để nuôi gà con khỏe mạnh và mau lớn bà con cần nắm bắt và hiểu rõ những kiến thức cần thiết về cách nuôi gà con mới nở để chăm sóc và nuôi dưỡng gà con một cách hiệu quả.

I. Tại sao cần đặc biệt chăm sóc gà con mới nở ?

gà con
Gà con mới nở

Gà con mới nở, các hệ chức năng chưa hoàn chỉnh: hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, và đặc biệt là hệ miễn dịch trong giai đoạn này chủ yếu là kháng thể mẹ truyền nên chưa thích nghi với môi trường sống bên ngoài đặc biệt là sự chênh lệch nhiệt độ giữa máy ấp trứng (>37oC) với nhiệt độ môi trường. Do đó, gà dễ nhiễm các bệnh nguy hiểm ngay thời kỳ đầu, dẫn tới tỉ lệ chết cao, con giống còi cọc, không đều, chậm lớn.

Gà con mới nở có thân nhiệt chưa ổn định, thân nhiệt thấp hơn gà trưởng thành (370C), khả năng điều tiết thân nhiệt kém. Gà con có lớp lông mỏng manh và khả năng sinh nhiệt kém nên dễ mất nhiệt, giảm thân nhiệt và chết vì lạnh. Trước khi bắt gà con phải chuẩn bị chuồng úm để sưởi ấm chu đáo. Chuồng phải được dọn vệ sinh, sát trùng và để trống ít nhất 3 tuần trước khi nuôi đợt mới.

II. Dọn dẹp chuồng úm

– Dọn toàn bộ chất bẩn hữu cơ ra khỏi chuồng.

– Rửa chuồng và các thiết bị bằng nước sạch hoặc vòi nước cao áp. Các bề mặt có chất bẩn bám lâu ngày có thể ngâm vài ngày trước khi rửa.

– Dùng nước vôi trong phun, phụt vào các khe, kẽ của tường, ngâm nền chuồng bằng nước vôi tôi từ 2 -3 ngày, sau đó rửa sạch. Nếu xông chuồng bằng formol thì phải chú ý tới liều lượng và thuốc tím.

– Để trống chuồng tối thiểu 14 ngày trước khi nhập gà giống về để làm tăng thêm hiệu quả của việc vệ sinh khử trùng.

– Rải chất độn chuồng ít nhất 72 giờ trước khi thả gà con.

ga-moi-no2
Rải trấu độn chuồng gà

Lưu ý:

+ Sau khi khử trùng ít nhất 12 giờ mới rải chất độn chuồng (thường là trấu). Cần dải chất độn truồng ít nhất 72 giờ trước khi thả gà con.

+ Hạn chế tối đa việc vào chuồng để tránh lây nhiễm.

+Nên 6 tháng thay đổi thuốc sát trùng 1 lần. Sử dụng lượng thuốc khử trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Phải luôn mặc quần áo bảo hộ (kính, găng tay,…) trong khi làm công việc sát trùng.

+ Người khử trùng phải được huấn luyện sử dụng hóa chất một cách an toàn, luôn mặc đồ bảo hộ và đeo mặt nạ phòng độc.

+ Chuồng úm gà con nên bố trí ở đầu hướng gió, cách ly xa chuồng gà trưởng thành để tránh lây lan bệnh từ gà lớn sang gà con.  Nơi nuôi gà con phải đảm bảo khô ráo, tránh mưa tạt, gió lùa, an toàn, tránh chó, mèo, chuột gây hại gà con.Nếu úm trong lồng phải sửa chữa những chỗ bị hỏng, lưới rách được thay để tránh tổn thương cho gà con. Sàn lồng úm gà con phẳng bằng lưới, kích thước mắt lưới khoảng 1 cm sao cho chân gà không bị lọt và không đọng phân. Những ngày đầu nên trải giấy xốp nhằm giúp gà tập ăn, vừa giữ ấm cho gà và tránh gió lùa từ dưới lên. Sau 3 – 4 ngày, gà con đã cứng cáp  có  thể bỏ giấy lót sàn. Nếu trời lạnh hoặc ban đêm, chung quanh lồng úm cần được che kín trong tuần đầu để giữ nhiệt. Nguồn nhiệt bố trí ở 1 phần lồng tạo chênh lệch nhiệt độ trong lồng úm. Úm trong lồng nên chia thành đàn nhỏ, tối đa 200 gà, nhằm tránh gà túm tụm lại khi mất điện hoặc khi bị lạnh gây đè chết. Dùng lồng úm gà con sẽ tiết kiệm được diện tích chuồng, tiết kiệm năng lượng sưởi ấm, dễ kiểm soát bệnh cầu trùng.

Nếu úm trên nền phải chuẩn bị chất độn chuồng khô, sạch, an toàn cho gà con, chất độn chuồng mềm, xốp. Nếu lót sàn bằng trấu thì trong những ngày đầu nên trải giấy, tránh gà con ăn phải chất độn chuồng hoặc cạnh sắc của trấu gây nứt chân gà. Úm nền cũng phải chia thành các ô nhỏ khoảng 300 con mỗi chụp úm nhằm tránh gà dồn lại, gây chết do đè lên nhau khi mất điện hoặc khi lạnh, tránh tình trạng gà con đi lạc xa không tìm thấy nguồn nhiệt nên bị lạnh.

Bảng nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng úm gà con

Với điều kiện khí hậu nước ta thường phải úm gà trong 3 tuần về mùa đông, 2 tuần về mùa hè. Những nơi khí hậu nóng chỉ cần sưởi ấm cho gà trong tuần đầu, sang tuần thứ 2 chỉ cần sưởi ấm vào ban đêm và khi trời mưa gió nhiệt độ xuống thấp dưới 27 độ C.

ga-moi-no3
Bóng hồng ngoại trong quây úm gà

Nên sử dụng bóng hồng ngoại trong quây úm gà

Treo đều bóng trong khu quây úm, cách mặt đất 50 – 60cm, với mật độ 60 – 100 gà/bóng tùy theo mùa.

Bóng hồng ngoại có hai tác dụng chính:

+ Thứ nhất: Tập trung nguồn nhiệt ngay phía dưới bóng, hạn chế phân tán nhiệt so với bóng đèn tròn thông thường.

+ Thứ hai: Tạo ra tia hồng ngoại có tác dụng diệt khuẩn và kích thích xương phát triển tốt.

III. MÁNG ĂN, MÁNG UỐNG

Chuẩn bị máng uống (bình 2 – 4 lit), Độ cao máng sao cho gà con uống được nước mà không bị ướt lông cổ .Máng ăn loại khay đường kính 60 – 70cm với mật độ 60 – 80 con/máng uống, máng ăn. Máng uống, máng ăn bố trí gần nhau và trải đều trong quây úm.

Nếu dùng núm uống phải tập cho gà con uống nước trong những giờ đầu bằng cách đưa mỏ gà vào núm uống để gà có thể uống nước, chỉ cần tập cho khoảng 30 – 40 % số gà là chúng sẽ bắt chước nhau. Trong những giờ đầu phải quan sát và đánh giá gà con tiếp cận được thức ăn và nước uống thuận tiện không.

Gà con hướng trứng nên cắt mỏ để tránh hiện tượng cắn mổ nhau, bới thức ăn làm rơi vãi láng phí thức ăn, đảm bảo gà con phát triển đồng đều. Nên cắt mỏ gà lần đầu vào lúc 10 – 21 ngày tuổi. Gà được cắt mỏ trên khoảng 1/3 từ ngoài vào, mỏ dưới chỉ đốt nóng đầu mỏ để hạn chế phát triển. Cắt mỏ sớm vào những ngày đầu không có lợi vì gà con rất khó uống nước và việc tập ăn cũng gặp trở ngại, thao tác khó nên dễ bỏ sót, mỏ nhanh chóng phát triển nên phải cắt lại trong khoảng thời gian ngắn. Thiết bị cắt mỏ với lưỡi dao được nung nóng nên vừa cắt mỏ vừa đốt vết cắt để bịt những mạch máu tránh chảy máu. Lưỡi dao phải bén để vết cắt gọn, không gây dập mỏ gà con. Cắt mỏ không đúng quy cách sẽ gây chảy máu hoặc dập mỏ. Sau khi cắt mỏ, nên tăng mực nước và thức ăn trong máng nhằm tránh đau cho gà.

IV. THỨC ĂN, THUỐC CHO GÀ CON MỚI NỞ

1. Thức ăn cho gà con mới nở

Để nhanh chóng phát triển gà con mới nở phải có một chế độ ăn uống khởi cân bằng tốt cho sự tăng trưởng và phát triển. Nhiều người cho rằng gà con vừa nở sẽ bị đói, cho ăn ngay như vậy thì khối noãn sẽ không tiêu hóa hết và thức ăn mới sẽ dễ sinh bệnh đường ruột cho gà con, vì vậy trong 48h đầu thì chỉ nên cho gà con uống nước. Nước là đặc biệt quan trọng, như gà con nhỏ sẽ uống rất nhiều. Hãy chuẩn bị để thay nước ít nhất hai hoặc ba lần một ngày.

Trong ngày đầu cho gà tập ăn trên khay bằng bắp hoặc tấm để gà con quen với việc mổ thức ăn và tiêu nhanh lòng đỏ trong ổ bụng. Trong 3 tuần đầu cho ăn tự do suốt ngày đêm, như vậy gà con có thể nhận lượng thức ăn tối đa mà chúng có thể nhận để kích thích sự phát triển bộ máy tiêu hóa.

Trong 48h tiếp theo đến 3 tuần tuổi nên cho gà con ăn tấm gạo hoặc các loại cám công nghiệp có bán trên thị trường dành cho gà.

Gà con tiêu thụ lượng thức ăn ít nên thức ăn gà con trong những tuần đầu có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Mặt khác phải cấp thức ăn nhiều lần trong ngày, để gà con luôn được ăn thức ăn mới, tránh làm bẩn hoặc hỏng thức ăn.

2.Thuốc cho gà con mới nở

Trong 3 ngày đầu cho uống kháng sinh phòng một số bệnh do vi khuẩn như bệnh thương hàn, bệnh hô hấp mãn tính (CRD), viêm rốn và bệnh do E. coli. Thuốc được hòa vào nước uống, nên xen kẽ bổ xung vitamin ADE và B complex. Trước khi cho uống thuốc nên cho gà khát khoảng 2 – 3 giờ. Nước có pha kháng sinh hoặc vitamin nên tính toán sao cho đủ lượng uống trong vòng 20 – 30 phút, sau đó cho uống nước thường. Nếu gà con hở rốn hoặc còn dây rốn phải cắt bỏ và sát trùng rốn bằng cồn iot 0,5 % hoặc xanh metylen 1 %. Vắc-xin phòng bệnh Marek tiêm lúc 1 ngày tuổi cho những đàn gà nuôi trên 12 tuần như gà đẻ trứng, gà giống hoặc gà nuôi thịt 14 – 16 tuần như gà nagoya, tam hoàng. phòng bệnh Newcastle, Gumboro và bệnh đậu bằng vacxin theo quy trình.

Từ khóa » Chăm Sóc Gà Con Mới Nở