Chăm Sóc Mẹ Bầu & Sản Phụ F0 Mang Thai Khỏe Mạnh, Sinh Con An ...
Có thể bạn quan tâm
20h thứ Tư, ngày 23/3/2022, 3 chuyên gia của Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ trực tiếp tư vấn về “Lưu ý trong chăm sóc mẹ bầu và sản phụ F0 mang thai khỏe mạnh, sinh con an toàn giữa đại dịch COVID-19”.
Chương trình được phát sóng trực tiếp trên website tamanhhospital.vn và thanhnien.vn; Tiếp sóng trên fanpage VnExpress.net của Báo điện tử VnExpress và fanpage Báo Thanh niên của Báo Thanh niên; Livestream trên các fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, IVF Tâm Anh, Trung tâm Sản Phụ khoa Tâm Anh, VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, Đài Truyền hình Vĩnh Long, kênh Youtube của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, kênh Youtube của Báo Thanh niên và kênh Youtube của Đài Truyền hình Vĩnh Long với sự tham gia tư vấn của 3 chuyên gia đến từ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM:
- BS.CKII Lê Thanh Hùng, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa;
- BS.CKI Trần Nguyễn Phương An, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa;
- ThS.BSNT Lâm Hoàng Duy, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa.
Ngay bây giờ, quý vị có thể đặt câu hỏi tại đây để được các chuyên gia trực tiếp tư vấn trong chương trình.
Ảnh hưởng của COVID-19 lên quá trình mang thai và sinh nở ở mẹ bầu
Đại dịch COVID-19 đã và đang diễn tiến phức tạp khiến nhiều người hoang mang, riêng mẹ bầu lại càng lo lắng hơn bởi tâm lý lo sợ ảnh hưởng và đe dọa con yêu trong bụng.
Nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã và đang được tiếp tục thực hiện, tuy nhiên, dựa trên những dữ liệu hiện có về dịch tễ học, virus học và lây truyền cho thấy các dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19 trên phụ nữ mang thai gần như không có gì khác biệt so với người không mang thai.
BS.CKII Lê Thanh Hùng, bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dường như COVID-19 không làm tăng các nguy cơ tiến triển nặng ở phụ nữ có thai khi mắc bệnh. Tuy nhiên, những tai biến sản khoa nguy hiểm như sinh non, thai suy… có thể tăng lên nếu mẹ bầu nhiễm COVID-19 ở thời điểm gần cuối thai kỳ. Do đó, các chuyên gia sản khoa khuyến cáo mẹ bầu và gia đình không được chủ quan, cần nghiêm túc thực hiện 5K và tiêm vaccine để phòng ngừa lây nhiễm bệnh.
Đối với mẹ bầu nhiễm COVID-19, hiện nay việc điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Paracetamol được khuyến cáo điều trị trong trường hợp sốt và đau từ nhẹ đến trung bình, tốt nhất nên giữ độ bão hòa oxy SpO2 ở mức trên 95%.
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, phụ nữ đang mang thai và chuẩn bị sinh nở phần lớn là người trẻ, do đó những tổn thương ở phổi dường như không quá nặng nề, cũng như sự hồi phục sau khỏi bệnh rất tốt. Tuy nhiên, tương tự những bệnh nhân COVID-19 khác, mẹ bầu sau khỏi bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng COVID-19 kéo dài.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đa số trường hợp bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau nhiễm COVID-19, tuy nhiên có khoảng 10-20% trường hợp có triệu chứng COVID-19 kéo dài ở mức độ từ nhẹ đến nặng gọi là hội chứng hậu COVID-19. Những triệu chứng hậu COVID-19 do WHO liệt kê tại Việt Nam gần như đầy đủ, riêng về lĩnh vực Sản Phụ khoa có những triệu chứng nổi bật sau:
Về mặt Phụ khoa, phụ nữ sẽ gặp tình trạng kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng khó đánh giá bởi chị em có thể mất kinh do stress, con ốm đau hoặc áp lực công việc… cộng thêm quãng thời gian căng thẳng, lo âu vì nhiễm COVID-19 có thể dẫn đến đột ngột mất kinh.
“Thực tế thăm khám tại Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM, có những trường hợp chị em còn rất trẻ, dưới 40 tuổi, sau nhiễm COVID-19 có kinh nguyệt thêm 1-2 chu kỳ thì bị tắt kinh hẳn. Kết quả xét nghiệm bình thường, không bị giảm dự trữ buồng trứng hay bất kỳ rối loạn gì trên nội mạc tử cung. Do đó, trường hợp này có thể do chị em bị stress, chúng tôi liệt kê vào nhóm bị sang chấn tâm lý do dịch”, bác sĩ Mỹ Nhi chia sẻ.
Về mặt Sản khoa, thứ nhất, nhiều mẹ bầu bị trầm cảm đến mức nghĩ rằng bản thân có thể mắc COVID-19 nặng đến mức tử vong, sợ hãi không biết mình có sinh con được không, hoặc sinh con ra để lại con cho ai nuôi… Vào những lần khám thai, mẹ bầu luôn băn khoăn liệu rằng có nên tiêm tiếp mũi 4 – mũi 5 vaccine hay không mặc dù đã tiêm đủ 3 mũi theo khuyến cáo, cơ thể đã có đầy đủ kháng thể. Chính tâm lý sợ hãi đó khiến mẹ bầu hầu như không dám ra đường, “trốn” trong nhà vì sợ ảnh hưởng đến con trong bụng.
Thứ hai, có những mẹ bầu hay bị mệt mỏi và đau nhức cơ bắp. Tình trạng này hầu hết sẽ xuất hiện ở phụ nữ có thai vào những tháng lớn, tuy nhiên do tâm lý sợ hãi khiến mẹ bầu nghĩ triệu chứng là do hậu COVID-19 gây ra. Nhiều mẹ bầu bị ám ảnh, mặc dù mới khám thai ở bệnh viện nhưng lại lo lắng, tiếp tục đăng ký khám online để được tư vấn. Chính điều đó khiến mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, chỉ nằm một chỗ không vận động sẽ không tốt cho cả mẹ và bé.
Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo, hậu COVID-19 mẹ bầu cần giữ bình tĩnh, không nên quá lo lắng và sợ hãi. Mẹ bầu nên ở nơi thông thoáng, giữ nhà cửa thoáng mát; Tập các bài tập hít thở để tăng cường hô hấp; Không kiêng khem, cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nhất là vitamin C như cam, quýt, bưởi; Giữ 5K để tránh tái nhiễm mặc dù đã tiêm đủ vaccine.
Chuyên gia hướng dẫn sản phụ F0 chăm sóc và nuôi con bằng sữa mẹ an toàn
Các chuyên gia sản khoa cho biết, sản phụ F0 vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ an toàn, chăm sóc bé nếu đủ điều kiện sức khỏe và đảm bảo nguyên tắc 5K.
BS.CKI Trần Nguyễn Phương An, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ, sản phụ nhiễm COVID-19 nếu có tình trạng sức khỏe tốt, không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ vẫn có thể tự chăm sóc bé an toàn. Tuy nhiên, sản phụ cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trong quá trình chăm sóc trẻ, cụ thể:
- Nơi sống của hai mẹ con phải thoáng khí, thông thoáng để giảm tải lượng virus SARS-CoV-2;
- Mẹ phải vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay có ít nhất 60% cồn. Khi hắt hơi hoặc ho cần lấy tay che miệng hoặc dùng khăn giấy, sau đó vứt khăn giấy vào sọt rác và rửa sạch tay;
- Trước khi cho bé bú mẹ phải rửa tay sạch sẽ, rửa núm vú sạch bằng xà phòng và nước, sau đó lau khô;
- Luôn đeo khẩu trang khi chăm sóc bé kể cả khi cho bé bú, thay ngay khẩu trang khi bị ẩm ướt hoặc bẩn, không đụng tay vào mặt ngoài khẩu trang;
- Khi không cho bé bú, mẹ nên cho bé nằm riêng, giữ khoảng cách với mẹ tối thiểu 2m.
Nhiều sản phụ lo lắng việc rửa tay bằng dung dịch có chứa cồn có thể làm tổn hại đến làn da mỏng manh của bé. Giải đáp thắc mắc này, bác sĩ Thanh Hùng cho biết, khi rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn trong vòng 20 giây cồn sẽ tự khô, không ảnh hưởng đến làn da bé khi ôm hay vỗ về bé.
Sản phụ F0 có nuôi con bằng sữa mẹ được hay không là thắc mắc chung của nhiều sản phụ và gia đình. ThS.BSNT Lâm Hoàng Duy, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, virus SARS-CoV-2 hoàn toàn không tồn tại trong sữa mẹ. Chính vì thế, sản phụ là F0 có thể yên tâm cho con bú và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, không cần thay thế bằng sữa công thức.
“Tuân thủ đầy đủ các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam, Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM vẫn khuyến khích mẹ bầu thực hiện da kề da với bé ngay sau sinh, và nuôi con bằng sữa mẹ vì những lợi ích mang lại nhiều hơn nguy cơ, kể cả mẹ có bị nhiễm COVID-19”, bác sĩ Hoàng Duy chia sẻ thêm.
Các chuyên gia sản khoa cho biết, sản phụ mắc COVID-19 dễ bị lo lắng, đồng thời kèm theo các triệu chứng của bệnh khiến mẹ bị mất sữa. Khi bệnh, mẹ có thể bị mất khứu giác và vị giác, tuy nhiên mẹ cần cố gắng ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng để đảm bảo đủ năng lượng, vừa nhanh bình phục, vừa có đủ sữa cho con:
- Chất bột đường (carbohydrate);
- Chất đạm (protein);
- Chất béo (lipid);
- Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.
Nếu mẹ quá mệt mỏi không thể ăn được nhiều, mẹ có thể uống thêm sữa tươi, ít nhất 600-1000ml mỗi ngày để đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng, đủ nước cho mẹ và bé mỗi ngày.
Mẹ nên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng, đặc biệt là uống nhiều nước. Mẹ cũng nên duy trì cho con bú, duy trì vắt sữa mỗi ngày để không bị tắc tia sữa dẫn đến làm mất sữa.
Đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt thai kỳ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, giúp mẹ an tâm sinh nở chào đón con yêu chào đời. Đặc biệt, từ ngày 12/3/2022 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiếp nhận chăm sóc mẹ bầu F0 đi sinh, đảm bảo thực hiện đầy đủ biện pháp phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả:
- Sản phụ đi sinh (kể cả sinh mổ hay sinh thường) tại bệnh viện có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính sẽ được thăm khám sàng lọc kỹ càng, tầm soát các bệnh nền, bệnh lý kèm theo nhằm hạn chế tối đa rủi ro, đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi trước sinh;
- Bệnh viện bố trí khu vực riêng với đầy đủ hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại cùng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt, đội ngũ bác sĩ, nữ hộ sinh riêng để đảm bảo an toàn cho sản phụ F0 và những sản phụ khác;
- Tất cả sản phụ sinh mổ được mang khẩu trang, gây mê an toàn và theo dõi chặt chẽ các chỉ số sinh tồn;
- Sau sinh hoặc sau mổ, sản phụ sẽ được theo dõi hậu sản và hậu phẫu tại khu vực chăm sóc dành riêng cho sản phụ F0.
Mẹ bầu sau sinh sức khỏe không đảm bảo, cơ thể yếu mệt, không có người nhà đi cùng nên việc tự chăm sóc rất khó khăn. Thấu hiểu điều đó, đội ngũ bác sĩ, nữ hộ sinh và nhân viên y tế tại bệnh viện luôn túc trực chăm sóc mẹ và bé tận tình, chu đáo, mẹ bầu an tâm đi sinh giữa mùa dịch.
Từ khóa » Chăm Sóc Mẹ Bầu Khi Bị Covid
-
Bộ Y Tế Hướng Dẫn Chăm Sóc Bà Bầu, Trẻ Sơ Sinh Mắc COVID-19 Tại ...
-
Bà Bầu Bị Covid Uống Thuốc Gì? Cách Chăm Sóc Bà Bầu Nhiễm Bệnh
-
Mẹ Bầu Tự điều Trị Covid-19 Tại Nhà Cần Lưu ý Gì? - VnExpress
-
Cách Chăm Sóc Phụ Nữ Mang Thai Mắc Covid-19
-
Chuyên Gia Hướng Dẫn Chăm Sóc Thai Phụ Mắc COVID-19 Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Phụ Nữ Mang Thai Mắc COVID-19
-
Cách Chăm Sóc Phụ Nữ Mang Thai Mắc COVID-19 [Cẩm Nang Phòng ...
-
[PDF] COVID-19 Prenatal–Vietnamese
-
[PDF] Bệnh Coronavirus (covid-19) Mang Thai, Sinh Nở Và Chăm Sóc Cho Trẻ ...
-
COVID-19 Trong Khi Mang Thai - Phụ Khoa Và Sản Khoa - MSD Manuals
-
Sản Phụ Nhiễm Covid-19 Cần Lưu ý Gì Khi điều Trị Tại Nhà?
-
CHĂM SÓC PHỤ NỮ MANG THAI TRONG MÙA DỊCH COVID-19
-
Bộ Y Tế Khuyến Cáo Về Dinh Dưỡng Cho Phụ Nữ Mang Thai Trong Dịch ...
-
Thai Phụ Cần Làm Gì Khi Mắc Covid-19? - Bệnh Viện Quân Y 175