Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh Mổ Giúp Sản Phụ Nhanh Hồi Phục Hơn

Khi thực hiện đẻ mổ, sản phụ cần nhiều thời gian hơn để hồi phục bình thường. Vấn đề chăm sóc mẹ sau sinh mổ về dinh dưỡng, vệ sinh, dinh dưỡng, vận động… rất cần được quan tâm.

Vấn đề chăm sóc mẹ sau sinh mổ rất cần được quan tâm.Vấn đề chăm sóc mẹ sau sinh mổ rất cần được quan tâm.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • Chăm sóc mẹ sau sinh mổ thế nào?
    • Chăm sóc vết mổ đẻ
    • Quan tâm đến dinh dưỡng
    • Vận động nghỉ ngơi sau khi sinh mổ
    • Cho con bú
    • Vệ sinh cơ thể
    • Thư giãn tinh thần
  • Thời gian hậu phẫu và những dấu hiệu cần lưu ý

Chăm sóc mẹ sau sinh mổ thế nào?

Chăm sóc vết mổ đẻ

Tuần đầu sau sinh, vết mổ chưa khô nên bác sĩ sẽ chăm sóc vết mổ. Lúc này đã hết thuốc tê ở vết mổ cùng với tử cung đang co thắt để trở về trạng thái ban đầu, mẹ có thể gặp phải những cơn đau choáng váng, kiệt sức. Bác sĩ cũng có thể cho thuốc giảm đau đây là loại thuốc không ảnh hưởng đến sữa mẹ, nên mẹ đừng quá lo ngại, đau quá sức chịu đựng sẽ khiến tâm lý mẹ bị ảnh hưởng.

Sang tuần 1, nếu khâu bằng chỉ không tiêu, bác sĩ sẽ xem vết mổ, nếu khô sạch thì sẽ cắt chỉ. Thông thường nếu mổ lần đầu thì sẽ cắt chỉ sau 5 ngày còn mẹ mổ lần hai trở lên thì sau 7 – 8 ngày. Hãy chú ý giữ cho vết mổ luôn khô thoáng, sạch sẽ.

Quan tâm đến dinh dưỡng

Mẹ sau sinh mổ không được ăn gì trong vòng 6 tiếng sau sinh. Dưới tác động của thuốc, nhu động ruột của sản phụ đang ở mức tháp, dạ dày hoạt động yếu, mẹ chỉ nên uống nước lọc, nước đường, cháo loãng.

Cho đến khi xì hơi được thì mới bắt đầu ăn uống được bình thường, tăng cường thực phẩm giàu canxi và đạm, uống nhiều nước để có sữa dồi dào cho con bú. Do ảnh hưởng thuốc tê, táo bón sau 3 – 5 ngày vẫn còn tồn tại. Dinh dưỡng lúc này mẹ nên chú ý tránh những thức ăn gây dị ứng, gây sẹo lồi: như thịt bò, thịt gà, hải sản, rau muống… Nên ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng có ở rau củ nấu chín, hoa quả tươi.

Đặc biệt, protein là nguyên liệu chính tạo ra tế bào mới hình thành và làm liền vết mổ. Nên cung cấp khoảng 200 g thức ăn có chứa protein mỗi ngày có trong thịt, sữa, cá, đậu…

Vận động nghỉ ngơi sau khi sinh mổ

Sinh mổ, sản phụ thường được gây tê tủy sống, không nên ngồi dậy trong vòng 12 giờ đầu để tránh biến chứng tụt huyết áp và nhức đầu, mẹ chỉ nên co duỗi chân, nghiêng trái phải tại giường. Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt động tác bú của bé cũng giúp tăng sự co hồi tử cung, tránh chảy máu sau sinh.

Từ ngày thứ 2 có thể ngồi dậy nhẹ nhàng, xuống giường và đi lại trong phòng. Ngày thứ 3 có thể ra ngoài, tắm nắng cùng bé 30 phút mỗi ngày.

Mẹ có thể sẽ đau khi di chuyển nhưng đừng nằm nhiều trên giường, hãy đi lại vận động nhẹ nhàng chân tay khi ống thông tiểu đã được lấy ra, lười vận động sau sinh mổ làm nhu động ruột phục hồi chậm, dẫn đến chứng táo bón ở sản phụ, nguy cơ nghiêm trọng làm hình thành các cục máu đông và gây viêm phổi sau phẫu thuật. Việc đi bộ ngắn giúp các chức năng của cơ thể phục hồi nhanh hơn, tránh được những biến chứng sau phẫu thuật như viêm tắc tĩnh mạch, dính ruột…

Về vấn đề thể dục tập luyện, nếu sinh mổ cần chờ 4 – 6 tuần khi cơ thể phục hồi bình thường mới tập luyện trở lại.

Cho con bú

Khi cho bé bú, tránh gây chèn ép vào vết mổ. Mẹ nên nằm nghiêng đặt bé nằm nghiêng và cho bé bú. Nên cho bé bú sớm lúc này sữa non nhiều dưỡng chất, chứa chất đề kháng cung cấp hệ miễn dịch và các chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ.

Mẹ nên nằm nghiêng đặt bé nằm nghiêng và cho bé bú. Mẹ nên nằm nghiêng đặt bé nằm nghiêng và cho bé bú.

Vệ sinh cơ thể

Sau khi sinh, mẹ có thể rửa mặt đánh răng súc miệng hàng ngày. Những ngày đầu nên lau người bằng nước ấm, sang tuần thứ hai có thể tắm rửa bình thường, tránh làm ướt vết mổ, không nên ngâm mình trong nước. Tắm nhanh khoảng 5-10 phút, lau khô cơ thể sau khi tắm. Phòng tắm nên kín gió, tránh gió lùa khiến mẹ dễ bị cảm lạnh. Nếu gội đầu, mẹ có thể gội sau 3 ngày kể từ khi sinh, dùng máy sấy làm khô tóc nhanh ngay sau khi gội.

Thư giãn tinh thần

Sự thư giãn tinh thần lúc này rất quan trọng, mẹ cần ngủ nhiều hơn để phục hồi năng lượng, bé ngủ mẹ hãy ngủ cùng bé. Về tâm trạng mẹ nên tránh những stress căng thẳng trong lúc này. Sự động viên khích lệ của người thân đặc biệt là người chồng sẽ khiến vợ thoải mái tinh thần hơn.

Thời gian hậu phẫu và những dấu hiệu cần lưu ý

  • Sốt: có thể là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm trùng. Tuy nhiên,cũng có thể do sản phụ mặc ấm quá mức, thiếu nước… Mẹ nên được ở trong một không gian thoáng đãng, uống nhiều nước mỗi ngày, không nên quá kiêng kị nằm trong phòng tối bí bức, nằm than… ảnh hưởng sức khỏe của mẹ.
  • Sản dịch: Trong 3 hoặc 4 ngày đầu, sản dịch đỏ tươi, sau đó lượng máu dần bớt đi và chuyển sang màu hồng, màu nâu khi nội mạc tử cung co lại. Ngày thứ 10 sản dịch sẽ có màu hơi vàng hoặc có thể là không màu. Lưu ý nếu thấy sản dịch không ra sau sinh, có mùi hôi, có màu đỏ tươi trở lại, cần thông báo với bác sĩ vì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hậu sản, hoặc băng huyết rất nguy hiểm cần xử trí đúng cách.
  • Vết mổ sưng đỏ, tiết dịch: Đây là những dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ, mẹ cần đến bệnh viện để thăm khám ngay lập tức.
Nếu thây dấu hiệu bất thường, sốt, đau bụng, sản dịch hôi,... cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay. Nếu thây dấu hiệu bất thường, sốt, đau bụng, sản dịch hôi,… cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay.

Chăm sóc mẹ sau sinh mổ không phải là chuyện dễ dàng. Trong quá trình chăm sóc, nếu có băn khoăn cần tư vấn, bạn có thể liên hệ đến tổng đài Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 1900 55 88 92 để được hỗ trợ miễn phí.

Từ khóa » Chăm Sóc Mẹ Sau Khi Sinh Mổ