Chăm Sóc Mở Khí Quản Và Người Bệnh Có Mở Khí Quản (Tracheotomy)

Skip to content Bài viết chuyên môn 25/03/2021 10:10 administrator 1206 Views

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỞ KHÍ QUẢN

CNĐD Nguyễn Thị Thúy Hằng – Khoa Tai mũi họng

  • Mở khí quản là vết rạch khí quản tạo ra lỗ mở khí quản ra da, đặt canyl Krisaberg tạm thời hay vĩnh viễn, cho phép thông khí đi qua khi tắc nghẽn đường hô hấp trên giúp chất tiết ở khí quản ra ngoài, giúp việc cai máy thở (do giảm khí khoảng chếch và hạ kháng lực đường thở) cho phép giúp thở nhân tạo vài ngày, nơi mở thường là ở đốt sụn 2,3,4 vòng sụn khí quản.
  • Công tác chăm sóc lỗ mở khí quản thường do điều dưỡng thực hiện. Nhưng đại đa số điều dưỡng ngoài chuyên khoa thường ít nắm những kĩ thuật và qui trình chăm sóc này chính vì lẽ đó chúng tôi viết bài này để tất cả các điều dưỡng đều nắm được và thực hiện để tránh những tai biến ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
  • Ngay sau khi mở khí quản điều dưỡng phải hút đàm nhớt thường xuyên. Nên hút 5-10ph/lần trong 3-4 giờ đầu. lượng giá nồng độ oxy trong máu qua khí máu động mạch (SaO2). Đánh giá tình trạng tắc nghẽn đàm nhớt như dấu hiệu khó thở, tím tái,… nghe phổi trước và sau hút đàm, cần xác định tình trạng người bệnh có cần hút đàm không vì việc hút đàm thường xuyên trên người bệnh cũng gây ra nguy cơ thiếu oxy, tăng kích thích cho người bệnh. Người bệnh luôn nhìn trong tầm nhìn của điều dưỡng 24/24.
Bệnh nhân đã mở khí quản đang thở máy
  • Hút đàm:
    • Nên cung cấp oxy trước khi hút, ống hút nhỏ hơn canule, hút không quá 10 giây/ lần (vì mỗi lần hút áp lực oxy giảm xuống 30mmHg).
    • Ngưng hút đàm ngay khi người bệnh có dấu hiệu suy giảm hô hấp, trong lúc hút cho người bệnh bị nghẹt đàm có dấu hiệu thiếu oxy thì điều dưỡng cung cấp oxy ngay khi hút bằng 5 hơi dài qua bóp bóng oxy ẩm.
Bệnh nhân đã mở khí quản tự thở tại bệnh viện
  • Cung cấp oxy cho người bệnh :
    • Bằng oxy ẩm , tránh biến chứng của phổi : xẹp phổi.
    • Duy trì đủ độ ẩm để loãng đàm giúp hút đàm dễ dàng, nếu cần thì bơm vào canule 2-5 ml nước muối sinh lý trước khi hút đàm.
    • Nên cho người bệnh tập vật lý trị liệu lồng ngực tùy theo tình trạng người bệnh và lý do mở khí quản. Người bệnh thở máy hay điều trị thở ngắt quãng nên dùng canula có bóng chèn, thường áp lực bóng chèn không quá 20-25cmH2O cho người bệnh thay đổi tư thế thường xuyên.
    • Cung cấp đủ nước cho người bệnh.
    • Duy trì nhiệt độ bình thường và cung cấp đủ oxy cho người bệnh.
  • Theo dõi tình trạng nhiễm trùng phổi do mở khí quản ra da:
  • Theo dõi DHST, nhận định màu sắc đàm, theo dõi choáng, chảy máu, suy hô hấp, biến chứng của mở khí quản. Lượng gia vết thương trong suốt các phiên trực và ghi hồ sơ cẩn thận về chảy máu, mủ, tình trạng mô xung quanh, quan sát da dưới canule.
  • Chăm sóc canula mỗi khi ẩm ướt trong phiên trực, rửa vết thương ẩm ướt, rửa nằm trong 4 giờ/ lần.
  • Bảo đảm vô khuẩn khi hút đàm.
  • Bệnh nhân lo lắng không giao tiếp bằng lời, lo sợ lỗ mở trên cổ:
  • Lượng giá mức độ lo lắng của người bệnh, giải thích cách hút đàm tạo sự tự tin cho người bệnh, do người bệnh không giao tiếp bằng lời được nên cung cấp cho người bệnh dụng cụ giao tiếp như giấy bút, chuông,… có thể giao tiếp qua dấu hiệu …
  • Nguy cơ suy dinh dưỡng do khó nuốt:
  • Phát hiện sớm dấu hiệu mất nước, suy dinh dưỡng.
  • Truyền dịch hay ăn qua ống thông dạ dày hay bằng miệng.
  • Theo dõi cân nặng mỗi ngày và lượng nước xuất nhập.
Bệnh nhân đã mở khí quản tự thở tại nhà
  • Tập cho người bệnh trước khi rút ống mở KQ:
  • Khuyến khích và hướng dẫn người bệnh tham gia tự thở qua mũi. Đầu tiên cho người bệnh che ống mở khí quản 5-20ph/ lần, tùy thuộc vào tình trạng hô hấp, sự lạc quan và tự tin của người bệnh, sau đó tăng dần thời gian che cho người bệnh thích nghi và giảm lo sợ, theo dõi tình trạng oxy trong máu người bệnh.
  • Chuẩn bị rút canula:
  • Lượng giá khả năng thở, hiệu quả ho, phản xạ nuốt của người bệnh, phúc trình bất kì triệu chứng bất thường nào của người bệnh cho bác sĩ
  • Che lại ống mở khí quản và gia tăng thời gian che ống.
  • Hướng dẫn người bệnh hít bằng mũi thở bằng miệng khi che lỗ mở khí quản, cách khạc đàm, cách ho.
  • Cung cấp thông tin cho người bệnh sau khi rút ống, sau khi rút người bệnh sẽ được băng kín vết thương nơi lỗ mở khí quản, nhưng nếu người bệnh có khó thở hay nhiều đàm nhớt thì vẫn có thể mở ra để thở, người bệnh sẽ tự lành vết thương mở khí quản sau 3-5 ngày.
  • Ngoài ra, chúng ta cần theo dõi :
  • Tắc nghẽn đường thở do máu đông.
  • Chảy máu những giờ đầu sau mổ.
  • Tràn khí dưới da, khó thở, da phù nề, tiếng nổ dưới da.
  • Nhiễm trùng chân mở khí quản như đỏ, sưng, phù nề, tiết dịch.
  • Viêm phổi, tăng tiết đàm nhớt, sốt.
  • Rò khí thực quản.
  • Người bệnh sặc, khó thở.
  • Hẹp khí quản, khó thở , nói khó, thở rít sau rút ống.
  • Sút ống: thường xảy ra sau 2-3 ngày đầu mở khí quản.
  • Quản lý người bệnh khi xuất viện trong trường hợp chưa rút ống được hoặc đặt ống vĩnh viễn:
  • Phải hướng dẫn người bệnh và gia đình biết cách chăm sóc ống mở khí quản tại nhà gồm: thay băng, hút đàm, thay nòng trong, thay dây, ăn qua ống thông dạ dày.
  • Tái khám đúng hẹn, nơi tái khám.

Tóm lại, chăm sóc lỗ mở khí quản và người bệnh có lỗ mở khí quản là rất quan trọng trong quá trình điều trị những bệnh nhân đã có chỉ định mở khí quản. Nếu để xảy ra tai biến sẽ ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân thì coi như xóa sạch những kết quả của điều trị ban đầu.

Related

  • Cuộc thi “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025”
  • Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị mất nước

Trả lời Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.

viTiếng Việt viTiếng Việt

Từ khóa » Khai Khí Quản