Chăm Sóc ống Dẫn Lưu Kehr Tại Nhà - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Trong một số trường hợp, người bệnh phải mang ống Kehr lâu ngày với nhiều lý do. Khi đó, người bệnh không thể nằm lại bệnh viện nhiều ngày và thông thường họ sẽ được xuất viện mang theo ống Kehr về nhà. Vậy trong trường hợp này người bệnh sẽ được chăm sóc ngoại trú như thế nào?
Tại sao phải mang ống dẫn lưu Kehr về nhà?
Bệnh lý về đường mật hiện nay chiếm tỉ lệ cao trong các bệnh lý về đường tiêu hóa. Thời gian điều trị bệnh lý này thường kéo dài, người bệnh phải nằm viện dài ngày, phải mang ống dẫn lưu trong trường hợp việc lấy sỏi trong gan chưa hết. Để rút ngắn thời gian nằm viện, người bệnh phải về nhà với ống dẫn lưu trên người. Lúc này, người điều dưỡng tại bệnh viện cần công tác tư tưởng cũng như tham vấn cách chăm sóc người bệnh mang ống dẫn lưu Kehr tại nhà khi những người bệnh này xuất viện.
Ống dẫn lưu Kerh là một ống thông có hình dáng giống như chữ T, điểm khác biệt với các loại ống dẫn lưu khác: một phần dịch mật sẽ được dẫn lưu vào đường tiêu hóa và phần dịch mật còn lại sẽ được đưa ra ngoài qua nhánh dẫn lưu ra da. Dẫn lưu ra da này giúp cho thầy thuốc theo dõi và điều trị bệnh. Do đó trong các phẫu thuật đường mật, người bệnh thường được đặt một ống dẫn lưu hình chữ T (ống Kehr) trong lòng ống mật chính với lý do: giải áp đường mật, theo dõi sau mổ, làm nòng, điều trị, bơm rửa và nhất là tán sỏi sau mổ. Với mục đích tán sỏi sau mổ, ống Kehr phải được lưu 3 - 4 tuần lễ để có được một đường hầm chắc chắn, qua đó tiến hành các thao tác tán sỏi và gắp lấy sỏi.
Theo sinh lý: chức năng của mật là tham gia trong quá trình tiêu hóa. Mỗi ngày lượng dịch mật bình thường tiết ra là 800 - 1.200ml để tham gia vào quá trình tiêu hóa mỡ, đạm… Do bệnh lý số lượng mật ứ đọng nhiều nên sau khi phẫu thuật số lượng dịch thoát qua ống Kehr nhiều. Sau vài ngày khi tình trạng lưu thông của đường ruột đã ổn định thì lượng mật thoát qua ống Kehr ra ngoài có thể < 200 ml mỗi ngày. Do thành phần của dịch mật là nước và các chất điện giải nên người bệnh sẽ bị mất một lượng đáng kể nước và điện giải ra da qua ống dẫn lưu Kehr, vì thế trong giai đoạn nằm viện thì người bệnh sẽ được truyền dịch bù lại số lượng nước và điện giải đã bị mất.
Trong một số trường hợp, người bệnh phải mang ống Kehr lâu ngày do: còn phải tiếp tục tán sỏi sau mổ (khoảng 1 tháng sau mổ), làm nòng thông đường mật bị tắc nghẽn do ung thư… Khi đó, người bệnh không thể nằm lại bệnh viện nhiều ngày và thông thường họ sẽ được xuất viện và mang theo ống Kehr về nhà.
Chăm sóc người bệnh mang ống Kehr
Trước khi xuất viện, người bệnh cần được hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc ống dẫn lưu và thông tin liên hệ với bệnh viện hay cơ quan y tế gần nhất:
Về dinh dưỡng: người bệnh cần uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây. Người bệnh cần biết về thức ăn và nước uống có nhiều chất điện giải như: nước dừa, chuối chín, cam. Hướng dẫn người bệnh uống nhiều nước để bù lại số lượng nước mất.
Cách theo dõi số lượng dịch mật thoát ra: thường khi thầy thuốc cho người bệnh xuất viện là tình trạng người bệnh tạm ổn định nên số lượng dịch mật thoát ra ngoài ra < 200ml/ngày. Việc cung cấp đủ nước vào cơ thể sẽ làm gia tăng thêm số lượng dịch mật thoát ra làm cho đường mật thông thoáng giúp dễ thoát sỏi trong trường hợp sỏi nhỏ. Vì thế người bệnh phải được cung cấp vào cơ thể >1.500- 2.000ml nước/ngày. Người bệnh cần theo dõi các dấu hiệu mất nước như: cảm thấy khát hơn, dấu hiệu niêm mạc miệng khô hơn… Khi đó, người bệnh cần uống thêm nước bằng hay hơn số lượng dịch thoát ra hàng ngày. Người bệnh có thể uống tất cả các loại nước. Trong trường hợp người bệnh cảm thấy cơ mệt mỏi và yếu thì đây là dấu hiệu thiếu kali, người bệnh nên uống thêm nước dừa vì đây là loại nước có chứa nhiều kali nhất. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cũng rất quan trọng để giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng và có được sức khỏe tốt để chuẩn bị cho thủ thuật lấy sỏi qua đường hầm ống Kehr. Trong giai đoạn này người bệnh cần phải có sức khỏe tốt để chống lại sự nhiễm trùng và tăng sức đề kháng với bệnh. Đặc biệt trong trường hợp có bệnh lý ung thư thì dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho người bệnh vượt qua các đợt điều trị hóa chất hay xạ trị. Tuy nhiên, nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo trong giai đoạn này để giảm kích thích dịch mật có thể gây đau bụng hay nặng bụng khó tiêu do thiếu dịch mật không tiêu hóa được thức ăn.
Khi về nhà, bạn tự chăm sóc bản thân nên cần trang bị kiến thức về cách chăm sóc ống dẫn lưu. Vì thế trong thời gian điều trị tại bệnh viện người bệnh nên lắng nghe điều dưỡng hướng dẫn, thực hiện chăm sóc và theo dõi ống một cách thành thạo.
- Ống dẫn lưu: nên dùng gạc sạch bao đầu ống và cột lại, định kỳ mở ống cho mật chảy ra.
- Thay băng chân ống dẫn lưu: nên thay sau khi tắm. Dùng gòn sạch lau xung quanh ống dẫn lưu và đắp gạc che chân ống dẫn lưu lại.
- Vệ sinh cá nhân: người bệnh vẫn tắm bình thường nhưng tránh chà xà bông trực tiếp lên ống thông hay dùng vòi sen xịt trực tiếp vào chân ống dẫn lưu. Nước xà bông khi tắm trôi qua ống dẫn lưu vẫn không sao.
- Người bệnh cố định ống dẫn lưu chắc chắn vào da bụng và mặc áo bên ngoài bình thường. Khi nằm, ngồi cần chú ý để ống không bị căng hay nằm đè lên ống trong khi ngủ.
Hình hướng dẫn chăm sóc dẫn lưu Kehr tại nhà
Những điều người bệnh cần chú ý:
- Nguy cơ bị tụt ống dẫn lưu: khi có tình trạng nhiễm trùng hay rò rỉ dịch mật ở chân ống, ống Kehr trở nên lỏng lẻo khi đi qua thành bụng, mối chỉ cột vào ống không còn chắc chắn nữa, khi đó người bệnh cần đến ngay bệnh viện kiểm tra để được cố định lại ống.
- Đau bụng: nếu người bệnh thấy đau, căng tức vùng thượng vị hay vùng hạ sườn phải, cần tháo đầu ống để mật chảy ra ngoài cho đến khi thấy bớt đau và giảm căng tức thì cột ống lại. Nếu đau kèm theo sốt hay đau nhiều lần trong ngày thì nên đến bệnh viện tái khám ngay.
- Vàng da: cần đến bệnh viện kiểm tra.
- Rò mật ở chân ống dẫn lưu: thường là do ống bị nghẹt, cần thay băng ngay chân ống dẫn lưu, liên lạc với nhân viên y tế để được tư vấn thêm. Trong các trường hợp này, do dịch mất ra da có tính kiềm có thể làm rôm lở da nên cần phải bôi thuốc bảo vệ da vùng chân ống.
- Thực hiện rửa tay sạch: trước khi ăn, trước khi thay băng hay chăm sóc chân ống dẫn lưu, sau khi thay băng.
- Vệ sinh trong ăn uống.
- Tái khám đúng hẹn.
ThS.ĐD. NGUYỄN THỊ NGỌC SƯƠNG
Trưởng phòng Điều dưỡng - BV. ĐHYD TP.HCM
4,3 triệu nam giới Việt sẽ không tìm được vợ! | Sạc pin điện thoại trong phòng ngủ dễ gây béo phì | Nho 'lạ' ngập thị trường |
Từ khóa » Cách đặt Dẫn Lưu Kehr
-
Dẫn Lưu Kehr Sau Mổ Lấy Sỏi Đường Mật: Những Điều Cần Lưu Ý
-
Tìm Hiểu Phẫu Thuật Nội Soi Lấy Sỏi ống Mật Chủ Có Dẫn Lưu Kehr
-
Dẫn Lưu Kehr - SlideShare
-
Dẫn Lưu Kehr - Học Y
-
PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT + MỞ ỐNG MẬT CHỦ LẤY SỎI ...
-
Phiếu Tóm Tắt Thông Tin điều Trị Mở ống Mật Chủ Dẫn Lưu Kehr
-
DẪN LƯU ĐƯỜNG MẬT (ống Kehr), CÁCH... - ĐIỀU DƯỠNG VIỆT ...
-
Hội Người Điều Dưỡng Trẻ - CHĂM SÓC ỐNG DẪN LƯU KEHR ...
-
Quy Trình Chăm Sóc Dẫn Lưu Kehr Sau Mổ Sỏi Mật Như Thế Nào?
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Dẫn Lưu Kerh
-
Dẫn Lưu Kehr Sau Mổ Lấy Sỏi đường Mật Một Số Lưu ý Phải Biết
-
Rò Dịch Mật Sau Khi Rút ống Dẫn Lưu Kehr Có Nguy Hiểm Không?