CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU SINH THƯỜNG
Có thể bạn quan tâm
1. Đại cương
Khi có thai, các cơ quan sinh dục và vú phát triển dần, sau khi đẻ sẽ trở lại tình trạng bình thường như khi không có thai. Thời gian trở về bình thường của cơ quan sinh dục (trừ vú vẫn phát triển tiết sữa) về mặt giải phẫu và sinh lý gọi là thời kỳ hậu sản. Thời kỳ này kéo dài khoảng 42 ngày kể từ ngay sau khi đẻ, ở những người không cho con bú, kinh nguyệt có thể xuất hiện trở lại.
- Chăm sóc hậu sản thường
2.1. Chăm sóc ngay sau khi đẻ
Trong 2 giờ đầu ngay sau khi đẻ cần theo dõi tình trạng toàn thân của sản phụ để phát hiện sớm tình trạng choáng mất máu hoặc choáng sản khoa. Theo dõi mạch, đo huyết áp, xoa đáy tử cung để xác định khối an toàn của tử cung sau đẻ. Đánh giá lượng máu chảy qua âm đạo 15 phút một lần, ít nhất trong thời gian 1 giờ sau đẻ.
Việc cho con bú sớm – sau sinh 24 tiếng sẽ giúp tử cung hồi phục tốt
Cần phát hiện sớm và xử trí sớm đờ tử cung và chảy máu sau đẻ. Tử cung co chặt lại thành khối an toàn. Nếu khám thấy mất khối an toàn, tử cung mềm nhão, đáy tử cung cao dần lên trên rốn là có máu chảy đọng lại trong buồng tử cung.
Cần đánh giá lượng máu chảy sau đẻ. Nguyên nhân chảy máu sau đẻ có thể do sót rau, đờ tử cung hoặc chấn thương đường sinh dục. Máu có thể chảy ra ngoài qua đường âm đạo hoặc đọng lại trong buồng tử cung mà không chảy ra ngoài.
2.2. Chăm sóc về tinh thần
Cuộc đẻ là một biến động lớn về giải phẫu và sinh lý, đồng thời cũng là một biến động về mặt tình cảm, cuộc sống của người phụ nữ. Vì vậy cần chú ý chăm sóc động viên sản phụ, giải thích cho sản phụ yên tâm, không lo lắng sau cuộc đẻ, nhất là ở những cuộc đẻ không phù hợp ý muốn của sản phụ.
Đảm bảo điều kiện vệ sinh tốt cho sản phụ
Buồng nằm thoáng mát về mùa hè, đủ ấm về mùa đông, sạch sẽ, yên tĩnh. Phải có buồng điều trị cách ly cho các sản phụ bị những bệnh nhiễm khuẩn, bệnh truyền nhiễm để tránh sự lây chéo cho các sản phụ khác và có nhân viên phục vụ riêng.
Chăn sóc tinh thần sau sinh là vô cùng quan trọng
Hạn chế sự thăm hỏi của thân nhân để sản phụ được nghỉ ngơi và để tránh mang bệnh đến cho sản phụ và trẻ sơ sinh.
- Theo dõi sản phụ
Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp sát trong 6 giờ đầu.
Các ngày sau theo dõi hàng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu của nhiễm khuẩn hậu sản.
Theo dõi sự co hồi tử cung: đo chiều cao tử cung trên khớp vệ và sờ nắn tử cung để đánh giá:
Tử cung co hồi tốt hay xấu.
Mật độ tử cung chắc hay mềm.
Di động tử cung hay sờ nắn tử cung có đau hay không đau.
Nếu tử cung co hồi chậm, mật độ mềm, ấn đau là tử cung bị nhiễm khuẩn, cần được điều trị sớm.
Theo dõi sản dịch: Bằng cách xem khố hàng ngày của sản phụ để đánh giá:
Số lượng sản dịch nhiều hay ít.
Có bị bế sản dịch không (không thấy có sản dịch).
Màu sắc của sản dịch.
Mùi sản dịch không hôi, nếu có mùi hôi là có nhiễm khuẩn.
Theo dõi đại, tiểu tiện: Sau đẻ sản phụ dễ bị bí đái, táo bón do tình trạng giảm nhu động ruột và liệt cơ bàng quang. Nếu sau đẻ 12 giờ mà sản phụ không tự đái được mặc dù đã được điều trị nội khoa như xoa vùng bàng quang, chườm nóng, châm cứu… thì phải thông bàng quang sau đó bơm vào bàng quang 5-10ml dung dịch Glycerin borat 5% để kích thích sự co bóp của bàng quang. Nếu vẫn chưa tự đái được thì các ngày sau phải rửa bàng quang, sau đó bơm Glycerin borat vào cho đến khi nào sản phụ tự đái được.
Nếu sản phụ bị táo bón cần cho thuốc nhuận tràng, sau 3 ngày không đi ngoài được phải thụt tháo phân hoặc bơm Microlax vào trực tràng. Chú ý, đối với sản phụ sau đẻ không được dùng thuốc tẩy mạnh.
- Chăm sóc
Làm thuốc ngoài: rửa sạch vùng âm hộ, tầng sinh môn và hậu môn cho sản phụ ít nhất 2 lần bằng nước chín hoặc dung dịch sát khuẩn nhẹ (Betadin, Providine), sau đó thay khố vô khuẩn. Không được thụt rửa âm đạo vì cổ tử cng trong những ngày đầu sau đẻ chưa đóng lại, nước có thể qua cổ tử cung vào buồng tử cung gây nhiễm trùng ngược dòng.
Đối với những trường hợp có cắt, khâu tầng sinh môn, sau khi làm thuốc phải thấm khô, đóng khố sạch.
Chú ý: Làm thuốc ngoài thì rửa từ phía âm hộ xuống hậu môn chứ không làm ngược lại.
Chăm sóc vú: Giữ đầu vú sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn. Khuyên sản phụ cho con bú sớm ngay sau đẻ khi có thể trả con nằm cùng mẹ để kích thích tiết sữa và làm cho tử cung co tốt hơn.
Khi có hiện tượng tắc tia sữa cần phải day, vắt sữa hoặc hút sữa để đề phòng tắc tia sữa dẫn đến áp xe vú. Nếu có nứt kẽ đầu vú, phải cho trẻ ngừng bú bên đó, rửa sạch đầu vú, thấm khô và bôi Glycerin borat 5%.
Chế độ vệ sinh, vận động, dinh dưỡng. Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn.
Có thể tắm vào ngày thứ 3 sau đẻ bằng cách dội nước. Không tắm ở nơi gió lùa, ngâm mình trong bồn nước vì cổ tử cung còn mở.
Cần tránh giao hợp trong thời kỳ hậu sản vì dễ gây nhiễm khuẩn.
Ăn uống đầy đủ, kiêng các chất kích thích như rượu, chè, cà phê, thuốc lá…
Ngủ đầy đủ để nhanh hồi phục sức khoẻ và đủ sữa nuôi con.
Chế độ mặc: quần áo rộng rãi, sạch, thoáng, không mặc quần áo quá chật.
Chế độ vận động: bất động trong 24 giờ đầu, sau đẻ 6 – 8 giờ nằm bất động tại giường nhưng có thể trở mình, co duỗi chân tay. Có thể tập thể dục nhẹ nhàng để tránh táo bón; giúp ăn ngon và làm cho cơ thành bụng chóng hồi phục trở lại bình thường. Một tuần sau đẻ có thể làm việc nhẹ nháng. Tránh lao động nặng, mang xách nặng trong thời kỳ hậu sản để khỏi gây sa sinh dục.
- Giáo dục sức khỏe
5.1. Chế độ dinh dưỡng các bà mẹ sau sinh
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng trong ngày của bà mẹ đang nuôi con bú nên tuân theo Tháp dinh dưỡng hợp lý dành cho bà mẹ đang nuôi con bú như sau:
Sau khi sinh bà mẹ cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức vì bà mẹ rất cần lấy lại sức và tạo sữa nuôi con. Mẹ có khỏe thì con mới phát triển tốt. Những thực phẩm mẹ cần bổ sung trong giai đoạn này gồm:
– Các loại hoa quả tươi và rau xanh để đảm bảo lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất.
– Chất bột đường thường có trong cơm, bún, bánh mì, khoai lang, khoai tây…
– Protein từ thịt nạc, thịt gà, trứng và các loại đậu.
– Canxi từ sữa, bơ, cá mòi, đậu phụ… để hỗ trợ phát triển xương và răng cho bé
Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý, các bà mẹ sau sinh cũng cần lưu ý:
Tránh xa thuốc lá và tránh uống rượu. Rượu bia và thuốc lá sẽ khiến sữa mẹ về ít hơn, trẻ cai sữa sớm và tinh thần không ổn định. Những thực phẩm này cũng rất có hại và khiến mẹ chậm quá trình phục hồi sức khỏe sau sinh hơn.
Thận trọng với thực phẩm có thể gây khó tiêu. Mẹ nên tránh các thức ăn dễ ôi thiu và có thể gây ngộ độc (thịt, trứng, hải sản sống). Nên lưu ý các loại thức ăn có thể khiến con bạn phản ứng lại khó tiêu (hành, cải bắp, trứng cá, trứng tôm, gia vị cay) nếu chúng gây phản ứng.
Hạn chế uống cà phê hoặc trà. Trà và cà phê sẽ khiến mẹ trở nên khó ngủ hơn, điều này không tốt cho việc nghỉ ngơi, thư giãn của mẹ, nếu muốn, mẹ chỉ nên uống cà phê với một lượng rất nhỏ mỗi ngày.
5.2. Chế độ nghỉ ngơi cho mẹ sau sinh hợp lý
– Trong tuần đầu sau khi sinh mẹ nên cố gắng ngủ những khi có thể ngủ được. Càng nghỉ ngơi nhiều càng tốt. Việc ngủ đủ giấc và ngủ sâu giúp các bà mẹ tái tạo năng lượng, sản xuất sữa tốt hơn và tránh stress, trầm cảm sau sinh. Mặt khác, các bà mẹ cần cẩn thận hơn trong chăm sóc cơ thể, sinh hoạt hay chọn thực phẩm để mau hồi phục sức lực, nhất là với những sản phụ sinh mổ thường hồi phục chậm hơn so với sinh thường.
– Vấn đề sa tử cung cũng khiến các mẹ lo lắng, đặc biệt là với những mẹ sinh thường có nguy cơ gặp phải các vấn đề này cao hơn sinh mổ. Bệnh này khiến mẹ đi tiểu nhiều lần, giảm ham muốn tình dục và khiến sinh hoạt hằng ngày gặp nhiều khó khăn.
– Để phòng tránh bệnh sa tử cung thường gặp ở phụ nữ sau sinh, sản phụ không được làm việc nặng, không ngồi quá lâu và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Đặc biệt, việc cho con bú sớm – sau sinh 24 tiếng sẽ giúp tử cung hồi phục tốt, tránh được bệnh sa tử cung, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh.
Cho con bú sớm – sau sinh 24 tiếng sẽ giúp tử cung hồi phục tốt
– Vận động nhẹ nhàng
– Sau khi vết thương đã lành và ổn định, các mẹ nên vận động, massage thư giãn, xoa bóp tay chân với liều lượng thích hợp, vừa phải để đẩy hết sản dịch ra ngoài, giúp khí huyết lưu thông, giúp ăn ngủ tốt hơn. Ngoài ra việc tập thể dục, massage còn mang lại các lợi ích như:
+ Nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh và mau lành vết mổ khi mổ đẻ.
+ Giảm căng thẳng, stress, đặc biệt, giữ tinh thần thanh thản, không lo lắng, buồn phiền, phương pháp tối ưu giúp các mẹ hồi phục sức khỏe, tâm lý nhanh chóng và giảm trầm cảm sau sinh
+ Giảm tỉ lệ đau lưng.
+ Cải thiện khí chất, tăng cường sự lưu thông máu, tốt cho tim mạch.
+ Giảm táo bón, tránh bí tiểu.
+ Phục hồi sự săn chắc của cơ thể, giảm mỡ bụng.
+ Giảm các tai biến tim mạch.
+ Tránh nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi.
+ Trong môi trường sinh hoạt hàng ngày, nên tránh nắng nóng hoặc gió lạnh. Chỗ ở nên thoáng mát, dễ chịu, không bị ảnh hưởng của khói bụi, mùi hôi, tiếng ồn. Nhiệt độ trong phòng lý tưởng cho cả mẹ và bé là 27 – 290 Tuyệt đối không nằm than vì khí CO 2 trong than sẽ gây ngạt cho mẹ và em bé.
5.3. Hướng dẫn trong quá trình điều trị tại bệnh viện và chăm sóc sau khi ra viện
Tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị, uống thuốc đúng theo y lệnh của bác sĩ
Tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, cách cho con bú. Chế độ tập luyện, tư tương thoải mái để có lợi cho sức khỏe.
Sau khi ra viện nếu sản phụ thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường sau: Đau bụng vùng dưới nhiều, sản dịch ra nhiều, mùi hôi… cần đến cơ sở y tế khám và điều trị.
Từ khóa » Chăm Sóc Hậu Sản Thường
-
Chăm Sóc Phụ Nữ Thời Kì Hậu Sản
-
Chăm Sóc Sức Khỏe Thời Kỳ Hậu Sản - Vinmec
-
Chăm Sóc Hậu Sản
-
Chăm Sóc đúng Cách Bà Mẹ Thời Kỳ Hậu Sản - Medinet
-
Chăm Sóc Sản Phụ Sau Sinh Thường - Bệnh Viện đa Khoa Hóc Môn
-
Bệnh Hậu Sản Là Gì? 5 Vấn đề Thường Gặp ở Phụ Nữ Sau Sinh
-
Bài Giảng Hậu Sản Thường - Dieutri.Vn
-
Cách Chăm Sóc Cho Mẹ Hậu Sản Thường - Chăm Sóc Bà Bầu Sau Sinh
-
Hậu Sản Thường Và Cách Chăm Sóc
-
Hậu Sản Thường Và Cách Chăm Sóc - Kiến Thức Y Học Phổ Thông
-
Bệnh Hậu Sản: Nhận Biết, Cách điều Trị Và Ngăn Ngừa Hiệu Quả
-
Các Bệnh Hậu Sản Thường Gặp Chị Em Cần Chú ý | TCI Hospital
-
Chăm Sóc Sau Sinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Chăm Sóc Hậu Sản - Hậu Phẫu | Khoa Sản Phụ