Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Bệnh Nhân Tăng Huyết áp - Tin Tức Sự Kiện
Có thể bạn quan tâm
Đặc điểm của bệnh nhân tăng huyết áp là tiến triển kéo dài và ngày càng nặng dần nếu không được điều trị và chăm sóc tốt. Bệnh để lại di chứng rất nặng và có thể tử vong do những biến chứng của bệnh hoặc do tai biến điều trị.
TIN LIÊN QUANVì thế bệnh nhân tăng huyết áp và gia đình cần phải biết các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi làm tăng huyết áp cũng như cách phát hiện các biến chứng tăng huyết áp, cách phòng, điều trị bệnh và theo dõi bệnh nhân tăng huyết áp.
Về chăm sóc cơ bản
Nên để bệnh nhân nghỉ ngơi, tránh gắng sức, căng thẳng, thức đêm. Nên tập thể dục nhẹ, đi bộ thư giãn, bơi lội. Ăn uống đủ năng lượng, nhiều sinh tố và hạn chế muối (dưới 5g muối/ngày); hạn chế mỡ, các chất béo động vật; kiêng rượu, thuốc lá, chè đặc.
Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, vệ sinh răng miệng và da để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để có hướng điều trị cho bệnh nhân.
Bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh tật. Hướng dẫn bệnh nhân cách tự theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.
Đồng thời nhân viên y tế theo dõi các vấn đề sau:
- Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở.
- Tình trạng tổn thương mắt, thận và tim mạch. Các biến chứng của tăng huyết áp.
- Tình trạng sử dụng thuốc và các biến chứng do thuốc gây ra, đặc biệt chú ý các thuốc có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng hay các thuốc hạ huyết áp mạnh.
- Một số xét nghiệm như: bilan lipid máu, công thức máu, ure và creatinin máu điện tim, siêu âm tim và chụp X quang tim phổi, soi đáy mắt…
Bác sĩ khám cho bệnh nhân tăng huyết áp.
Giáo dục sức khoẻ
Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi làm tăng huyết áp.
Dự phòng cấp I: đối với những người chưa bị tăng huyết áp cần lưu ý vấn đề sinh hoạt hàng ngày nhất là các thói quen có hại sức khỏe, phải khám định kỳ để phát hiện tăng huyết áp hay các bệnh liên quan. Trong đối tượng này chú ý đến những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao cho dù những lần đầu chưa phát hiện tăng huyết áp nhưng cần trao đổi tuyên truyền để phối hợp dự phòng cùng nhân viên y tế tuyến trước.
Dự phòng cấp II: đối với người đã tăng huyết áp, cần phải chặt chẽ hơn nữa trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi theo dõi huyết áp đều đặn và có kế hoạch điều trị ngoại trú để theo dõi tiến triển, tác dụng phụ của thuốc. Cần chú ý yếu tố kinh tế trong điều trị vì đây là một liệu trình lâu dài, tốn kém.
Có 6 cách phòng bệnh ngay từ đầu:
Tránh béo phì.
Tăng hoạt động thể lực.
Thay đổi lượng muối trong chế độ ăn (dưới 5g muối/ngày)
Thay đổi lượng rượu bia đối với những người uống quá nhiều. Ủy ban quốc gia Hoa Kỳ về phòng chống tăng huyết áp JNC-VI khuyên mỗi ngày chỉ nên uống không quá 1 ounce đối với nam và 1/2 ounce đối với nữ (1 ounce khoảng 29,6 ml rượu whisky).
Bỏ hút thuốc lá.
Theo dõi huyết áp.
Khuyên bệnh nhân thay đổi lối sống:
Giảm cân nếu quá cân.
Hạn chế uống rượu: trong mỗi ngày uống không quá 30 ml ethanol, tương đương 720 ml bia, 300 ml rượu vang, 60 ml whisky đối với nam giới, nữ giới và người nhẹ cân uống bằng một nửa nam giới.
Tăng hoạt động thể lực: 30-40 phút hàng ngày.
Giảm lượng muối ăn vào.
Duy trì đủ chế độ kali qua chế độ ăn uống; duy trì calci và magnesi cần thiết.
Ngừng hút thuốc lá.
Giảm ăn các chất béo và mỡ bão hòa.
BSCKI. Nguyễn Thị Thanh Minh (Bệnh viện đa khoa Hà Đông)
Vũ Thị Tuyết
Các tin khác- Đẩy mạnh dịch vụ y tế, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 19/12/2024
- Sở Y tế Hà Nội: Tập thể xuất sắc tại Giải thưởng “Giọt hồng” năm 2024
- TTYT huyện Đông Anh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
- Quận Hà Đông mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 18/12/2024
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Phiếu Chăm Sóc Bệnh Nhân Cao Huyết áp
-
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP - Health Việt Nam
-
Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tăng Huyết áp
-
Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tăng Huyết áp
-
9 Bước Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tăng Huyết áp - Hello Bacsi
-
Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tăng Huyết áp Như Thế Nào?
-
Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tăng Huyết áp đúng ...
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Tăng Huyết áp Tại Nhà
-
Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tăng Huyết áp
-
Bảng Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tăng Huyết áp Theo Mẫu
-
5 Bước Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tăng Huyết áp
-
[PDF] CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM 1. BỆNH HỌC CỦA SUY TIM 1.1.
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Tăng Huyết áp