Chăm Sóc Tại Nhà Sau Khi Mổ Nội Soi Ruột Thừa Như Thế Nào Là đúng ...
Có thể bạn quan tâm
Để quá trình phục hồi có hiệu quả và vết thương không bị nhiễm trùng, quá trình chăm sóc sau khi mổ nội soi ruột thừa là vô cùng quan trọng. Bạn cần theo dõi, sử dụng thuốc và vận động hợp lý.
Mổ nội soi ruột thừa là một phẫu thuật dùng điều trị viêm ruột thừa hay nhiễm trùng ruột thừa. Trong quá trình nội soi, bác sĩ dùng dụng cụ y khoa đặc biệt để luồn qua một vết mổ nhỏ và cắt bỏ ruột thừa bị viêm từ bên trong. Phẫu thuật nội soi thường ít xảy ra biến chứng và có thời gian phục hồi ngắn hơn.
Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần lưu ý khi tự chăm sóc vết thương sau mổ nội soi ruột thừa tại nhà.
Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ ruột thừa
Sau khi phẫu thuật, bạn có thể thực hiện các bước sau để vết mổ mau lành, tránh nhiễm trùng:
- Rửa vết mổ tại nhà nhẹ nhàng
- Để vết mổ khô lại, bạn có thể để vết mổ tiếp xúc với không khí cho mau se mặt vết thương
- Tránh dùng bột hoặc kem thoa lên vết mổ
- Không tắm bồn
- Không tham gia các hoạt động dưới nước cho đến khi vết mổ lành hẳn
- Mặc quần áo thoải mái, bởi việc mặc đồ bó sát có thể gây kích ứng da xung quanh vị trí vết mổ
- Nếu bạn được dùng băng dính da bên ngoài vết mổ, chúng sẽ tự bong ra sau khoảng 1 – 2 tuần. Không nên tự lột băng dính ra quá sớm.
Cách kiểm soát cơn đau tại nhà
Cách tốt nhất giúp bạn kiểm soát được các cơn đau sau khi mổ nội soi ruột thừa tại nhà là dùng thuốc giảm đau như paracetamol theo lịch điều trị cả ngày và đêm. Ngoài ra, bạn có thể thay thế các loại thuốc khác để quản lý cơn đau hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng miếng đệm sưởi ấm hoặc túi nước đá chườm trên vết mổ để giúp giảm đau.
Sử dụng các thuốc opioid
Sau khi mổ ruột thừa, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một vài loại thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid (nhóm chất gây nghiện).
Bạn chỉ sử dụng các thuốc này khi cần và đảm bảo uống đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn vẫn có thể dùng thuốc opioid chung với các thuốc giảm đau không kê đơn khác hoặc thay thế một trong những liều thuốc không kê đơn bằng một liều opioid.
Lưu ý, bạn không được uống rượu hoặc lái xe trong khi sử dụng thuốc opioid.
Chăm sóc sau mổ ruột thừa: Chế độ ăn uống sau khi mổ nội soi ruột thừa
Sau khi mổ ruột thừa, bạn nên chia bữa ăn thành những phần nhỏ trong ngày, chẳng hạn như 6 – 8 bữa mỗi ngày trong khoảng thời gian nhất định.
Nhiều người thường thắc mắc sau khi mổ ruột thừa nên làm gì để bớt đau và nhanh hồi phục? Các bác sĩ lưu ý rằng, để tránh táo bón sau khi phẫu thuật, bạn cần phải uống nhiều nước và thức uống không chứa caffeine, tránh các thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ. Bạn có khả năng sẽ phải sử dụng thuốc làm mềm phân nếu đang sử dụng các thuốc giảm đau được kê toa (thuốc opioid).
Vận động sau khi mổ nội soi ruột thừa
Sau khi mổ ruột thừa nên làm gì hay không nên làm gì? Cần lưu ý rằng, sau khi tiến hành phẫu thuật nội soi cắt bỏ ruột thừa, bạn cần tuân thủ các điều sau:
- Không nâng các vật nặng hơn 2,5 – 4,5kg trong vòng 6 tuần sau phẫu thuật
- Tránh các hoạt động vất vả như bế trẻ em, hút bụi, giặt giũ, di chuyển đồ đạc, cắt cỏ hay các hoạt động thể thao
- Không lái xe cho đến lần tái khám đầu tiên sau khi mổ nội soi ruột thừa
- Có thể leo cầu thang nhẹ nhàng
- Đi bộ càng nhiều càng tốt. Đây là bài tập duy nhất bạn được phép thực hiện trong 6 tuần đầu tiên
- Có thể tiếp tục quan hệ tình dục sau khi tái khám và nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn nên liên lạc với bác sĩ?
Để tránh biến chứng sau mổ ruột thừa nội soi, bạn phải gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào cho thấy nhiễm trùng:
- Sốt cao trên 38ºC, kèm theo ho hoặc không. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng phổi hoặc các vết thương ở dạ dày
- Nhịp tim tăng cao (trên 100 nhịp/phút)
- Khó thở đột ngột hoặc cảm thấy đau ngực
- Các cơn đau mãnh liệt hơn hoặc cảm thấy khó chịu
- Sưng, đỏ quá mức hoặc chảy dịch từ vết mổ
- Vết mổ bị hở miệng
- Sưng chân và đau bắp chân do hình thành cục máu đông ở chân…
Ngoài ra, sau khi mổ ruột thừa nếu gặp các biểu hiện sau, bạn cũng cần đến sự hỗ trợ từ bác sĩ và các nhân viên y tế:
- Buồn nôn, nôn
- Ớn lạnh
- Đổ mồ hôi nhiều
- Tiêu chảy liên tục, đặc biệt kèm theo sốt cho thấy nguy cơ bạn bị nhiễm trùng đường ruột
- Táo bón
- Không có khả năng đi vệ sinh hoặc bàng quang trống.
Theo dõi sau khi mổ ruột thừa nội soi
Bạn sẽ cần tái khám sau khoảng 2 tuần từ khi xuất viện, hãy sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ để nhận được sự chăm sóc tốt nhất.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã biết cách chăm sóc vết thương sau mổ nội soi ruột thừa đúng cách.
[embed-health-tool-bmr]
Từ khóa » Chăm Sóc Mổ Ruột Thừa
-
Chăm Sóc Người Bệnh Mổ Viêm Ruột Thừa - Health Việt Nam
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Viêm Ruột Thừa
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Ruột Thừa Như Thế Nào? | TCI Hospital
-
Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Sau Mổ Viêm Ruột Thừa
-
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ CẮT RUỘT THỪA VIÊM
-
Diễn Biến Bệnh Viêm Ruột Thừa Và Cách Chăm Sóc Người Bệnh
-
Chế độ Dinh Dưỡng, ăn Uống Sau Mổ Viêm Ruột Thừa - Vinmec
-
Mổ Ruột Thừa Nội Soi Sau Bao Lâu Có Thể Hoạt động Bình Thường?
-
Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Ruột Thừa Chính Xác Nhất
-
Phẫu Thuật Cắt Ruột Thừa – Giải Pháp Vàng điều Trị Viêm Ruột Thừa
-
Phẫu Thuật Nội Soi Viêm Ruột Thừa - Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn
-
Phẫu Thuật Cắt Ruột Thừa: Phương Pháp Mổ Mở ổ Bụng Và Nội Soi
-
Viêm Ruột Thừa - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Sau Mổ Ruột Thừa An Toàn