Chăm Sóc, Tẩm Bổ Dinh Dưỡng Cho Gà Chọi, Gà Nòi - 2lua

Chăn nuôi gà chọi, gà nòi theo hướng sinh học, bằng việc tẩm bổ cho gà đang là một cách làm mới, một bí quyết thực sự của những người đam mê chơi gà.

Chế độ ăn phổ biến

Cho gà ăn vào hai bữa trong ngày (khoảng tầm 9h sáng và 17h chiều). Gà chọi con thì để thả rông và ăn tự do, gà chọi sau khi tách mẹ bên cạnh hai bữa chính thì cho tự đi kiếm ăn. Gà sau khoảng 6 tháng, bên cạnh thức ăn chính nên bổ sung thêm các loại rau xanh, giá đỗ, cà chua, xà lách… mỗi tuần thêm 1 - 2 bữa thịt bò băm nhỏ hoặc thịt lươn.

Thức ăn chính dành cho gà chọi là ngũ cốc, có thể là thóc hoặc ngô nhưng thóc tẻ sẽ tốt hơn vì trong ngô có thành phần chất béo cao hơn khiến gà chọi bị béo, tích mỡ. Cho gà ăn khoảng 3/4 diều, tùy thuộc thể trạng của gà, nhưng cho ăn làm sao để đến bữa sau sờ tay vào diều thấy thức ăn đã được tiêu hóa hoàn toàn.

* Chế độ ăn cho gà chọi con tách mẹ (ăn tự do):

- Cám gạo: 10%

- Ngô: 20%

- Thóc: 30%

- Cá tươi đã nấu chín: 20%

- Rau (có thể là rau cải, rau muống, xà lách): 20%.

+ Từ giai đoạn mới nở đến lúc đạt 0,5 kg thể trọng, vẫn có thể cho gà ăn thức ăn công nghiệp (chiếm 30%)

+ Khi gà đã được 1,8 - 2 kg có thể bắt đầu chọn được những con gà chọi tốt nếu có được những đặc điểm như: Mặt nhanh nhẹn, mắt sáng, quản ngắn, đùi dài… Các màu gà chọi thường được chọn là đen tuyền (gà ô), đen vàng hoặc đen đỏ (gà ô tía), gà tía mơ, gà xám đất, gà tía mật.

Sau khi chọn được gà chọi thì chỉ nên cho ăn lúa ngâm (lúa ngâm khi đã nảy mầm sẽ giảm bớt chất dinh dưỡng, gà có thể ăn no mà không tích mỡ). Chế độ ăn của gà chọi làm sao để giúp gà chắc khỏe nhưng không nặng cân để vận động được nhanh nhẹn.

Chất đạm có thể bổ sung từ thịt bò, lươn, gân bò… Không nên cho gà ăn ếch, nhái vì đây là những thức ăn chứa quá nhiều đạm khiến gà chiến bở hơi kém bền khi giao chiến.

* Khẩu phần của gà chọi trống thi đấu/ngày:

- Lúa: 0,25 kg.

- Rau, giá đỗ: 0,1 kg.

- Thịt bò, lươn: 0,1 kg.

Nhiều người còn bổ sung vào chế độ ăn của gà chọi các thức ăn khác để bồi dưỡng và giúp tăng sức chiến đấu như giun, dế, lòng đỏ trứng, vịt lộn, tép, chuối xiêm...

Bí quyết

Hiện nay nhiều dân chơi gà chọi đang có những bí quyết chăm sóc đặc biệt riêng. Tẩm bổ dinh dưỡng cho gà chọi bằng chế phẩm sinh học giúp cho những chú gà chọi có thể lực dẻo dai, săn chắc và hạn chế tối đa bệnh dịch.

Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái là một trong những sản phẩm được người chăn nuôi rất ưa chuộng. Trong chế phẩm này có chứa các vi chất, enzym, vitamin, các thành phần dinh dưỡng thiết yếu rất tốt cho vật nuôi; Ðặc biệt hơn các chủng vi sinh vật hữu ích có chứa trong chế phẩm giúp cho những chú gà chọi hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, ức chế ngăn chặn sự xâm hại của các khuẩn gây hại, giúp gà ít bị bệnh tật, lớn nhanh và khỏe mạnh.

Cách sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho gà chọi, gà nòi:

- Cho uống:

+ Thời kỳ úm: Dùng 5 ml sản phẩm pha với 15 - 20 lít nước cho uống.

+ Thời kỳ hậu bị đến trưởng thành: Dùng 5 ml sản phẩm pha với 10 - 15 lít nước cho uống.

- Hoặc cho ăn:

Dùng 5 ml sản phẩm pha lượng nước vừa đủ rồi trộn đều với 10 - 12 kg cám công nghiệp.

* Chú ý:

Không pha thức ăn khi còn nóng, pha xong để 15 phút tạo men rồi mới cho ăn. Cho ăn (hoặc uống) cách nhật vào buổi chiều tối đối với vật nuôi lấy thịt. Với gia cầm, thủy cầm lấy trứng cho ăn vào buổi sáng. Lượng thức ăn (hoặc lượng nước uống) sử dụng để hòa trộn với sản phẩm phải bằng 30 - 50% tổng khẩu phần/ngày. Cho ăn thì thôi cho uống và ngược lại. Không sử dụng chung sản phẩm với thuốc kháng sinh. Cách ly thuốc kháng sinh phòng bệnh với sản phẩm từ 8h - 16h.

Sở hữu một chú gà hay, có thể lực, sức bền dẻo dai là mong muốn của những người đam mê chơi gà. Chính vì vậy việc chăm sóc, tẩm bổ dinh dưỡng cho gà chọi là điều rất quan trọng.

Từ khóa » Gà ăn ớt Có Sao Không