Chăm Sóc Thiết Yếu Bà Mẹ Và Trẻ Sơ Sinh Trong Và Ngay Sau Sinh
Có thể bạn quan tâm
CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TRONG VÀ NGAY SAU SINH
WHO đã đưa ra khuyến cáo áp dụng 6 bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh bao gồm:
1. Lau khô và ủ ấm; cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da (trẻ được đặt lên bụng mẹ ngay sau khi sinh và kéo dài ít nhất 90 phút sau sinh)
2. Tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin
3. Kẹp dây rốn muộn (sau khi dây rốn đã ngừng đập hoặc 1-3 phút sau khi thai sổ) và kẹp và cắt dây rốn một thì.
4. Kéo dây rốn có kiểm soát
5. Xoa đáy tử cung cứ 15 phút một lần trong vòng 2 giờ đầu sau đẻ.
6. Hỗ trợ cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn.
Phương pháp da kề da ngay sau sinh:
Trẻ được tiếp xúc da kề da với mẹ ngay từ những phút đầu sau khi sinh giúp tăng sự tương tác sớm giữa mẹ và con. Trẻ sẽ không bị hạ thân nhiệt, trẻ sẽ tìm vú mẹ sớm hơn và bú mẹ khỏe hơn. Người mẹ cũng giảm lo lắng, giảm nỗi đau “vượt cạn một mình”.
Trẻ được tiếp xúc trực tiếp da kề da với mẹ ngay sau sinh thì ít khóc hơn so với các trẻ được nhân viên y tế chăm sóc, các bà mẹ cũng cảm thấy dễ dàng cho con bú mẹ hơn trong những tháng đầu sau sinh, thời gian cho bú cũng lâu hơn. Các bà mẹ cũng ghi nhận trẻ gần gũi với mẹ hơn.
Phương pháp kẹp và cắt dây rốn muộn một thì:
Nghiên cứu về sinh lý ở trẻ sơ sinh cho thấy, trong phút đầu tiên sau sinh lượng máu truyền từ bánh nhau sang trẻ sơ sinh khoảng 80ml và có thể lên tới 100 ml trong 3 phút sau sinh. Lượng máu thêm này có thể cung cấp một lượng sắt tương ứng 40-50mg/kg cân nặng của trẻ, cùng với lượng sắt của cơ thể (khoảng 75mg/kg cân nặng) có thể giúp trẻ đủ tháng ngăn ngừa được thiếu máu thiết sắt trong năm đầu.
Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng nếu kẹp rốn đúng thời điểm, một lượng máu sẽ từ bánh nhau qua dây rốn đến đứa trẻ, giúp cho trẻ đủ tháng không bị thiếu máu do thiếu sắt trong những tháng đầu, và đặc biệt ở trẻ non tháng không bị thiếu máu cũng như giảm tỷ lệ xuất huyết não do giảm prothrombin.
Xuất phát từ các bằng chứng lâm sàng của các nghiên cứu về kẹp cắt dây rốn muộn, năm 2012, WHO đã khuyến cáo nên kẹp cắt dây rốn muộn (khi dây rốn ngừng đập hoặc 1-3 phút sau sổ thai) cho tất cả các trường hợp đẻ thường để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu của trẻ. Chỉ kẹp cắt dây rốn sớm (trước 01 phút) đối với các trường hợp trẻ ngạt cần phải hồi sức tích cực hoặc các trường hợp mẹ cần cấp cứu sản khoa.
Cho trẻ bú sớm
Cho trẻ bú sớm và bú sữa mẹ hoàn toàn trong giờ đầu sau sinh, không cho trẻ ăn thêm bất cứ một loại thực phẩm nào khác. Theo khuyến cáo của WHO, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú mẹ đồng thời bổ sung thêm các thực phẩm thích hợp khác cho đến 2 tuổi hoặc lâu hơn tùy trường hợp.
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể ngăn ngừa tử vong do tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trong 3 tháng đầu.
Cho trẻ bú sớm còn làm kích thích tuyến yên tăng tiết oxytocin giúp tử cung co tốt hơn để phòng ngừa băng huyết sau sinh.
Từ khóa » Chăm Sóc Hậu Sản Bộ Y Tế
-
[PDF] Hướng Dén Quốc Gia - Vụ Sức Khỏe Bà Mẹ -Trẻ Em - Bộ Y Tế
-
Chăm Sóc Hậu Sản
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Y Tế đối Với Bà Mẹ Trong Thời Ký Hậu Sản Mắc ...
-
[PDF] HƯỚNG DẪN QUỐC GIA Về Các Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản
-
Quyết định 775/QĐ-BYT 2022 Hướng Dẫn Chăm Sóc Tại Nhà đối Với ...
-
[PDF] Thực Hành Lâm Sàng Sản Phụ Khoa
-
Bài Giảng Vấn đề Thường Gặp ở Sản Phụ Những Ngày đầu Hậu Sản
-
Chẩn đoán Và Xử Trí Nhiếm Khuẩn Hậu Sản – Sốt Sau đẻ
-
Sản Phụ Nhiễm Covid-19 Cần Lưu ý Gì Khi điều Trị Tại Nhà?
-
Bệnh Hậu Sản Là Gì? 5 Vấn đề Thường Gặp ở Phụ Nữ Sau Sinh
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc, Quản Lý Tại Nhà đối Với Phụ Nữ Có Thai, Bà Mẹ ...
-
Chăm Sóc Sau Sinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Ban Hành Tài Liệu Hướng Dẫn PHCN Và Tự Chăm Sóc Sức Khỏe Hậu ...