Chăm Sóc Trẻ Bị Bệnh Sởi Tại Nhà đúng Cách - Kháng Khuẩn Vượt Trội

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Bệnh xuất hiện quanh năm và thường gặp nhất trong thời điểm giao mùa. Có đến 90% trẻ em không được tiêm vaccin sởi và tiếp xúc với người bệnh sẽ bị lây sởi. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị bệnh sởi tại nhà trong bài viết này!

Chăm sóc, điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ tại nhà.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi

Nhận biết dấu hiệu bệnh kịp thời giúp cha mẹ bắt đầu các biện pháp chữa bệnh sớm nhất. Khi bị bệnh, trẻ sẽ trải qua 4 giai đoạn chính:

1.1 Giai đoạn 1: ủ bệnh

  • Thời kỳ ủ bệnh kéo dài trong khoảng 8-10 ngày. Ở giai đoạn này, trẻ có thể bị sốt nhẹ.

1.2 Giai đoạn 2: khởi phát

  • Đây là giai đoạn dễ dàng lây bệnh nhiều nhất. Giai đoạn này kéo dài từ 3-5 ngày kèm theo các biểu hiện sốt nhẹ hoặc sốt cao 39-40*C, sốt liên tục. Bên cạnh đó trẻ còn bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, đau mắt đỏ, phù nhẹ mi mắt, ho khan hoặc ho có đờm, tiêu chảy. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, đau cơ khớp.
  • Nếu quan sát kỹ, khi trẻ há miệng to, sẽ thấy những chấm nhỏ màu đỏ, sung huyết, nổi lên trong niêm mạc má. Những nốt này xuất hiện và mất rất nhanh trong vòng 12-18 giờ.

1.3 Giai đoạn 3: thời kỳ phát ban

  • Trẻ bắt đầu có các nốt phát ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 má, xuống tới cổ và ngực, rồi đến bụng và 2 tay trong vòng 24 giờ. Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3, phát ban kéo dần xuống lưng, bụng, cuối cùng là 2 chân. Ban sởi có màu hồng nhạt, ấn vào thì mất và kết lại thành đám, thành vùng.
  • Trong trường hợp nhẹ ban mọc thưa thớt. Trường hợp nặng sẽ mọc dày cả lòng bàn tay, bàn chân. Thậm chí xuất huyết kèm chảy máu mũi, miệng, đi ngoài ra máu.

1.4 Giai đoạn 4: thời kỳ phục hồi.

  • Sau 6 ngày, ban sởi sẽ bay dần theo thứ tự khi xuất hiện và để lại vết thâm trên da, mất dần khoảng 1 tuần. Thời điểm này trẻ thường mệt mỏi và kém ăn, hết sốt và lại sức dần.

Chăm sóc, điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ tại nhà.

2. Cách chăm sóc bệnh sởi cho trẻ nhỏ

  • Mặc dù bệnh sởi lành tính nhưng rất dễ lây lan. Bệnh chưa có thuốc chữa đặc hiệu nên chủ yếu chữa triệu chứng phòng bội nhiễm và các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy khi con bị mắc sởi, bố mẹ phải chăm sóc con như thế nào là đúng?

2.1 Cách lý trẻ tránh lây lan

  • Điều đầu tiên bố mẹ cần lưu ý là phải cách ly trẻ. Cho trẻ nghỉ học ở nhà tránh để trẻ lây bệnh sang cho trẻ khác hoặc người khác. Bố mẹ cũng nên kiêng gió và giữ vệ sinh sạch sẽ cho con. Thường xuyên rửa mặt, lau miệng, mũi cho con vì dịch mũi hay nước bọt. chứa virus gây bệnh có thể lây lan sang người khác hoặc vật dụng khác.

2.2 Vệ sinh môi trường sống

  • Bên cạnh đó bố mẹ cũng cần thay ga đệm, quần áo cho con để đảm bảo môi trường.xung quanh sạch sẽ, hạn chế virus gây bệnh. Bố mẹ hãy để con ở trong phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa, kiêng gió, kiêng không cho con tiếp xúc với môi trường bẩn.
  • Vệ sinh thân thể bằng cách lau người cho con bằng khăn mềm, sạch với nước ấm. Rửa mắt, mũi cho con 3-4 lần/ngày bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi được bác sĩ chỉ định. Khi chăm sóc con bố mẹ phải rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát trùng.

2.3 Chế độ ăn cho trẻ bị sởi

  • Trong thời gian trẻ bị bệnh, bố mẹ cho con ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và cho uống nhiều nước, nước hoa quả để bù nước, tránh tình trạng mất nước vì khi mắc sởi vì khi đó trẻ bị mất nước do sốt, tiêu chảy và đi tiểu nhiều.
  • Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như: các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cua, tôm, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, các loại côn trùng như chấu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…

2.4 Chườm đá khi sốt cao

  • Nếu trẻ bị sốt, bố mẹ nên hạ sốt cho con bằng cách chườm ấm. Nếu trẻ sốt cao thì cho con dùng thuốc hạ sốt. Khi trẻ có dấu hiệu bất thường: không hạ sốt sau khi dùng thuốc, hết sốt rồi đột nhiên sốt lại, ho nhiều hơn, ho có đờm, khó thở, tím tái, li bì, nôn….hoặc các dấu hiệu bất thường khác thì lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ can thiệp xử lý kịp thời.
  • Bố mẹ tuyệt đối không cho con dùng kháng sinh khi không có biến chứng mà phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm bài viết 5 nguyên tắc chăm sóc bệnh sởi mẹ nên biết

3.  Dùng dung dịch sát khuẩn Dizigone đúng cách cho người mắc bệnh sởi

  • Với dung dịch sát khuẩn Dizigone, bố mẹ có thể yên tâm lau rửa, vệ sinh cơ thể cho.con tránh nhiễm trùng dẫn đến bội nhiễm ban sởi. Bố mẹ cũng có thể dùng Dizigone để sát trùng chăn, ga, gối và đồ chơi cũng như. vật dụng trong gia đình với mục đích tiêu diệt triệt để virus. sởi lây lan xung quanh trong thời gian con mắc bệnh.
  • Để trẻ mắc bệnh là điều không phụ huynh nào mong muốn. Chính vì vậy bố mẹ hãy cho con tiêm vaccine phòng sởi khi con được. 9 tháng tuổi và chú ý phòng bệnh. Nhất là vào thời điểm giao mùa, dễ xuất hiện bệnh, cách ly con với người. nghi mắc sởi và môi trường nghi ngờ nhiễm virus sởi.

dizigone 500ml

Hình ảnh sản phẩm Dizigone

  • Bố mẹ cũng nên vệ sinh cho con, tập cho con rửa tay thường xuyên bằng dung dịch. sát khuẩn an toàn như dung dịch Dizigone.
  • Để tìm hiểu về hiệu quả và tính an toàn của Dizigone, click vào đây.

Xem thêm:

=> Mách mẹ sau sinh bí kíp xử lý bệnh thuỷ đậu hiệu quả ngay tại nhà

Từ khóa » Khi Nào Trẻ Bị Sởi