Chăm Sóc Trẻ Là F0 đúng Cách để Bé Mau Khỏe, Lướt Bệnh Nhẹ Nhàng

Thời gian gần đây, trước sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Omicron,  nhất là sau khi mở cửa và trẻ em đến trường trở lại tình trạng trẻ em mắc bệnh COVID-19 ngày càng gia tăng. Điều này khiến các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng vì không biết cách chăm sóc trẻ là F0 tại nhà như thế nào.

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ là F0, giúp trẻ lướt bệnh nhẹ nhàng.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ là F0

Phần lớn trẻ em bị COVID-19 đều không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ. Vì vậy, khi bé bị dương tính với SARS-CoV-2, cha mẹ cần giữ bình tĩnh để chăm sóc trẻ là F0 đúng cách, giúp con mau chóng khỏi bệnh. Nếu trẻ có những triệu chứng của bệnh COVID-19 từ nhẹ đến trung bình, phụ huynh có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho bé. Đối với từng biểu hiện bệnh sẽ có cách chăm sóc trẻ F0 khác nhau như sau:

1. Chăm sóc trẻ là F0 bị sốt

Khi trẻ em bị COVID-19 có dấu hiệu sốt, cần chăm sóc bé đúng cách để tránh trường hợp không hạ sốt được mà tình trạng còn nghiêm trọng hơn. Tùy từng độ tuổi mà có cách xử lý khác nhau khi bé bị sốt:

  • Trẻ em dưới 12 tuần tuổi: Khi bé sốt trên 38°C, hãy liên hệ với bác sĩ. Không tự ý cho bé dùng bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào khi chưa hỏi ý kiến ​​bác sĩ.
  • Trẻ em trên 12 tuần tuổi: Cho bé uống thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ cơ thể trên 38,5°C. Thuốc Paracetamol có thể hữu ích và nên uống cách mỗi 4 – 6 giờ/lần và tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định. 

Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ là F0 bị sốt, cha mẹ cần thực hiện những điều sau:

  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, tránh quấn khăn hoặc trùm mền
  • Bổ sung nhiều nước cho con, nước có điện giải càng tốt
  • Đối với trẻ bú mẹ, cần tăng cường các cữ bú
  • Tuyệt đối không cho bé tắm hay chườm khăn, lau người bằng nước lạnh
  • Để bé nghỉ ngơi hoàn toàn
  • Đo nhiệt độ cho trẻ bằng nhiệt kế ít nhất 2 lần/ngày và nên đo nhiệt độ mỗi 4 giờ sau khi bé uống thuốc.

2. Chữa nghẹt mũi cho bé bị COVID-19

Chăm sóc trẻ là F0 bị nghẹt mũi

Việc nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi ở trẻ em. Mặc dù vấn đề này không nguy hiểm, nhưng có thể khiến bé cảm thấy khó chịu. Vì vậy, phụ huynh cần tham khảo cách chăm sóc trẻ là F0 bị nghẹt mũi sau đây:

  • Cho bé dùng nước muối sinh lý 0.9% NaCl: Đây là loại thuốc trị nghẹt mũi an toàn nhất, không gây kích ứng niêm mạc mũi, phù hợp với mọi độ tuổi. Có thể dùng dạng xịt hoặc dạng nhỏ. Cách 2-4 giờ thì nhỏ mũi cho bé 1 lần theo chỉ định ghi trên hộp thuốc.
  • Bổ sung nước cho bé: Việc thiếu nước sẽ khiến đờm đặc lại, làm cho tình trạng nghẹt mũi nặng hơn. Vì vậy, cần cho bé uống nhiều nước để làm loãng đờm.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Bạn có thể đặt máy tạo độ ẩm không khí trong phòng trẻ khi bé bị nghẹt mũi để làm giảm vấn đề khó chịu này.

3. Trẻ dương tính với SARS-CoV-2 bị ho, đau họng

Để chăm sóc trẻ là F0 bị ho, đau họng, bạn nên cho bé uống nước ấm để cổ họ của bé dễ chịu hơn. Không những thế, việc ngậm và súc miệng bằng nước muối cũng giúp sát khuẩn khoang miệng và cổ họng, từ đó làm giảm tình trạng ho và đau họng.

Đối với trẻ trên 1 tuổi, bạn có thể cho bé uống nước gừng và mật ong ở nhiệt độ ấm. Đây là cách trị đau họng vừa hiệu quả vừa đơn giản. Ngoài ra, việc làm ẩm không khí trong phòng bằng máy tạo độ ẩm cũng làm giảm ho đáng kể cho bé.

4. Trẻ bị F0 có triệu chứng tiêu chảy

chăm sóc trẻ là f0 bị tiêu chảy

Trẻ em bị COVID-19 có thể gặp phải vấn đề tiêu chảy. Lúc này, phụ huynh cần phân biệt rõ tình trạng đi tiêu của bé là đi tiêu phân lỏng đơn thuần hay tiêu chảy nặng.

  • Trẻ bị tiêu chảy nhẹ: Đối với trường hợp trẻ bị tiêu chảy đi phân lỏng, không xanh, không máu, không tanh, cha mẹ nên bổ sung nhiều nước cho bé. Trong một số trường hợp, tiêu chảy khi bé bị COVID-19 có thể là do trẻ uống quá nhiều vitamin C. Vì vậy, bạn cũng nên tạm ngưng cung cấp vitamin C cho bé. Ngoài ra, bổ sung kẽm cũng là việc nên làm khi chăm sóc trẻ là F0 bị tiêu chảy:
    • Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Bổ sung 5mg kẽm/ngày
    • Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên: Bổ sung 10mg kẽm/ngày.
  • Trẻ bị tiêu chảy nặng: Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy đi phân xanh, có máu, mùi tanh… hoặc đi tiêu quá nhiều lần và kiệt sức, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám và được chăm sóc y tế kịp thời.

5. Chăm sóc trẻ là F0 nói chung

Dù trẻ em dương tính với SARS-CoV-2 có triệu chứng hay không triệu chứng, điều bạn cần làm là:

  • Nói chuyện với trẻ về COVID-19 và lý do phải cố gắng giữ khoảng cách với các thành viên khác trong gia đình trong một thời gian
  • Trấn an trẻ rằng bạn sẽ chăm sóc bé và dành thời gian chơi cùng bé
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước
  • Cho bé ăn đủ bữa với đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi của trẻ
  • Bổ sung vitamin C cho trẻ để tăng cường sức đề kháng
  • Để bé nghỉ ngơi nhiều
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ
  • Mở hết tất cả cửa để phòng thông thoáng
  • Thường xuyên theo dõi các triệu chứng của bé 
  • Cố gắng tạo không gian cách ly thân thiện với trẻ nhất có thể
  • Duy trì kết nối giữa bé và các thành viên khác trong gia đình cũng như bạn bè của con thông qua điện thoại di động để bé không cảm thấy lạc lõng.

Một số vật dụng bạn cần mua và dự trữ trong nhà khi chăm sóc trẻ là F0 như:

  • Thuốc hạ sốt Paracetamol
  • Nước muối sinh lý NaCl 0.9% loại dùng để súc miệng và loại nhỏ/xịt mũi
  • Gói dung dịch điện giải Oresol để bù đủ nước cho bé trong trường hợp sốt cao, tiêu chảy…
  • Vitamin C, kẽm, vitamin D3: Mua loại tương ứng với độ tuổi của bé
  • Chanh, sả, gừng, mật ong
  • Các loại trái cây phù hợp với sở thích của con
  • Thức ăn vặt lành mạnh mà trẻ thích, ví dụ như kem, thạch rau câu… Việc ăn kem có thể giải nhiệt cơ thể và bổ sung nước cho bé.

Chăm sóc trẻ là F0: Cha mẹ cần lưu ý những gì? 

Lưu ý khi chăm sóc trẻ là F0

Việc chăm sóc trẻ bị COVID-19 cũng giống như khi chăm sóc bé bị cảm cúm. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc trẻ là F0, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Chỉ để 1 người chăm sóc trẻ là F0, tránh để người khác bị phơi nhiễm
  • Luôn đeo khẩu trang khi chăm sóc trẻ
  • Nếu trẻ trên 2 tuổi và có thể đeo khẩu trang mà không cảm thấy khó thở, hãy yêu cầu con đeo khẩu trang khi người chăm sóc trong phòng. Đừng để bé một mình khi bé đang đeo khẩu trang
  • Không lạm dụng việc test COVID-19: Bạn chỉ test cho trẻ 1 lần khi bé bắt đầu sốt và lần 2 là sau 5-7 ngày.
  • Nếu bé nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng thì không cần sử dụng bất cứ thuốc gì 
  • Không nên hốt hoảng khi trẻ sốt: Thông thường, trẻ sẽ bị sốt cao liên tục trong 2 – 3 ngày đầu. Việc uống thuốc hạ sốt sẽ giúp giảm nhiệt độ nhưng bé vẫn sẽ sốt lại. Tuy nhiên, cha mẹ cần bình tĩnh để chăm sóc và theo dõi sát sao tình trạng của bé.
  • Không cho bé uống quá nhiều hoặc không đủ liều thuốc hạ sốt, cần tuân thủ liều thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không xông các loại lá cây cho trẻ em vì bé có thể bị bỏng nước sôi hoặc bị kích ứng do lá xông không sạch…
  • Cả nhà, bao gồm bé F0, phải thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây
  • Vệ sinh nhà cửa (tay nắm cửa, công tắc đèn…) mỗi ngày bằng cồn, xà phòng
  • Nếu bé đủ khỏe, có thể cho bé chơi những trò chơi sáng tạo, nhẹ nhàng để con đỡ buồn chán. 

Khi nào cần đưa bé bị COVID-19 đến bệnh viện?

Bạn nên gọi cho trung tâm y tế địa phương hay hotline của bệnh viện địa phương nếu đang chăm sóc trẻ là F0 mà bé có những dấu hiệu sau:

  • Ho dữ dội 
  • Bị tiêu chảy
  • Đau đầu dai dẳng
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi trong 2 tuần hoặc lâu hơn
  • Ngày càng ốm
  • Đau tai hoặc chảy ra chất lỏng trong tai

Những trường hợp dưới đây cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

  • Khó thở, thở nhanh, thở mệt, phải gắng sức để thở hoặc khi đo thấy SpO2 < 95%
  • Hụt hơi khi nói chuyện hoặc đi lại
  • Ngất xỉu, hôn mê hoặc ngủ quá nhiều do mệt mỏi
  • Môi, móng tay hoặc cơ thể tím tái
  • Trẻ sốt trên 40,5°C 
  • Trẻ sốt trên 39°C nhưng không đáp ứng với thuốc hạ sốt hoặc kéo dài hơn 3 ngày
  • Có dấu hiệu mất nước: chóng mặt, buồn ngủ, miệng khô hoặc dính, mắt trũng sâu, đi tiểu ít hoặc ít tã ướt hơn (trẻ sơ sinh không đi tiểu trong tã trong 8 giờ và trẻ trên 3 tuổi không đi tiểu trong 10 giờ)
  • Bỏ ăn, bỏ bú, nôn ói liên tục
  • Da lạnh, đổ mồ hôi nhiều, nhợt nhạt hoặc phát ban
  • Đau tức ngực
  • Bị đau bụng rất dữ dội
  • Lừ đừ, phản ứng rất chậm

Ngoài ra, bất cứ lúc nào bạn lo lắng về tình trạng của con mình, hãy đưa trẻ đến bệnh viện.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được cách chăm sóc trẻ là F0 tại nhà đúng cách, giúp con mau hồi phục. 

Từ khóa » Chăm Sóc F0 Là Trẻ Sơ Sinh Tại Nhà