CHÀM SỮA Ở TRẺ SƠ SINH VÀ 5 ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Có thể bạn quan tâm
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là lác sữa. Đây là tình trạng phổ biến chiếm hơn 15% các bệnh lý về da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và được chia thành nhiều giai đoạn. Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, do đó ba mẹ cần lưu ý khi lựa chọn thuốc cho trẻ sơ sinh.
Mục lục
- Tìm hiểu về chàm sữa ở trẻ sơ sinh Chàm sữa là gì?
- Nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
- Cách điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
- Điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh cần lưu ý những điểm sau
Tìm hiểu về chàm sữa ở trẻ sơ sinh Chàm sữa là gì?
Chàm sữa là giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng. Bệnh thường xảy ra ở trẻ sau sinh đến 6 tháng tuổi, xuất hiện ở cả trẻ khỏe mạnh. Các triệu chứng về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là bé bị ở mặt, hai bên má và có thể lan ra tay chân, hoặc toàn thân. Ban đầu, trẻ chỉ nổi những nốt hồng, sau đó thành mụn nước, màu đỏ, nứt da và tiết dịch, đóng vảy và bong tróc ra. Nếu vẫn còn xuất hiện sau 4 tuổi thì có khả năng bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và thành bệnh chàm thể tạng.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Những nguyên nhân của chàm thường gặp như: sức đề kháng của trẻ giảm, trẻ xuất hiện các rối loạn bên trong hay cơ địa trẻ bị mẫn cảm mới các yếu tố bên ngoài… Trẻ có ba mẹ có tiền sử bị chàm sữa có yếu tố nguy cơ chàm sữa cao hơn so với các trẻ khác. Trẻ bị chàm sữa hay quấy khóc, khó chịu, bú ít… điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ và ba mẹ. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không có tính lây lan nên không có có tình trạng lây từ trẻ này sang trẻ khác hay không lây sang người tiếp xúc với trẻ.
Cách điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
- Chàm sữa thường tự hết sau 2 tuổi vì sức đề kháng của trẻ sẽ được tăng cường và hệ miễn dịch cũng được phát triển ổn định hơn. Tuy nhiên ba mẹ không nên chủ quan mà cần chăm sóc trẻ đúng cách và theo dõi tình trạng da trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ, vì một số trường hợp chàm sữa sẽ chuyển sang bệnh chàm thể tạng, tiến triển phức tạp hoặc tái phát…
- Khi trẻ gãi da, mụn nước bị vỡ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng thâm nhập và tấn công da. Chàm sữa sẽ để lại sẹo nếu không điều trị đúng cách. Các dạng sẹo thường gặp là sẹo thâm, sẹo rỗ hay sẹo lồi. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn thuốc trị chàm sữa hay các sản phẩm trị sẹo ở trẻ.
Điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh cần lưu ý những điểm sau:
- Ba mẹ thường tự ý chữa chàm sữa tại nhà, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm không cần kê toa của bác sĩ với nhiều thành phần khác nhau. Trong đó, corticoid là thành phần cần quan tâm. Corticoid sử dụng lâu ngày sẽ gây teo da, nhiễm nấm, sạm da… Không những vậy, khi sử dụng corticoid không đúng cách sẽ khiến bệnh ở trẻ sơ sinh càng lan rộng, nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng… Do đó, ba mẹ tuyệt đối không làm dụng các thuốc chàm sữa mà cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để trẻ được điều trị an toàn.
- Ngoài ra, ba mẹ nên chú ý đến chế độ chăm sóc chàm sữa ở trẻ sơ sinh như thay trang phục bằng sợi tổng hợp và vải len bằng cotton, việc này sẽ giúp thấm mồ hôi tốt hơn, làm giảm kích ứng da trẻ… Tránh để trẻ gãi vùng chàm sữa như mang bao tay, cắt móng tay… Giữ cơ thể trẻ không bị ẩm ướt, vệ sinh những đồ dùng của trẻ cũng đóng vai trò đáng kể. Đảm bảo không gian quanh trẻ khi trẻ ngủ phải thoáng mát, có nhiệt độ phù hợp với trẻ, bác sĩ có thể tư vấn cho ba mẹ về nhiệt độ phù hợp theo từng giai đoạn của trẻ.
- Ba mẹ cần chú ý các loại thực phẩm làm xuất hiện tình trạng chàm sữa hay làm các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn. Với bà mẹ cho trẻ bú, cần theo dõi trẻ sau mỗi lần bú để mẹ có thực đơn phù hợp với chàm sữa
- Ba mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ việc sử dụng nước đun từ lá trầu không, lá chè xanh tắm cho trẻ. Sau khi tắm xong cần lau khô trẻ bằng khăn tắm mềm mịn, không nên chà xát mạnh lên da trẻ.
- Các triệu chứng của chàm sữa có thể giống với các thương tổn trong các bệnh lý khác trong đó co viêm da cơ địa. Cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá và chẩn đoán chính xác.
Xem thêm các bài viết liên quan :
- CÁCH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO MẸ SAU SINH
- TÌNH TRẠNG TRẺ BỊ DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ
#pasteurclinic #chamsua #tresosinh Hãy đặt ngay câu hỏi ở Fanpage hoặc Group Hỏi đáp bác sĩ Pasteur để được phòng khám tư vấn và đưa ra những lời khuyên về tình trạng sức khoẻ của bạn và người thân. ❤️Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin ❤️Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn khám ❤️Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng
Admin( Bác sĩ )Bác sĩ Nguyễn Thành Trung
Từ khóa » Cách Trị Chàm Sữa Cho Bé Tại Nhà
-
Bé Bị Chàm Sữa - Mách Mẹ 7 Cách Chữa Nhanh Nhất Tại Nhà - Dizigone
-
Cách Chăm Sóc Bé Bị Chàm Sữa (lác Sữa) | Vinmec
-
Mách Mẹ 5 Cách Chữa Chàm Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Cực Hay, Vừa An ...
-
Chàm Sữa ở Trẻ Em: Xử Trí Thế Nào Cho đúng
-
5 Cách Chữa Chàm Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn, Hiệu Quả Tại Nhà
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Chàm Sữa Chữa Trị Như Thế Nào? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Trẻ Bị Chàm Sữa: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Bệnh Chàm Sữa Là Gì - Tất Tần Tật điều Mẹ Nên Biết Khi Con Bị Chàm Sữa
-
Cách Chữa Chàm Sữa ở Trẻ Sơ Sinh An Toàn, Hiệu Quả Nhanh - Eva
-
Mẹo Trị Chàm Sữa ở Trẻ Nhỏ Tại Nhà - Dr.Papie
-
13+ Cách Trị Chàm Sữa Cho Trẻ, An Toàn Theo Từng Dạng Bệnh
-
Chữa Chàm Sữa Bằng Phương Pháp Dân Gian - Kem Bôi Sodermix
-
Mách Mẹ Cách Trị Chàm Sữa (lác Sữa) Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả!