Chân Bị Tê Mất Cảm Giác Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Chân bị tê mất cảm giác là bệnh gì? Cách khắc phục
Chân bị tê mất cảm giác là bệnh gì? Cách khắc phục
Đặt lịch
Chân bị tê mất cảm giác gây khó chịu, ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra. Ngoài những yếu tố sinh lý bình thường, tê chân có thể là cảnh báo của các bệnh lý liên quan. Nếu không nhận biết và điều trị, bạn có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng khác.
Nguyên nhân khiến chân bị tê mất cảm giác
Chân bị tê mất cảm giác là tình trạng mà bất kì ai cũng có thể gặp phải. Hiện tượng tê mỏi thường xuất hiện ở một bên chân hoặc cả hai. Nguyên nhân gây tê có thể là do những thói quen sinh hoạt hoặc các tác động từ bên ngoài.
Cụ thể như:
- Hoạt động, sinh hoạt sai tư thế: Thói quen ngồi, nằm hoặc sinh hoạt nghiên về một phía trong thời gian dài khiến cho một bên chân chịu áp lực, gây tê. Ngoài ra, nhiều chị em ngồi vắt chéo chân, thường xuyên mang giày cao gót, mang giày không vừa chân, vận động quá sức,…làm máu huyết lưu thông đến chân kém hơn khiến cho chân xuất hiện tình trạng tê mỏi, mất cảm giác.
- Tê do chấn thương, tai nạn: Tác động bên ngoài điển hình là tình trạng chấn thương do tai nạn, va chạm khi tham gia giao thông, trượt ngã,…khiến cho xương khớp bị ảnh hưởng. Đặc biệt là ở các vùng như cột sống, hông, đùi, mông, bàn chân,…dẫn đến tình trạng tê bì. Đồng thời, hệ thống dây thần kinh tại khu vực chấn thương bị chèn ép, cộng hưởng khiến cho chân mất đi cảm giác.
- Sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá,…: Những chất kích thích chứa trong các sản phẩm này là nguyên nhân khiến cho chân xuất hiện thường xuyên các cơn tê mỏi. Chúng tác động đến hệ thần kinh trung ương, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể dẫn đến nhiều vấn đề ảnh hưởng sức khỏe.
- Chân bị tê do béo phì: Hai chi dưới là cơ quan chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể. Do đó, nếu bạn thường xuyên ăn nhiều đồ ngọt, dầu mỡ,…bị tăng và thừa cân quá mức sẽ gây nên tình trạng béo phì. Khi đó, trọng lượng đổ dồn xuống chân khiến hai chân thường xuyên đau mỏi, khó di chuyển. Ngoài ra, lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao khiến mạch máu bị chèn ép, lưu thông kém khiến cho chân bị tê bì, nhất là khi ngồi lâu cố định ở một tư thế.
- Tuổi cao có nguy cơ tê chân: Tình trạng chân bị tê mất cảm giác là hiện tượng thường gặp ở người cao tuổi. Bởi vì khi tuổi tác càng lớn, các bộ phận trong cơ thể cũng bắt đầu lão hóa. Trong đó, tình trạng kém lưu thông máu là nguyên nhân chính khiến cho cơ thể người già hay xảy ra những cơn tê mỏi đột ngột, nhất là ở hai chân nếu đứng, ngồi lâu.
Đây là một trong những yếu tố sinh lý, cơ học gây nên hiện tượng tê chân. Nếu gặp phải các vấn đề này, người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể để khắc phục. Bạn đọc không nên quá lo lắng, nếu tình trạng tê bì chỉ xuất hiện một khoảng thời gian ngắn và không kèm theo dấu hiệu bất thường nào khác.
Tham khảo thêm: Tê bì chân tay khi ngủ là bị gì? Cách điều trị
Chân bị tê mất cảm giác là bệnh gì?
Loại trừ các khả năng chân bị tê mất cảm giác do những tác động bên ngoài hoặc sinh lý bình thường. Nhiều chuyên gia cũng chỉ ra rằng, tình trạng tê chân thường xuyên có thể là triệu chứng của bệnh lý liên quan. Theo đó, một số bệnh có thể kể đến như:
- Bệnh thoát vị đĩa đệm: Khối thoát vị chèn ép lên rễ dây thần kinh và gây nên tình trạng đau nhức tê mỏi. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở cột sống lưng, ảnh hưởng dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh. Vì thế mà bạn sẽ nhận thấy một số cơn đau nhức xuất hiện, kèm theo đó là hiện tượng tê chân, mất cảm giác, gây khó khăn cho việc vận động.
- Bệnh tiểu đường biến chứng: Tình trạng tê mỏi chân do bệnh tiểu đường biến chứng là một trong những hiện tượng thường gặp. Người bệnh lúc này sẽ nhận thấy chân ngứa râm ran, nhất là ở bàn chân. Nguyên nhân là do đường huyết trong máu tăng cao vượt mức ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp, thần kinh trong có thể.
- Bệnh đau thần kinh tọa: Đường đi của dây thần kinh tọa kéo dài từ hông xuống tới chân. Khi gặp vấn đề ở dây thần kinh tọa, người bệnh thường kèm theo triệu chứng đau, tê mỏi, rối loạn cảm giác ở chân.
- Tình trạng đau cơ xơ hóa: Đây là bệnh lý mãn tính khiến cho người bệnh bị đau nhức toàn bộ cơ thể, ngứa và tê nhiều khu vực khá khó chịu. Đặc biệt, tình trạng đau nhức thường xuất hiện phổ biến vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Không chỉ khiến chân tê bì, không còn cảm giác, một số trường hợp đau cơ xơ hóa còn ảnh hưởng đến não bộ, gây suy giảm trí nhớ.
- Xuất hiện khối u: Những khối u bất thường xuất hiện ở các vị trí như cột sống, não, hông, mông, chân, đùi,…Chúng có thể là lành tính nhưng khả năng cao là khối u ác tính. Khi khối u ngày càng phát triển sẽ chèn ép và ảnh hưởng lên hệ thống dây thần kinh. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân bị tê mất cảm giác.
- Bệnh viêm mạch máu: Dòng chảy của máu kém dần đi khi cơ thể người mắc phải chứng bệnh viêm mạch máu. Do đó, lượng máu đổ xuống chân thiếu hụt khiến cho cơ quan này bị suy giảm vận động, gây nên tình trạng tê bì khó chịu.
Trên đây là một số bệnh lý liên quan gây ảnh hưởng đến hoạt động của xương khớp. Ngoài ra, một số người sử dụng thuốc điều trị bệnh gặp phải tác dụng phụ cũng thường bị tê bì chân tay. Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe, bạn nên chủ động thăm khám khi nghi ngờ tình trạng tê mỏi chân do bệnh lý gây ra.
Triệu chứng thường gặp khi bị tê chân
Khi bị tê chân, bạn sẽ có cảm giác như có kiến bò, nhức và tê khó cử động. Tình trạng này có thể diễn ra ở các khu vực như đùi, dọc theo chân hoặc bàn chân, ngón chân. Ngoài ra, một số trường hợp khác, bạn có thể mất cảm giác ở một bên hay cả hai bên chân, rối loạn cảm giác và khả năng vận động.
Nhiều người khi bị tê chân còn kèm theo biểu hiện ngứa ngáy trong da ở khu vực lòng bàn chân, như bị kim châm,….Thông thường, hiện tượng chân bị tê không có cảm giác xuất hiện phổ biến vào ban đêm hoặc sau khi ngủ dậy. Đặc biệt, nếu bạn đứng hoặc ngồi quá lâu với một tư thế cũng sẽ kích hoạt hiện tượng này khởi phát.
Tuy nhiên, tình trạng tê do tư thế gây ra sẽ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Khi mạch máu được giải phóng khỏi sự chèn ép, các dây thần kinh ổn định vị trí sẽ khiến cơn tê mỏi biến mất. Trường hợp khác, nếu tê không khỏi, thường xuyên hoặc đột ngột xuất hiện, kéo dài. Lúc này bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu.
Đặc biệt nếu nguyên nhân khởi phát các cơn tê mỏi là do bệnh lý. Người bệnh sẽ gặp nhiều vấn đề khác, cần can thiệp điều trị sớm. Bởi, khi bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của các chi, nhất là chi dưới. Một số trường hợp đối mặt với nguy cơ bại liệt, mất hoàn toàn khả năng vận động.
Tham khảo thêm: Chân bị tê mất cảm giác là bệnh gì? Cách khắc phục
Chân bị tê mất cảm giác có nguy hiểm không?
Chân bị tê mất cảm giác không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Với nguyên nhân sinh lý hay các tác động cơ học gây ra, việc khắc phục cũng sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại, nguy cơ biến chứng cao nếu tê chân phát sinh do bệnh lý tiểu đường, thoát vị đĩa đệm, khối u ác tính,…Cụ thể như:
- Tê chân kéo dài khiến cho sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vận động khó khăn.
- Chân tê, mất cảm giác khiến cho việc đi lại, di chuyển, giữ thăng bằng không được như bình thường. Điều này khiến cho hiệu suất lao động giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất.
- Trường hợp bệnh nặng, bệnh lý biến chứng chèn ép nghiêm trọng lên hệ thần kinh khiến cho bệnh nhân teo cơ chân, dẫn đến bại liệt, mất khả năng vận động.
Những mối nguy hại cho sức khỏe và đời sống đối với tình trạng chân bị tê mất cảm giác đã được đề cập bên trên. Bạn đọc không nên chủ quan nếu thấy tình trạng tê diễn ra thường xuyên và đặc biệt là kèm theo triệu chứng bất thường khác. Đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị sớm, giúp bạn phòng tránh nhiều tình huống không mong đợi.
Cách khắc phục khi bị tê chân mất cảm giác thường xuyên
Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn các biện pháp khắc phục tình trạng chân bị tê mất cảm giác an toàn, hiệu quả. Nếu là do các yếu tố sinh lý hay chấn thương cơ học gây ra, bạn sẽ được hướng dẫn cách điều chỉnh thói quen và các phương pháp chăm sóc nhằm cải thiện sức khỏe được tốt nhất.
Trường hợp do bệnh lý liên quan, dựa vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phương án điều trị phù hợp. Thông thường, người bệnh sẽ lựa chọn theo hai hướng cơ bản sau:
Điều trị tê chân bằng biện pháp Tây y
Nhằm giúp giảm tê, giảm viêm và đau mỏi bất thường, các loại thuốc kháng sinh sẽ được đưa vào điều trị. Song song đó, người bệnh có thể được kê thêm các loại thuộc nhằm hỗ trợ bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Trong đó, nhóm vitamin B gồm B12, B1, B6 được sử dụng nhiều nhất, bởi đây là những dưỡng chất cần thiết cho hệ thần kinh.
Dưới đây là một vài loại thuốc được sử dụng cho tình trạng tê chân, bàn chân:
- Thuốc chống trầm cảm: Duloxetine, milnacipran là hai dạng thuốc chống trầm cảm được phê duyệt sử dụng trong điều trị bệnh đau cơ xơ hóa.
- Thuốc corticosteroid: Tác dụng chính của thuốc là giúp người bệnh giảm viêm do các bệnh mãn tính gây ra, đồng thời còn hỗ trợ cải thiện tình trạng tê liệt gây ra bởi đau cơ xơ cứng.
- Gabapentin và Pregabalin: Đây là hai dạng thuốc có công dụng ngăn chặn và thay đổi những tín hiệu của thần kinh, giúp giảm nhanh cơn tê. Nhất là khi chúng có mối liên hệ với tình trạng bệnh về xương khớp như đau cơ xơ hóa, đa xơ cứng hoặc bệnh đái tháo đường.
Hiệu quả của các loại thuốc tân dược được đánh giá mang lại tác dụng nhanh, giúp người bệnh sớm cải thiện triệu chứng tê nhức. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên được giám sát, theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa được chỉ định để tránh tác dụng phụ.
Ngoài ra, việc điều trị theo phương pháp sử dụng thuốc Tây thường để lại một vài hạn chế. Trong đó, có thể kể đến tình trạng tồn đọng các dược chất khiến gan, thận, dạ dày,…gặp phản ứng khó chịu. Chính vì thế, người bệnh nên lưu ý khi điều trị tình trạng tê chân bằng biện pháp này tại nhà.
Tham khảo thêm: Các loại thuốc chữa tê bì chân tay hiệu quả nhất
Biện pháp khắc phục tại nhà
Ngoài sử dụng thuốc điều trị, trong trường hợp tê chân mới khởi phát, tình trạng nhẹ. Để kết quả khắc phục được tốt nhất, bạn nên thực hiện những lưu ý như:
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Nếu tình trạng tê do ảnh hưởng bởi áp lực ở thần kinh, bạn nên dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi nhằm giảm tải những tác động lên thần kinh.
- Chườm đá: Tình trạng sưng, tê mỏi do chấn thương có thể khắc phục thông qua mẹo chườm đá lạnh. Nhiệt độ của nước sẽ giúp bạn cải thiện hiện tượng sưng viêm, giúp giảm tê. Mỗi ngày bạn có thể chườm 15 phút khu vực khó chịu để sớm cải thiện tình trạng.
- Chườm nóng: Ngoài sử dụng nước đá lạnh, việc chườm nóng có công dụng làm giãn cơ, thư giãn và giảm áp lực tại khu vực dây thần kinh bị tác động nhằm cải thiện tình trạng tê mỏi. Bạn tránh chườm quá nóng ở chân hoặc bàn chân có thể làm tăng viêm và gây đau. Chỉ nên sử dụng nước có nhiệt độ vừa phải để thư giãn nhẹ nhàng cơ bắp, xoa dịu cơn khó chịu do tê chân.
- Massage chân: Khi chân bị tê, bạn có thể sử dụng hai bàn tay nhẹ nhàng massage khu vực tê để máu huyết lưu thông tốt hơn. Đây là một trong những biện pháp hiệu quả để chữa chứng tê khó chịu xảy ra khi bạn ngồi quá hoặc đứng quá lâu.
- Sử dụng mẹo chữa dân gian: Một số bài thuốc có công dụng điều trị chứng tê mỏi tay chân hiệu quả với nguyên liệu là thảo dược thiên nhiên. Nhiều người đã áp dụng cách thức này để chữa trị vấn đề về xương khớp. Do có chi phí thấp, thực hiện đơn giản, không phản ứng phụ nên biện pháp dân gian thường được người bệnh ưu tiên lựa chọn nhất là khi bệnh chỉ khởi phát nhẹ. Những loại thảo dược lành tính như ngải cứu, cây trinh nữ, gừng,…được sử dụng phổ biến. Bạn có thể sử dụng để nấu nước uống hoặc rang với muối để chườm lên khu vực cần điều trị.
Các biện pháp trên đây là những cách thức đơn giản mà bạn đọc có thể áp dụng ngay tại nhà. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, việc kết hợp thăm khám y tế vẫn được ưu tiên hàng đầu. Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó bạn có thể dễ dàng lựa chọn cách khắc phục, giảm thiểu nguy cơ.
Phòng tránh tình trạng chân bị tê mất cảm giác
Chủ động trong việc phòng tránh các vấn đề sức khỏe là việc mà các chuyên gia khuyến khích mọi người nên thực hiện. Theo đó, đối với tình trạng chân bị tê mất cảm giác, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây để phòng ngừa được hiệu quả nhất:
- Xây dựng lối sống lành mạnh, tránh các hoạt động thể thao hay làm việc quá sức. Nên dành thời gian hợp lý để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, đặc biệt là giúp xương khớp có khoảng nghỉ, tránh áp lực gây tê mỏi kéo dài.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau và hoa quả tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho hoạt động sống. Đặc biệt, khi cơ thể được bồi bổ đủ dinh dưỡng, lưu thông máu được tăng cường, hệ thần kinh cũng nhận đủ dưỡng chất để duy trì hoạt động, tránh được nguy cơ tê tay, chân.
- Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu trong một tư thế, giữ tư thế khi ngủ được thoải mái nhất, tránh nằm nghiêng một bệnh khi ngủ. Có thể sử dụng gối ôm, thú nhồi bông,…để kê cao chân khi ngủ nếu có cảm giác khó chịu ở chân.
- Điều trị dứt điểm các chứng bệnh có nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến xương khớp, trong đó có bệnh tiểu đường và nhiều chứng bệnh khác. Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, nếu gặp vấn đề bất thường hãy thông báo với bác sĩ điều trị để được tư vấn khắc phục sớm.
- Luyện tập thể dục thể thao vừa sức, dành thời gian vận động khi làm việc, massage tay chân giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Hạn chế để cơ thể áp lực, stress kéo dài ảnh hưởng cho sức khỏe.
Chân bị tê mất cảm giác do nhiều yếu tố tác động. Trong đó, các vấn đề về bệnh lý của cơ thể cần được can thiệp khắc phục càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ dẫn đến biến chứng nặng nề. Tình trạng tê mỏi có thể xuất hiện trong thời gian ngắn và chấm dứt. Nếu nhận thấy biểu hiện này xuất hiện nhiều lần kèm theo các triệu chứng bất thường khác của cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và can thiệp điều trị.
Trên đây là những biện pháp phòng tránh tình trạng chân tê mỏi chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi biến mất. Đối với trường hợp chân bị tê bì trong thời gian dài hoặc bị do bệnh lý thì bạn cần áp dụng phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Tại sao ngồi lâu bị tê chân? Cách xử lý, phòng ngừa
- Bị tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh?
Từ khóa » Da Chân Bị Mất Cảm Giác
-
Tê Bì - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Chân Bị Tê Mất Cảm Giác Có Phải Bệnh Nguy Hiểm?
-
Vì Sao Bị Tê Chân Mãi Không Dứt Và Liệu Có Nguy Hiểm Không?
-
Các Dấu Hiệu Cảnh Báo Liệt Chân - Vinmec
-
Chân Bị Tê Mất Cảm Giác Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Tê Bì Tay Chân Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Mất Cảm Giác: Dấu Hiệu Triệu Chứng Và Nguyên Nhân - Dieutri.Vn
-
Tê Bì Chân Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Ngón Chân Cái Bị Tê Mất Cảm Giác Là Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Chăm Sóc Mất Cảm Giác ở Chân Như Thế Nào Là đúng? - Ngày đầu Tiên
-
11 Nguyên Nhân Gây Tê Chân Và Cách điều Trị Hiệu Quả - Hello Bacsi
-
Tê Lòng Bàn Chân Là Bệnh Gì? 13 Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Triệu Chứng Tê Bì, Yếu, Liệt Cơ - Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Chấn Thương Bàn Tay Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles