Chân Cột Ngàm Hay Là Khớp? - Tư Vấn Kết Cấu, BTCT, Thi Công Xây ...

Hỏi đáp / Thiết kế móng nông
  • Kinh nghiệm thiết kế thi công nội thất cho người không chuyên!!
Chân cột ngàm hay là khớp? - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Chân cột ngàm hay là khớp? Em có một cái tháp thép 4 mặt Chân cột có 4 trụ . Tùy vào loại kết cấu mà nó liên kết với móng thông qua 4 bu lông neo hoặc 2 bu lông neo . Em không biết mô hình hóa nó như thế nào trong SAP2000,.Em thử cho nó khớp hay ngàm đều giải ra kết quả khá giống nhau . Nhân tiện cho tôi hỏi : với một liên kết như thế thì dựa vào đâu để cho nó là ngàm hay khớp ạ ? Bác nào biết giúp tôi . > Có 95 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết:
profillink10 Theo tôi thì ngàm hay khớp là phụ thuộc vào cách thiết kết của bác chư. Dựa vào chuyển vị của liên kết mà xem nó là ngàm hay khớp. Nếu hai bu lông thì có lẽ là khớp rồi.
profillink10
plantandzombi Theo tôi chân cột điện bạn thiết kế phải là ngàm vì 4 bulong vít chặt lấy đâu ra chuyển vị nữa. Tuy nhiên sau khi tính toán lấy phản lực kiểm tra độ bền tại chỗ bu lông.
plantandzombi
JacimtoCogy ừ trên mặt bằng thấy có bốn bu lông. Vậy thì là ngàm rồi.
JacimtoCogy
hoang tuan Bạn thiết kế cột đó có chịu tải trọng ngang không.
hoang tuan
sieunhangiambeo Tháp thép chịu tải trọng ngang là chủ yếu bạn à . Ý bạn là tải trọng ngang ở chân móng à ? Chắc không rồi
sieunhangiambeo
MattieHek Đơn giá thiết kế nhà tại Hải Phòng là 80-90k/m2 xây dựng. Với nhà diện tích quá nhỏ thì đơn giá sàn là 10 triệu.
Luckyman
MattieHek Thế thì làm sao mà mô hình chân cột ngàm và chân cột khớp có giá trị nội lực gần bằng nhau được bạn. Theo tôi thì nếu khai báo cột là ngàm thì nó liên kết cứng tại chân và ngăn cản chuyển vị của tháp. Vậy thì nội lực sẽ khác so với khi bạn khai báo là khớp chứ Vì là ngàm thì chắc chắn cứng hơn đúng không. 1 vài ý kiến của tôi. Thân.
MattieHek
profilmuoinam15 Lực gió, lực va đập của cần cẩu khi lắp dựng phải cân nhắc. Nên khai báo khớp để tính, chuyển M tại đáy móng (hay phản lực tại chân), N, Q cho đơn vị tính và thi công móng. Còn bulon có thể 2, 4, 6, 8, .. tùy vào lực ngang nữa chứ, tính chịu nhổ, bản đế đủ dày để chịu uốn... Bạn chủ topic cấu tạo 4 bu-lon ở chân chắc không đủ chịu
profilmuoinam15
muaxanh Gửi bạn file SAP 2000 v11 của tôi .FILE Tính cột . Cột của tôi là hai bu lông neo ở chân nhé .Tôi mô hình chân là ngàm hay khớp đều cho nội lực như nhau .
muaxanh
test1212 Sặc. Tôi là tư vấn thì phải tính cả móng chứ bạn, sao lại chuyển cho thi công . Bu lông neo của tôi đủ chịu . Cột thép toàn dựng trên đồi núi nên bên này thi công bằng thủ công vác từng thanh thép 1 lên rồi lắp dựng bằng tời. Tôi vẫn chưa nghĩ ra cách quan niệm thế nào là hợp lý cho CHÂN CỘT HAI BU LÔNG NEO ??
test1212
Renatosymn Tôi đã xem rồi. ý tôi thế này, Các anh chị pro có thể cho tôi ý kiến nếu tôi có nói sai nha Cái cột của bạn hình như bạn chưa khai báo release. Bởi vì các thanh liên kết với nhau tại nút nên phải release nó. Để xem gần đúng là không có momen tại các nút Tôi thử khai báo rồi. Hai kết quả khác nhau. Bạn thử lại xem
Renatosymn
kiwisoda Bạn là TVTK thi phải tính hết, nhưng đây là công trình sản xuất cột thép hàng loạt, và mỗi chỗ địa chất móng khác nhau, bạn không thể tính móng hàng loạt được. Gói thầu cũng giao riêng biệt. Bu-lon bạn phi mấy, chua xem so do tinh nhung 2 con e rằng ít. Bạn nên nghĩ đến là những công trình này trên núi rừng do đó diều kiện bảo dưỡng khó, do đó có thể sét rỉ chăng?
kiwisoda
opera Mình k co san SAP nên chua xem duoc, nhung cac thanh noi với nhau phải nhả M ra là đúng rồi.
opera
hiepsitayto Theo quan niệm của tôi xem là khớp, bởi vì kết cấu dạng này vẫn quan trọng nhất ở phần ở phần chân trụ có siết bulông, vì vậy xem khớp nhằm tính kích cỡ bulong phù hợp để đảm bảo kết cấu.
hiepsitayto
Amen1402 Ừ.Chắc chỉ khai báo khớp ở các thanh giằng thôi chứ bạn .Còn nút giữa các thanh cánh vẫn không cần release . Mà thực ra tôi khẳng định với bác , nhả M hay không nhả M (release) không ảnh hưởng tôii nội lực của hệ thanh .( sap nó sẽ tự động tính ra M hai đầu thanh là rất nhỏ). Tôi vẫn nghĩ là hai bu lông neo là khớp là rất lớn,nhưng CƠ SỞ để define nó vẫn chưa có . PS: Buloong neo phải mạ kẽm hết bạn à .
Amen1402
hoibmtose005 khai báo khớp hết chứ. Tôi thử khai báo rồi mà. Nó có sai khác đó. Khai báo là khớp thì nội lực lớn hơn chút
hoibmtose005
terrydoa Bạn cứ suy nghĩ kỹ đi, những gì mình nói là không thừa . Mạ kẽm không là gì cả. Không thể an ngon ngu yên với 2 con bu-lon đâu. Nên nhả M đi để tính ổn định.
terrydoa
EduardoMn @thanhbbb00 Làm theo 4 trang TL gởi kèm: 1- móng thông qua 4 bu lông neo.Tính khớp được, không khác biệt nhiều. (cả ngàm lẩn khớp đều là gần đúng cả. Tùy theo lối tính mà kết cấu !) 2-Cẩn thận: Lực Gió tác dụng ngang rất lớn, có chấn động đất không? --> Tạo ra momen thành lực kéo, và lực cắt (Shear) ở móng. --> momen tạo ra lực ép (pression), xét buckling kỹ các cột thép dài dể gẩy lắm đấy. 3- căn bản từ xưa tính tay băng Cremona-plan: cứ 3 dầm hợp lại hình tam giác làm thành khớp (Hinge, joint không momen). Tính bằng SAP với khớp được. Kết cấu it nhất với 2 bu lông theo TL.
EduardoMn
thanhtinh Úi hay quá anh ơi. Tài liệu này rất bổ ích . Thanks anh nhé.
thanhtinh
Alvarogime Em đồng ý với các bác là nút liên kết giữa các thanh là khớp và khi tính toán bạn nên để khớp nếu có mất ổn định thì còn phát hiện được, để ngàm sẽ không phát hiện được mất ổn định của hệ. Nút được coi là liên kết cứng khi bản mã liên kết phải thật lớn, có thể chiếm 1/3 chiều dài thanh thì mới có thể coi là có momen được. Ví dụ như khung thép phẳng hình chữ nhật mặc dù liên kết hàn tại bốn góc nếu không có thanh giằng chéo thì khung sẽ bị biến hình hình bình hành.
Alvarogime
Philipboxy Theo tôi ở đây ta phải quan niệm các chân cột của dàn này là khớp cho dù bạn có liên kết chân cột với móng bằng 2 hay 4 bu lông. Nguyên nhân thứ nhất là vì với các cột cao, tải trọng ngang(gió) lớn thế nên các chân cột dễ dàng có chuyển vị xoay. Thứ 2 khi quan niệm là khớp nội lục trong các thanh(N) sẽ lớn đổi lại sẽ cho mô men tại chân cột nhỏ, kết cấu móng nhẹ. Khi ta quan niệm nó là ngàm thì lý luận ngược lại, các thanh có nội lực N nhỏ hơn, mô men chân cột lớn hơn, móng nặng hơn. Do đó khi thiết kế theo trường hợp thứ hai tức quan niệm là ngàm thì cột dàn khi làm việc sẽ dễ mất ổn định hơn, độ an toàn thấp hơn. Như vậy, ta phải quan niệm là khớp sẽ cho kết quả thiên về an toàn và kinh tế. Để thấy rõ điều này bạn nên tìm đọc tài liệu KCT1,2 của Trường DHXD HN. Một vài điều.
Philipboxy
profilmuoibon14 Cuốn sách đầy đủ Steel Detailers Manual by: Alan Hayward, Frank Weare, A. C. Oakhill http://ifile.it/e0lo5tc/cbanual_0632055723.rar hoặc http://ifile.it/j937inb/0632055723.zip
profilmuoibon14
hoangthienthu 3 que liên kết khớp tại các đầu thành miếng cứng chứ ??
hoangthienthu
test0032 Chào các bác: 1- Các bác hỏi, nút giàn không gian là ngàm hay là khớp ư, xin thưa đó là khớp. Lực dọc trong thanh mới là quan trọng, môment chẳng có ý nghĩa gì, dù nút liên kết hàn hay liên kết bulông. Thanh đứng hoặc giằng đều không phải là dạng cấu kiện dầm để có thể truyền được môment. Và chân cột cũng chỉ phải là ngoại lệ, đó là một (bốn) nút mà thôi. Thiên an toàn, phải chọn là khớp. 2- Đã có nhiều bác trong giới nghiên cứu, muốn mô hình cái khớp "trơn" đó thành khớp dẻo, mục đích là để thiết kế sát với thực tế làm việc hơn. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn, việc mô hình khớp dẻo chẳng thiết thực là bao nhiêu, bất quá là giảm hệ số an toàn của hệ xuống mà thôi. 3- Trụ điện thì phải phân biệt trụ giữa tuyến, trụ đầu tuyến, trụ bẻ góc, trụ vượt sông, vv. thông số đầu vào về tải trọng dây, vị trí đặt trụ, cao trình đặt trụ rất quan trọng. 4- Vì tính đối xứng, và vì lý do an toàn, tránh sự cố do thi công, do ăn mòn theo thời gian, ít nhất phải là 4 bulông (ngoài việc phải tính đủ chịu lực nhổ). Vì, nếu 2 con, mất một con thì... mất 50% KNCL ... tiêu, nếu 4 con thì mất chỉ 25% KNCL, vẫn còn vớt vát được. 5- Xin đính kèm các bác một tài liệu để tham khảo thêm, đó là bài viết đăng trong "Báo cáo Hội nghị Khoa học Toàn Quốc Lần Thứ Nhất về Sự Cố Công Trình và Các Nguyên Nhân - Kết quả Thẩm định Thiết kế Một Hệ thống Cột Điện Bằng Thép của Đường Dây 220kV".
test0032
CharlesEn chào các bác! tôi có ý kiến này các bác xem có được không! chân cột là ngàm hay khớp là do các bác quyết định ạ! vì tùy theo ý định các bác cấu tạo lên kết giữa công trình phía trên và móng phía dưới! có cách cấu tạo thép của liên kết giữa công trình phía trên và móng phía dưới trong kết cấu bêtong cốt thép thì chân cột có thể xem là ngàm và có cách cấu tạo thép có thể xem là khớp! nên cái đó ngàm hay khớp là theo ý đồ thiết kế kết cấu của mỗi kỹ sư!
CharlesEn
dacbiet Nút giàn không gian là ngàm hay khớp ???, xin thưa , đó là khớp, vì thật đơn giản....không thể là ngàm, vì ngàm là điều kiện biên, nói hoài nói mãi rồi mà vẫn cứ nhầm là thế nào nhỉ . Cái nút nó vẫn là liên kết cứng, nhưng cứng trong không gian, treo lủng lẳng nên kiểu gi thì kiểu , khi có ngoại lực tác động, nó sẽ tự tặt mômen.
dacbiet
williamcuong Liên kết nút dàn không gian là khớp hạn chế ba bậc tự do Ux, Uy và Uz. Do liên kết giữa ống và quả cầu được bắt ren bulông nên bạn có siết chặt bu lông đến mấy thì bạn cầm đâu thanh vẫn có thể xoay ống quanh bu lông (Rz) và lắc ống theo hai phương còn lại (Rx và Ry). Tổng mo men và nội lực trong một nút luôn luôn = 0 .
williamcuong
dolkihote Chân cột là ngàm hay là khớp phụ thuộc vào cách lỉn kết chân cột và móng như thế nào chư
dolkihote
williamcuong cac bac that la pro. Tôi hoctap dc them it kinh nghiem hay wa. cam on cac bac
williamcuong
Robertvove Mời bạn khi nào đi qua chỗ đường đê yên phụ, mấy cái cột điện trước đây là chân khớp , mỗi chân có 4 con bulông bắt vô, chẳng hiểu do thừa bê tông hay sao, họ không biết làm gì, đem chôn cả 4 cái cột ngập vào trong bê tông, khoá cứng cả 4 chân cột lại, hiện nay cột vẫn đứng sờ sờ ra đó, có thấy bị sao đâu . Từ khớp = > ngàm , có sao đâu nhỉ, ai giải thích dùm...
Robertvove
trannguyen1602 Đó là một việc làm có lợi, có chủ ý, chứ không phải làm vu vơ. Việc bọc bulông lại là để chống bị ăn mòn chân cột. Về tính toán, quan hệ giữa các thanh đứng giàn với thanh ngang là khớp, quan hệ giữa cả cột (hệ giàn) với móng là ngàm. Khi tính toán thì coi bốn nút chân cột là khớp; khi thi công, dù có chôn ngập bulông thì đó vẫn là khớp, không thể thành ngàm như chú hiểu đâu.
trannguyen1602
DonaldMi CHân cột đang như vậy mà đắp khối bê tông vậy thì cột cứng vững hơn chứ đổ làm sao được bạn. Tự bản kết cấu các dạng như cột điện cao thế, tháp truyền hình.. thì chân cột của nó đã là khớp rồi nên bạn có bố trí nhiều bu lông chân cột, hoặc đổi bê tông khóa cứng cột thì nó vẫn là khớp. Bạn có thể kiểm tra lại trên phần mềm với hai trường hợp liên kết chân cột là khớp và liên kết chân cột là ngàm thì thấy thành phần momen rất nhỏ so với Fx, Fy, Fz.
DonaldMi
profilmuoinam15 Theo tôi khai là khớp mới hợp lý khi trục các thanh tại gối đồng quy Trong trường hợp bạn cấu tạo khác đi lúc đó mới phát sinh M tại nút và chắc khi đó phải khai là ngàm Việccaais tạo bu lông phải dựa trên tính toán tuy nhiên có mạ kẽm hay không cũng cần lớn hơn 2 để đảm bảo tính đối xứng đồng thời kể đến ĐKLV(chẳng may trẻ trâu ngứa tay tháo mất 1 con cũng không mất an toàn cho đến khi phát hiện được) Vậy nhỉ!
profilmuoinam15
DanielEi Cho dù có đắp BT vào chân cột nhưng về cơ bản tính toán ban đầu vẫn là liên kết khớp giữa cột thép và móng BT bằng các bulon . Các Bác nói rất đúng , LK không gian của giàn hoàn toán là khớp làm sao có thể coi là ngàm được.
DanielEi
DanielEi Thế cái móng trước kia nó không có mômen, chỉ có lực dọc, lực cắt, bh nó ngàm ở chân, sinh ra cả đống mômen, thế cái móng hồi xưa là làm thừa à ???
DanielEi
EfrainKl Bạn có ngàm thật nhiều thì đấy là bạn tạo liên kết ngàm tại chân cột nhưng cột điện nó vẫn không xuất hiện momen tại đó hoặc nếu có thì rất nhỏ không đáng kể so với Fx, Fy, Fz. Nếu bạn có mô hình tính kết cấu tính cho hai trường hợp coi chân cột là khớp và coi chân cột là ngàm và so sánh kết quả của hai trường hợp thì sẽ rõ hơn. Khi thiết kế móng thì số liệu đầu vào để tính toán cũng chỉ có thành phần lực F như nhà thép tiền chế.
EfrainKl
Bernardmt Như Maldini đã nói, giá trị Momen ở chân cột là nhỏ so với lực dọc trong các thanh. do đó, ảnh hưởng của mô men trong cái chân cột đó tôii móng là không đáng kể. Còn móng làm thừa hay không, thừa bao nhiêu thì bạn nên hỏi ông thiết kế.
Bernardmt
CharlesEn ok , co the tot hon voi cot dien , nhung khong tot cho momg va` khong tot cho kieu nha` co khung thep tien che ! ( sorry loi trinh duyet khong go duoc co dau )
CharlesEn
suanhadthouse Áp dụng cho dạng kết móng của cột điện thôi. Dạng kết cấu khác nếu có thành phần momen tại móng lớn thì phải cung cấp cả momen và lực cho bên thiết kế móng.
suanhadthouse
mucangchai Dear các anh! Cho tôi hỏi khi tính toán nhà cao tầng hoặc kết cấu khung tôi thường khai báo chân cột là ngàm hoặc khớp. Cho tôi hỏi khi nào ngàm, khi nào khớp?
mucangchai
profilmuoisau16 Nó là ngàm giả định.
profilmuoisau16
deptrainhatnha Nhờ bạn phân tích rõ hơn được không
deptrainhatnha
GeraldKr Đại khái nó là thế này.Chiều cao cột tầng 1 cộng thêm một khoảng cách h nào đấy tùy thuộc vào loại công trình,kết cấu móng,tiết diện cột...Sau đấy ta khai báo ngàm cứng trong SAP,Etab để tính toán.
GeraldKr
Stephenon Bạn có tài liệu nào nói về phần này không? Bạn giải thích khá chung chung tôi chưa nắm được.Thanks
Stephenon
kiwisoda Các tài liệu trên mạng nó nhiều lắm.Bạn bớt chút thời gian lựa chọn rồi tải về mà xem.Giải thích chỉ sơ sơ thế thôi chứ chi tiết thì dài lắm.
kiwisoda
kukuca Thật ra ngàm và khớp là do tôi quan niệm để đơn giản hóa việc tính toán. Nếu bạn quan niệm nó là ngàm thì moment ở chân cột lớn ---> móng lớn.Ngoài ra còn phải neo thép cột vào đài đủ độ neo để cho nó cấu tạo cứng như ngàm. Còn nếu bạn quan niệm nó là khớp thì moment ở chân cột nhỏ ----> móng nhỏ. Tuy nhiên trong nhà cao tầng thì cái anh lực ngang nó lớn nên quan niệm nó là khớp thì nguy hiểm.Vì khớp nó cho xoay được. Nếu lực ngang nhỏ thì có thể quan niệm nó là khớp để tiết kiệm. Vài dòng ngu ý!
kukuca
noithatap .........Nếu quan niệm chân cột nó không ngàm không khớp thì sẽ không cần có móng. Hí hí.
noithatap
hoahuongduong Nếu chân cột không phải là ngàm cứng thì không tính được móng.
hoahuongduong
traiyo1 Vẫn tính được móng nhưng chỉ đặt thép cấu tạo thôi
traiyo1
EduardoMn Thế mấy cái cột ở đình và chùa được đặt lên móng là các hòn đá thì nó là ngàm hay khớp. Lúc này thì có tính được móng không ????
EduardoMn
Stephenon Thầy Ngọc nói quá chuẫn. Không ngàm không khớp thì nó là đầu tự do --> khỏi làm móng.
Stephenon
profillink10 Câu này nghe quen quen. Nó là liên kết tựa
profillink10
Tính như thế nào và đặt cấu tạo ra sao ??? Có mà đặt vào mắt.
hoang tuan Vẫn tính được móng nhưng chỉ đặt thép cấu tạo thôi
hoang tuan
AnthonyGape Như kiểu thùng xe Công là tiện nhất,thích là đặt không thích thì đi chỗ khác.
AnthonyGape
Edwandhext Nó thuộc dạng cọc chống thôi.Chỉ chịu nén,tính toán cọc chống cẩn thận tí là OK.
Edwandhext
daohiepukb Tính toán cọc chống như thế nào để cho nó được cẩn thận để rồi nó được OK???
daohiepukb
terrydoa Ngày xưa các cụ tính toán chuẩn mới làm được như vậy.Bây giờ các cụ đi rồi thì phải tính toán bàng ngàm cho chắc ăn.Nếu không gặp cơn gió cái nó khênh cả nhà ra giữa ruộng,sáng khiêng nhà về thì mệt lắm.
terrydoa
Winmordbet Cái này đang được các cơ quan chức năng điều tra và làm rõ
Winmordbet
DonaldMi Có những công trình nếu bạn tính toán là ngàm cứng thì phiền lắm bởi các cột ở công trình đó có lúc lại phải hạ xuống rồi có lúc lại phải dựng lên để chịu lực. Đó chính là các cột buồm ở trên các con thuyền buồm và các cột di động của bên bưu điện. Lúc này thì các cột phải được coi là khớp ở chân chứ không thể coi là ngàm được. Các cột dạng khớp ở móng này vẫn có thể chịu được tác động của bão dưới sự trợ giúp của các hệ giằng buộc dây néo. Chúng ta là kỹ sư xây dựng thì không chỉ tính toán cho mỗi cái nhà mà còn phải học để tính toán cho cả các loại công trình khác thuộc về dân dụng. Chưa biết thì phải cố mà học đi chứ đừng có phán bừa.
DonaldMi
dutrieu Bác này hay chửa.Đang nói về chân cột chung chung thì ta phải nói đến chân cột bất lợi nhất chứ.
dutrieu
trangyu lan Theo tôi nghĩ nó là nhà di động. Nhà container....
trangyu lan
Williamon Với câu hỏi như thế này: Dear các anh! Cho tôi hỏi khi tính toán nhà cao tầng hoặc kết cấu khung tôi thường khai báo chân cột là ngàm hoặc khớp. Cho tôi hỏi khi nào ngàm, khi nào khớp? Theo bạn thì hiểu phải như thế nào?
Williamon
SpencerJalf Trong sơ đồ tính toán, chân cột nên quan niệm là ngàm và khi thiết kế phải đảm bảo là ngàm vì chân tháp không được phép có bất kỳ chuyển vị nào khi chịu tải trọng ngang, khi đó thép ở chân tháp sẽ lớn hơn do chịu nén (kéo) uốn và kết cấu sẽ an toàn hơn.
SpencerJalf
WeksizzySl Quan niệm là khớp, nhưng chân cột vẫn không có chuyển vị đâu bạn à, vì cột ở đây liên kết với móng tại 3 điểm khớp mà
WeksizzySl
240315 Theo ngu ý của tôi thì với kết cấu cột tháp như trên thì tại vị trí liên kết chân tháp với mặt móng nên dùng liên kết khớp. Bởi vì nếu xét về tính phẳng kết cấu sẽ mất ổn định và không làm việc được, nhưng trụ tháp làm việc không phải trong mặt phẳng, đồng thời chân tháp được tựa lên móng bằng 4 điểm tựa. Tại vị trí mặt móng 4 điểm tựa này tạo thành miếng cứng(bất biến hình) nên 4 khớp ở bốn điểm này chỉ có các thành phần phản lực thẳng đứng, phản lực ngang và chuyển vị xoay(do phản ứng của kết cấu dưới tác dụng của ngoại lực). Khi tính toán kiểm tra các cấu kiện tại vị trí liên kết khớp này thì tính toán như cấu kiện chịu nén đúng tâm, đồng thời để đảm bảo 4 vị trí liên kết với mặt móng tại chân tháp là khớp cần có cấu tạo hợp lý để cấu kiện có thể chuyển vị xoay(rất bé do phản ứng của kết cấu dưới tác dụng của ngoại lực) mà như bác Umy đã nêu. Sở dĩ vì chọn là khớp bởi vì nếu là ngàm thì momen tại chân tháp sẽ rất lớn, dẫn đến tiêu tốn nhiều vật liệu cho vị trí đảm bảo là ngàm này. Trên là những ngu ý của tôi, nếu có thiếu sót mong các bác chỉ bảo thêm!
240315
Vincentpype cho tôi hỏi là nếu quan niệm chân cột liên kết với móng là khớp thì khi tính móng chẳng lẽ không xét tôii ảnh hưởng của mômen sao.và tôi còn một điều thắc mắc là dẫu biết quan niệm như vậy thì móng sẽ nhẹ nhàng hơn nhưng điều tôi không hiểu là tại sao lại là an toàn hơn...?
Vincentpype
muaxanh 1- chân cột liên kết với móng là khớp thì khi tính móng chẳng lẽ không xét tôii ảnh hưởng của mômen sao? - đúng vậy chỉ chịu lực nén N, và lực cắt Qx, Qy. Chân cột không được di chuyển, trượt hoăc lún quá lố. 2- An toàn hơn là vì: Móng BT, BTCT chịu tiếp xuống nền đất, lực nén có thể truyền tiếp xuống nền đất. Nhưng khi có tác dụng của mô men sẻ chia ra 2 phần áp suất nén (cómpesion) và kéo (tension)! Cho BT và nền đất không chịu đựng đươc áp suất kéo, nên sinh ra hiện tượng lật móng, thiếu an toàn. Thí dụ dể hiểu: A- các cột đèn đường, Ống cấm xuống đất là ngàm. Khi giông bảo thổi ngang sinh ra mô men quá lớn, hơn sức chịu đựng của ngàm móng -> lật ngang. B- Trong thiên nhiên các gốc cây cổ thụ to bên đường, gốc cây là ngàm, rể cây là móng rất chắt. Nhưng khi mưa lủ nền đất mềm đi, giông gió to tạo mô men lật quá lớn làm trốc gốc đi. Làm kỹ sư phải cố hiểu được cách truyền lực trong thiên nhiên nầy, thì khi làm bài tính với mô hình và thiết kế mới giỏi và khá đúng được. Ráng học thêm nghen PS: TL dạy tính toán và Kết cấu thép cho ngàm, khớp http://www.ketcau.com/forum/showthre...t=21503&page=2 Bài #17, Desing Guide 00 Bài #23, Tập 1
muaxanh
moaza12vs Em và mấy đứa bạn tranh cãi quan niệm ngàm hay khớp 1 hồi mà không ai phục ai,cũng 1 phần là kiên thức cơ kết cấu tôi ko vững lắm.mấy anh xem xét giùm tôi 2 vde này. 1.có 1 người bạn nói với tôi là khi thiết kế móng mà quan niệm là ngàm thì sẽ an toàn hơn vì càng kể thêm nhiều yuế tố thì sẽ càng an toàn hơn do lúc đò biểu đồ phản lực nền sẽ là hình thang ko phải là hình chử nhật... 2.thằng bạn khác thì nóihệ siêu tĩnh thì sẽ an toàn hơn hệ tĩnh định.Tức là nên quan niệm là ngàm.nó dẫn chứng là nhà cao tầng và nhà công nghiệp 3 tàng trong đồ án bê tông 2 ???
moaza12vs
kukuca Ai nói cũng đúng cả, nhưng tùy vào từng trường hợp mà chọn sơ đồ tính cho hợp lý thôi...
kukuca
Winmordbet anh nói rõ hơn được ko? hơi khó hiểu ? nếu như 2 trường hợp trên thì giải quyết như thé nào?
Winmordbet
DonaldMi 1. Móng ngàm thì có Mô men M thì có usmax, usmin nên phản lực nền là hình thang 2. Nhà cao tầng, công nghiệp 3 tầng dùng kết cấu siêu tĩnh thì độ ổn định của công trình cao hơn nên an toàn hơn
DonaldMi
Donaldsor y kiến 2 thì tôi đồng ý còn y kiến 1 thì tôi có thấy có anh giai thích là khi kể thêm momen vào móng thì sẽ làm cho mong dễ bị mất ổn định và gây lật vì trong đât sẽ phát sinh ư s kéo...>thì liên kết khớp an toàn hơn chứ anh???
Donaldsor
hyutars Mô men của cột tác dụng vào móng thì móng phải cấu tạo sao cho ổn định không bị ghé đít lên thì sẽ không lật. Khi móng đã bị ghé đít lên khỏi đất thì chúng nó rời ra làm sao còn ứng suất kéo được nữa. Bạn thắc mắc là đúng. Nên lắng nghe nhưng đừng tin hết ngay mà cần suy nghĩ, suy luận, suy các kiểu để luôn luôn ...thấu hiểu.
hyutars
53caugiay Theo ý kiến của tôi là : Nhiệm vụ của móng là truyền tải trọng xuống nền đất, nếu nền đất có khả năng chịu tải trọng tốt thì cứ thêm mô men và tính toán móng cho nó truyền tải trọng xuống đất ( vd móng cọc). Nhưng nếu đất ko đủ khả năng chịu( đất yếu) hay điều kiện thi công móng là khó khăn thì phải để cho kết cầu phía trên chịu ( kết cấu to ). Tùy vào trường hợp mà cái nào sẽ an toàn hơn
53caugiay
Alewohabee thưa bác Ngọc.cho tôi hỏi là không biết làm sao mà để bẻ gãy được lập luận:Móng ngàm thì có Mô men M thì có usmax, usmin nên phản lực nền là hình thang.Vì tôi cũng có 1 người bạn nói là khi ngàm thì sẽ tính ra thép nhiều hơn,móng to hơn,khó lập hơn. P/s: khi tôi làm đồ án nền móng thì có kiểm tra lún,kt chọc thủng nhưng chưa có nghe ktra chống lật bao giờ.
Alewohabee
nguoixau Nói chung là không nên bẻ gãy cái gì sất cả. Khi có mô men thì đương nhiên phải nhiều thép hơn nếu không biết hoặc không thể bố trí móng sao cho ứng suất nó đều. Bạn thiết kế cho nhà thì cái mô men nó bé xíu so với lực nén nên không đủ sức làm lật. Nhưng nếu bạn thiết kế cái cột điện thì nếu không kiểm tra chống lật thì dễ bị cái cột điện ngả bàn đèn ra đường ăn vạ lắm đấy.
nguoixau
ao anh xa Mấy câu này giống như tôi đi dự hội thảo của Peb tổ chức tại trường. Tôi cũng hỏi là nhà công nghiệp tiền chế dùng liên kết khớp tại móng thì làm sao chịu được tải trọng động và lặp của cầu trục. Họ bảo là bố trí hệ giằng ( đại khái là tạo thành các miếng cứng) là đủ chịu lực rồi . Khớp hay ngàm tôi nghĩ là do quan niệm thôi, quan niệm xong thì bố trí cho nó đúng thực tế làm việc là được
ao anh xa
MichaelKet Thì phải tính sao cho cái móng chịu được M chứ, khi đó sẽ ổn định và an toàn hơn còn gì nhưng chưa chắc đã kinh tê. Tùy vào từng công trình cụ thể mà quan niệm khác nhau, phụ thuộc vào địa chất, kết cấu bên trên nữa... Ví dụ như nhà công nghiệp, cột nếu cấu tạo ngàm, làm cái móng cốc sẽ to đấy để không xuất hiện us âm... Trường hợp đỉnh cột khớp với kèo thì chân phải ngàm không sẽ biến hình..
MichaelKet
Charlesquew Dear bạn. Mục đích chính của bạn là muốn chạy ra kết quả nội lực tại chân móng để thiết kế móng cho phù hợp . Với kết cấu của bạn. Tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm trong thiết kế như sau: 1 . Đầu tiên cần xem xét sơ đồ thiết kế . CỤ thể là mô hình mà bạn thiết kế . Mô hình đã chuẩn rồi thì sẽ chú ý đến bước tiếp theo . 2. Các thành phần lực trong mô hình. Với dạng THÁP, tải trọng gió rất quan trọng . Nó gây ra rất nhiều yếu tố phức tạp với kết cấu tháp này. 3. Khi các yếu tố đã hoàn tất, bạn có kết quả nội lực ở móng . Nếu mô men và lực nhổ quá lớn, bạn nhất thiết phải làm mong dạng ngàm . Còn nếu nhỏ thì chỉ cần làm khớp . Liên kết khớp : ít nhất làm 2 bulong 1 liên kết . Nhưng để an toàn bạn nên làm 4 bulong . Bố trí bulong dạng khớp ntn thì chắc bạn phải biết . Liên kết ngàm : ít nhất phải 8 bulong ( 4 hàng , mỗi hàng 2 bulong ), số lượng bulong tùy thuộc vào kết quả tính toán . Cách bố trí bulong kiểu ngàm khác khớp nhé.chắc bạn biết . Tôi giải thích thêm câu hỏi của " Tại sao kết quả nội lực chân móng đều giống nhau " : điều này là hiển nhiên rồi . Kết quả nội lực tại chân móng lúc nào cũng giống nhau ( nếu có lệch nhau thì rất nhỏ không đáng kể vì kết cầu làm việc theo nhiều phương ) . Kết quả nội lực chỉ khác nhau trên cách thanh kết cấu thôi . Do đó bạn phải thiết kế từng thanh, và từng liên kết giữa các thanh nhé . CHúc bạn thanhg công
Charlesquew
greent thưa bác Ngọc.Em có vài câu hỏi "xoay xoay" mong bác "xoáy xoáy" giúp tôi 1.nếu là khớp an toàn hơn thì tại sao nhà 4,5 tầng... tôi thấy người ta tính là ngàm.(trong 1 vài hồ sơ tôi đọc):do địa chất tốt nên thiết kế móng ngàm,địa chất không tốt thì tk móng khớp hay ntn bác nhỉ? 2.móng nông mà chỉ âm vào đất 1 - 2 m thì khi tính ngàm thì liệu có ngàm nổi không 3.có sách nói là tạo ra liên kết ngàm thì khó khăn hơn khi tạo lk khớp.Nhưg tôi thấy để tạo lk khớp tại móng ta phải chừa 2 bên cổ móng 1 khoảng rồi chèn vật liệu xốp,... để nó hoạt động giống khớp như vậy tôi thấy khó hơn chứ nhỉ...mà lỡ như btong bị ăn mòn..>cốt thép ra đi luôn thì P/s: đôi lúc muốn làm rõ vấn đề mà sợ ngkhac nói là dốt thì cũng đành chịu.xin bác cứ xoáy để giúp tôi hiểu rõ vấn đề bác nhé!
greent
DanielEi Cái thứ nhất là không có ai tên là Dốt khi hỏi cái điều tôi chưa hiểu cả. Nếu tự biết là rất rất dốt rồi thì sẽ không còn thấy sợ thậm chí còn thấy vui khi có người khác bảo tôi dốt bởi người ta không biết tôi rất rất dốt nên đã đề cao tôi lên thành mỗi có dốt mà thôi. Cái thứ hai là không bao giờ có chuyện tự thân liên kết là ngàm hay khớp cái này an toàn hơn cái kia cả. Tùy vào các trường hợp cụ thể, khi thì ngàm an toàn hơn và khi khác thì khớp lại an toàn hơn. Người kỹ sư phải làm thân, xun xoe với các liên kết đó để hiểu chúng nó mà áp dụng vào các trường hợp thích hợp. Với nhà dân dụng thông thường, tải trọng cúng ...thông thường như nhà khung bê tông thì có thể cấu tạo các cột là ngàm với móng. Lúc này thép thiếc, bê tông bê tiếc tại chân cột hoàn toàn có thể làm như là ngàm được. Tự nhiên lại hứng lên làm khớp ở đó rồi lại phải giàng chống này nọ cho nó khỏi lắc lư thì phiền lắm. Với nhà có cột làm bằng gỗ như đình chùa cổ, nếu cứ mắm môi mắm lợi cấu tạo sao cho liên kết chân cột với móng là ngàm thì lại càng phiền hơn. Lúc này, để nó là ngàm chắc người ta sẽ phải chôn đến vài mét cột vào móng rồi thì phải lấy lá chuối chèn chặt xung quanh chân cột rồi lại phải gia cường cột chịu uốn bởi mô men rất là khổ sở. Nếu coi nó là khớp hoặc liên kết tựa tại chân cột thì mọi việc lại đơn giản bởi lúc này cột chỉ phải chịu nén và chỉ cần đặt cộ lên hòn đá mà thôi. Với các cột đơn lẻ như cột thông tin, cột buồm, nếu muốn làm liên kết là ngàm tại chân cột thì cái cột đó sẽ rất to để chịu mô men uốn khi có gió và khi cái cột nó muốn nằm. Nếu cấu tạo chân cột là khớp và kiếm ít dây tơ hồng trói nghiến nó lại rồi vít xuống đất thì cái cột sẽ chẳng cần to mà vẫn bắt được cái cột đó không gục xuống được. Như vây, tùy theo trường hợp cụ thể thì cái ngàm và thằng khớp đều an toàn được cả nếu làm hợp lý. Để tạo ra liên kết ngàm hay khớp đều khó cả. Nhưng khi học thật kỹ và chịu khó tìm hiểu thì đến một ngày đột nhiên lại thấy không khó nữa. Ngày ấy, ngày ấy sẽ không xa xôi Và ta sẽ là người .... nhường chiến thắng
DanielEi
xac suat Có chân cột ngàm, có chân cột khớp, vậy có chân cột ở giữa ngàm với khớp được không? Tôi phải thiết kế nhà công nghiệp kc thép mái, cột bê tông, bị giới hạn tiết diện và các điều kiện giằng đã nghĩ nát óc vẫn không không chế được biến dạng đỉnh cột nếu quan coi chân cột liên kết khớp, còn nếu quan niệm ngàm tuyệt đối chân cột thì móng rất lớn. Trong trường hợp này chỉ còn cách giảm độ cứng chân cột chỉ còn 10% so với ngàm tuyệt đối, với hy vọng thực tế ứng xử của kết cấu trên và móng làm việc hài hòa. Xin các bác chém!
xac suat
test0032 Tên vis nầy muốn học tuyệt kỷ vỏ công mà không chịu cúng tổ, cứ kêu chém thôi Chỉ cho chút mánh về ngàm dẻo: Lò xo xoắn ở chân cột, khi tính khung. Móng cột nhỏ Giải thích: Chân Khớp: 0% Mô ment ở chân cột , 100% mô ment đưa lên trên Ngàm cứng: chịu khoãng 66% Mô men. Móng cột to Cậu Vis muốn làm một ngàm dẻo chịu khoãng 20 đến 40% Mô ment với móng vừa vặn Khi lập mô hình khung tính, ở chân cột đặt lo xo xoắn, tính lập lại khoãng 2,3 lần nội suy ra được độ cứng của lò xo. Xác định được mô ment ở chân cột để tính móng => rất vừa vặn như khuôn. Nối cột thép và móng BTCT bằng bù lông neo, Côt BTCT và móng nối thép theo ngàm cứng. Vì Mô ment tác dụng vào móng ngàm dẻo nhỏ hơn ngàm cứng nên kích thước, thép đút nhỏ hơn. Tuy nhiên vẫn có đủ "cứng" để chuyễn vị ngang của đỉnh giãm đi nhiều lắm ! Thử làm vài lần có kinh nghiệm, thì xét được độ cứng lò xo dể dàng, có kết quả tốt nhớ báo cáo lại ! và cúng tổ bằng 100 bài viết có giá trị >
test0032
test1212 theo tài liệu tôi đọc thì cột chịu nén không đúng tâm thì liên kết chân cột phải là ngàm . vì như thế nó mới ổn định . còn cái tháp này thì nén không đúng tâm rùi nhưng có thành giằn .nên tôi nghĩ nên khai báo theo ngàm vì móng dưới chân tháp là móng sâu để đảm bảo chống lật
test1212

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:

Bố trí thép trong móng băng? (có 101 câu trả lời)
Hệ số nền của móng? (có 108 câu trả lời)
Móng chân vịt? (có 49 câu trả lời)
Cách tính toán nội lực dầm móng băng (có 19 câu trả lời)
thí nghiệm bàn nén phẳng??? (có 5 câu trả lời)
Móng nhà trên nền cát (có 11 câu trả lời)
Ứng suất gây lún của móng bè, nhà có tầng hầm (có 52 câu trả lời)
Chiều sâu chôn móng và công thức tính SCT của đất rời? (có 30 câu trả lời)
Cọc nằm ngoài đài. (có 37 câu trả lời)
Cách tính toán toán chống lật cho tường (có 14 câu trả lời)
File excel tính toán móng bè! (có 11 câu trả lời)
Cho hỏi cách TK móng cho ống khói? (có 93 câu trả lời)
Xác định kích thước móng nông theo sức chịu tải của đất nền (có 90 câu trả lời)
Móng băng hay móng bè? (có 46 câu trả lời)
Móng gạch cho nhà dân? (có 52 câu trả lời)
Cách tính toán móng bè cho cột điện? (có 27 câu trả lời)
Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn? (có 52 câu trả lời)
Phương pháp giảm lún cho móng nông ? (có 68 câu trả lời)
Thí nghiệm sức chịu tải của nền? (có 16 câu trả lời)
Móng đá hộc? (có 14 câu trả lời)
Cách tính toán toán móng băng? (có 95 câu trả lời)
Cho hỏi cách TK móng đơn? (có 98 câu trả lời)
Cách tính toán toán móng bè? (có 102 câu trả lời)
Cách tính toán hệ số nền theo công thức Bowles? (có 42 câu trả lời)
Bản vẽ móng băng nhà phố? (có 67 câu trả lời)
Đã đến lúc Hà Nội cần tcó các Quy định chặt chẽ hơn về khảo s (có 24 câu trả lời)
Thi công khoan cấy thép. (có 15 câu trả lời)
Bố trí thép cho móng? (có 15 câu trả lời)
Nội suy trên đường cong e - p? (có 18 câu trả lời)
ứng suất gây lún dưới lớp đáy đệm cát (có 15 câu trả lời)
tính toán móng dưới tường bằng đá, gạch (có 13 câu trả lời)
Bố trí thép móng băng (có 33 câu trả lời)
Móng đá hộc? (có 14 câu trả lời)
Thí nghiệm sức chịu tải của nền? (có 16 câu trả lời)
Phương pháp giảm lún cho móng nông ? (có 68 câu trả lời)
Độ lệch tâm trong tính toán móng đơn? (có 52 câu trả lời)
Cách tính toán móng bè cho cột điện? (có 27 câu trả lời)
Móng gạch cho nhà dân? (có 52 câu trả lời)
Móng băng hay móng bè? (có 46 câu trả lời)
Xác định kích thước móng nông theo sức chịu tải của đất nền (có 90 câu trả lời)
Móng máy dây chuyền sản xuất? (có 8 câu trả lời)
Giá trị của góc ma sát trong của đất ? (có 8 câu trả lời)
Áp lực tiêu chuẩn nền đất? (có 8 câu trả lời)
Khi thi công sắt móng có nên hàn sắt ? (có 8 câu trả lời)
Tăng sức chịu tải móng nông với lực nghiêng (có 8 câu trả lời)
Chuyển vị đứng của đất do ảnh hưởng của cọc - Móng bè trên cọc (có 8 câu trả lời)
Cường độ đất thịt chắc theo kinh nghiệm (có 11 câu trả lời)
Công ty Xây nhà trọn gói uy tín, giá rẻ ở Hải Phòng? (có 33 câu trả lời)
tinh lun co y nghia gi? (có 14 câu trả lời)
thắc mắc hệ số nền (có 15 câu trả lời)
... Xem thêm

CÁC BÀI GẦN ĐÂY

Mặt tiền nhà phố 5m

Mặt tiền nhà phố 5m

Thiết kế nhà Hải Phòng

Thiết kế nhà Hải Phòng

Mặt tiền nhà ống 3 tầng đẹp

Mặt tiền nhà ống 3 tầng đẹp

Báo giá xây nhà trọn gói

Báo giá xây nhà trọn gói

Nội thất shop thời trang Mr.John - Lê Lợi - Ngô Quyền - Hải Phòng

Nội thất shop thời trang Mr.John - Lê Lợi - Ngô Quyền - Hải Phòng

KHUYẾN MẠI HOT

Mẫu nhà 3 tầng tân cổ điển mặt tiền 5m ⭐ Đơn giá Xây trọn gói ⭐ Miễn phí Thiết kế nhà ⭐ Thiết kế nội thất
Kiến trúc nhà đẹp
"Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng Hotline: KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666 KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88 KTS. Mr.Thành 0912.308.118 Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/
back to top

Từ khóa » Gán Ngàm Trong Sap