CHẨN ĐOÁN BỆNH LAO - Trung Tâm Y Tế Quận

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

  • NGƯỜI NGHI LAO PHỔI

1.1. Người nghi lao phổi khi có các triệu chứng sau

  • Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất.

    Ngoài ra có thể:

  • Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi.
  • Sốt nhẹ về chiều.
  • Ra mồ hôi “trộm” ban đêm.
  • Đau ngực, đôi khi khó thở.

1.2. Nhóm nguy cơ cao cần chú ý

  • Người nhiễm HIV.
  • Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em.
  • Người mắc các bệnh mạn tính: loét dạ dày-tá tràng, đái tháo đường, suy thận mạn,...
  • Người nghiện ma tuý, rượu, thuốc lá, thuốc lào.
  • Người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticoid, hoá chất điều trị ung thư,…

1.3. Các trường hợp có bất thường trên X-quang phổi đều cần xem xét phát hiện laophổi.

2. CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI

2.1. Dựa vào lâm sàng

  • Toàn thân: sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân.
  • Cơ năng: ho, khạc đờm, ho ra máu, đau ngực, khó thở.
  • Thực thể: nghe phổi có thể có tiếng bệnh lý (ran ẩm, ran nổ,....).

2.2. Dựa vào cận lâm sàng

  • Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB: tất cả những người có triệu chứng nghi lao phải được xét nghiệm đờm phát hiện lao phổi. Để thuận lợi cho người bệnh có thể chẩn đoán được trong ngày đến khám bệnh, xét nghiệm 2 mẫu đờm tại chỗ cần được áp dụng thay cho xét nghiệm 3 mẫu đờm như trước đây. Mẫu đờm tại chỗ cần được

1

Từ khóa » Cấy Lao Mgit