CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y

Tài liệu đại học Toggle navigation
  • Miễn phí (current)
  • Danh mục
    • Khoa học kỹ thuật
    • Công nghệ thông tin
    • Kinh tế, Tài chính, Kế toán
    • Văn hóa, Xã hội
    • Ngoại ngữ
    • Văn học, Báo chí
    • Kiến trúc, xây dựng
    • Sư phạm
    • Khoa học Tự nhiên
    • Luật
    • Y Dược, Công nghệ thực phẩm
    • Nông Lâm Thủy sản
    • Ôn thi Đại học, THPT
    • Đại cương
    • Tài liệu khác
    • Luận văn tổng hợp
    • Nông Lâm
    • Nông nghiệp
    • Luận văn luận án
    • Văn mẫu
  • Luận văn tổng hợp
  1. Home
  2. Luận văn tổng hợp
  3. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y
Trich dan CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y - Pdf 13

Bản word được thực hiện bởi Vatmforum.netĐây là bản demo, gồm 8 chương đầu của sách “CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y” do Lương Y Nguyễn Thiên Quyến biên tập và biên dịch.Bản đầy đủ sẽ được đăng tải dưới định dạng pdf.Vatmforum.net class="bi x0 y0 w2 h1" class="bi x0 y0 w3 h1" CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y(Tái bản)Lương y Nguyễn Thiên QuyếnTuyển dịch từ tài liệu của: VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG YNHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA DÂN TỘC HÀ NỘI - 2005LỜI NGƯỜI DỊCHChẩn đoán phân biệt trong Đông Y bao gồm các bộ phận: Phân biệt chứng trạng; Phân biệt chứng hậu; Phân biệt tật bệnh. Cuốn sách này là một trong ba bộ phận nói trên, với nhan đề “Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong Đông y”, Nhà xuất bản Nhân dân vệ sinh (Trung Quốc) xuất bản lần I năm 1967 và tái bản lần VI năm 1995, do Viện Nghiên cứu Trung y chủ biên với 26 đơn vị Cục, Viện, Học viện và Y Viện Trung y tham gia. Nội dung giới thiệu chẩn đoán phân biệt 311 chứng hậu bao gồm các Khoa Nội - Nhi - Phụ - Ngoại - Răng hàm mặt - Tai mũi họng.Chúng tôi chọn lọc những phẩn cần thiết để giới thiệu như: A. Chẩn đoán phân biệt chứng hậu toàn thân; B. Chứng hậu Tạng phủ (nội khoa); C. Chứng hậu Phụ khoa; D. Chứng hậu Nhi khoa gồm 142 chứng hậu. Mỗi chứng hậu có các phần Khái niệm, Phân tích, Chẩn đoán phân biệt, Trích dẫn y văn, nêu rõ triệu chứng, phép chữa, phương thuốc và xuất xứ phương thuốc. Phần cuối sách, giới thiệu hơn 600 phương thuốc, nêu công thức và chủ trị. Ở phần này,một số phương thuốc không phổ thông, chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược; Liều lượng mỗi phương thuốc phần nhiều dựa vào cổ phương, mong bạn đọc tham khảo, nghiên cứu, vận dụng phép bổ ích Phế khí, dùng bài Bổ Phế thang, (Vĩnh loại kiềm phương) gia giảm.- Tỳ khí hư, do Tỳ chủ vận hoá, công năng bị suy thoái đến nỗi chất tinh vi của thuỷ cốc không phân bố được, nguồn sinh hoá bị chèn ép, xuất hiện các chứng trạng chủ vếu như ăn kém không thấy ngon, tinh thần mỏi mệt yếu sức, bụng chướng đầy, đại tiện lỏng nhão; điều trị nên kiện Tỳ ích khí, dùng bài Sâm linh bạch truật tán (Hoà tễ cục phương) gia giảm.- Can khí hư, do Can chủ sơ tiết, công năng bị suy thoái ảnh hưởng tới sự sinh phát của Can khí, xuất hiện các chứng trạng chủ yếu như đoản hơi, tâm phiền, hồi hộp không yên, Đởm khiếp, đắng miệng; điều trị nên bổ khí ích trí làm mạch Can Đởm, dùng bài An thần định trí hoàn (Y học tâm ngộ) gia giảm.- Thận khí hư, do Thận chứa tinh, công năng nạp khí bị suy thoái, Thận tinh không hoá khí để nuôi thân hình, xuất hiện các chứng trạng chủ yếu như lưng gối mềm yếu, chóng mặt ù tai, hễ động làm là thở gấp, di tinh đái dầm, tiểu tiện trong dài v.v. điều trị nên bổ ích Thận khí, dùng bài Đại bổ nguyên tiễn, (Cảnh nhạc toàn thư) hoặc Sâm cáp tán (Trung ỵ lâm sàng phương tễ thủ sách) gia giảm.Đương nhiên vì Tạng Phủ có mối liên hệ với nhau, bệnh biến của năm Tạng cũng có thể ảnh hưởng lẫn nhau, xuất phát từ quan niệm chỉnh thể trong biện chứng lâm sàng thấy biểu hiện sự cùng mắc bệnh giữa Tạng với Tạng giữa Phủ với Phủ như “Tâm Tỳ khí hư “Phế Tỳ khí hư”, “Tì Vị khí hư”, “Tâm Đảm khí khiếp”, “Phế Thận đều hư”.- Lại có trường hợp do khí hư mà gây nên “Biểu vệ không bền”, vì Vệ khí không làm bền phần Biểu, tấu lý không kín đáo, ngoại tà nhân chỗ hư mà xâm nhập, xuất hiện các chứng trạng sợ gió tự ra mồ hôi, dễ bị cảm mạo, lông tóc dựng đứng V. V. điêu trị nên ích khí làm bền phần biểu, chọn dùng bài Ngọc bình phong tán (Đơn Khê tâm pháp) gia giảm.- Chứng khí hư gặp trong Suyễn chứng, thời kỳ đầu chủ yếu là nhận định khí của Tỳ Vị bất túc là mấu chốt tạo nên chứng Khí hư; Đồng thời nói lên Tỳ Vị khí hư là nguồn gốc thứ nhất về mọi diễn biến của tật bệnh. Cho nên người Tiên thiên bất túc và hậu thiên không điều hoà, rất dễ mắc chứng này. Nhưng hai loại này có nhân quả lẫn nhau, không cắt rời hoàn toàn. Khi lâm sàng biện chứng nên nắm vững chủ, thứ. Cần nói rõ thêm: mùa Hạ nóng nực hầm hập, ép mồ hôi ra ngoài, rất dễ hao thương nguyên khí; Thích chí luận sách Tố Vấn nói “Khí hư mình nóng đó là thương thử” cho nên thấy đoản hơi, ra mồ hôi, tinh thần mỏi mệt ở chứng này.Trong quá trình diễn biến tật bệnh của chứng này, có thể biểu hiện những chứng trạng lẫn lộn. Ví dụ do khí hư mà sự vận hành không thư sướng, có thể là “khí hư trướng bụng” có chứng trạng trướng bụng thiểu khí, đại tiện lỏng loãng; Do khí hư mà ngoại tà xâm nhập, có thể là “khí hư phát nhiệt” xuất hiện các chứng trạng cảm mạo phát nhiệt, xu thế nhiệt hoặc cao hoặc thấp, mỏi mệt đoản hơi; Do khí hư mà Tỳ vận hóa không mạnh, đàm thấp tụ ở trong, có thể là “khí hư đàm thấu” có chứng trạng khái thấu đoản hơi, đờm nhiều mà nhớt, kém ăn, tinh thần mỏi mệt; Do khí hư mà tân dịch không phân bố khiến cho tạng phủ, cơ nhục và bì mao không được ấm áp mềm mại, có thể là”khí không sưởi ấm” có chứng trạng gầy còm, tinh thần mói mệt, bì mao không nhuận, thể ôn hạ thấp, sức chống bệnh giảm sút, V. V Do khí hư không hoá được thuỷ, ảnh hưởng đến công năng khí hoá của Tỳ, Phế, Thận và Tam tiêu, có thể là “khí hư nước tràn lan” xuất hiện chứng thuỷ thũng, tiểu tiện không lợi, nước tiểu nhỏ giọt không dứt hoặc long bế; Do khí hư không thống nhiếp được huyết dịch, có thể là “khí không nhiếp huyết”, có chứng trạng đổ máu mũi, khạc ra máu, thổ ra máu, tiểu tiện ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết dưới da, có mối liên hệ âm dương hỗ căn với nhau, cho nên khí hư mà không sinh hoá được huyết dịch , ảnh hưởng tới sự nương tựa sinh sôi của huyết, có thể là “khí huyết đều hư”, xuất hiện các chứng trạng chóng mặt hoa mắt, sắc mặt Chứng khí hư mạch Hư Tế vô lực. Chứng Dương hư mạch Trầm Tế hoặc Tế Trì. Chứng khí hư tiểu tiện vô lực hoặc di niệu, đại tiện lỏng loãng. Chứng Dương hư tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, nặng hơn thì Tỳ Thận dương hư, còn thấy các chứng đại tiện lỏng ra nguyên đồ ăn không tiêu và thuỷ thũng. Như vậy thì thấy, Khí hư phát triển thêm một bước có thể dẫn đến Dương khí hư, Dương khí hư phải có đủ các biểu hiện của Khí hư. Qua phép điều trị thì thấy, nguyên tắc điều trị chứng Khí hư là bổ khí, nguyên tắc điều trị chứng Dương khí hư là ôn dương ích khí.- Chứng Khí hãm với chứng Khí hư, cả hai đều là Hư chứng do nguyên khí bất túc. Chứng Khí hãm là biểu hiện một loại bệnh biến của Khí hư trên lâm sàng, nó phản ảnh cụ thể sự nâng lên vô lực của Khí, và nó cũng có liên quan đến khí nâng lên vô lực của Tạng Phủ Tỳ, Vị, Thận , Bàng quang, Đại trường, hai mạch Xung Nhâm và Kinh Lạc. Cho nên chứng Khí hãm không chỉ có đầy đủ một số biểu hiện của chứng Khí hư, mà còn đột xuất nổi lên những đặc trưng trung khí hạ hãm, cơ quan phần dưới cơ thể không bền, nguyên khí nâng lên vô lực. Điểm chủ yếu đê phân biệt giữa hai chứng này là: 1. Đều có biểu hiện về khí hư, nguyên khí bất túc, công năng của Tạng Phủ bị giảm sút nhưng chứa Khí hãm chủ yếu là lấy nguyên khí nâng lên vô lực, trung khí hạ hãm.2. Chứng Khí hư có biểu hiện lâm sàng toàn thân, có thể tuỳ theo tật bệnh và bộ vị của Tạng Phủ khác nhau mà biểu hiện chứng trạng bất nhất; mà Chứng Khí hãm chủ yếu là Tỳ Vị trung khí hạ hãm, bộ vị bệnh biến trọng điểm ở Trung, Hạ tiêu, đa số có các chứng trạng bụng dưới nặng trệ, hạ lợi thoát giang, sa dạ con, băng lậu v.v3. Chứng Khí hư chủ yếu là bổ Khí, mà chứng Khí hãm chủ yếu là nâng nguyên khí lên IV. Y văn trích dẫngiang, âm đĩnh, chất lưỡi nhạt bệu, mạch Tế Hoãn vô lực.Chứng Khí hãm gặp trong các bệnh “Tiết tả”, “Vị quản thống”, Thoát giang”, “Âm đĩnh”.Cần chẩn đoán phân biệt với các “chứng Khí thoát” “chứng thanh dương không thăng”, “chứng Khí hư” và “chứng Thận khí không bền”.II. Phân tích.Chứng Khí hãm trên lâm sàng, vì nguyên nhân và bộ vị gây nên bệnh biến khác nhau cho nên biểu hiện cũng không giống nhau.- Ví dụ như chứng này có thể gặp trong bệnh Tiết tả không ngừng dẫn đến bệnh “Cửu tiết” phần nhiều do ăn uống mệt nhọc nội thương Tỳ Vị, Vị hư thì không khả nãng nấu nhừ đồ ăn, Tỳ hư thì không vận hoá đựơc, bệnh lâu ngày nguyên khí khuy tổn, trung khí hạ hãm, Đại trường mất chức năng truyền hóa và cũng mất khả năng cố sáp - xuất hiện triệu chứng đại tiện lỏng loãng, ỉa chảy lâu không ngừng, hạ lợi vô độ, đại tiện són ra mỗi khi trung tiện, kèm theo tinh thần mỏi mệt biếng ăn, bụng dưới trướng đầy, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng nhớt ; mạch Trầm mà Tế Nhu vô lực; điều trị theo phép ôn sáp cố thoát, bổ ích nguyên khí, chọn dùng bài Kha lê lặc tán (Kim Quỹ yếu lực) hoặc Chân nhân dưỡng tạng thang (Hoà tễ cục phương).- Chứng khí hãm cũng gặp trong bệnh Vị quản thống thuộc Hư, phần nhiều do ăn uống không điều độ, tư lự thương Tỳ, Tỳ khí không thăng không còn khả năng vận hoá chất tinh vị của thủy cốc để nuôi Tạng Phủ, chân tay các khớp, sẽ dẫn đến Trung khí hạ hãm, có các chứng trạng thân thể gầy còm; Vị quản trướng đầy và đau mà chủ yếu là trướng, sau khi ăn thì khó chịu hơn, sa nội tạng, có xuống như hang hốc.Biểu hiện chủ yếu của chứng Khí hãm là Tỳ khí không thăng, trung khí hạ hãm, cho nên có quan hệ với Tỳ Vị rất mật thiết. Nhưng khí thuộc Dương, Tỳ khí không thăng tiến thêm bước nữa sẽ tạo nên Tỳ dương không mạnh làm cho thuỷ thấp nghẽn lại, thấp tụ lại sinh ra đàm ẩm ứ đọng ở trong mà gây bệnh. Trung khí hạ hãm, tiến thêm bước nữa là từ Tỳ liên can tới Thận, hình thành các chứng Thận khí không bền mà xuất hiện đái sót đái dầm, hoặc tiểu tiện không tự chủ. Chứng này vì trung khí hạ hãm mà Tỳ hư mất sự vận chuyển, nguồn sinh hoá ở trung tiêu thiếu thốn, khí không sinh huyết dẫn đến huyết hư, xuất hiện chứng trạng khí huyết đều hư như chóng mật, hồi hộp. Đồng thời vì trung khí hạ hãm, nguyên khí bất túc sẽ tạo nên tình trạng khí không nhiếp huyết, phát sinh các chứng xuất huyết như đại tiện ra huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều III. Chẩn đoán phân biệt- Chứng Khí thoát với chứng Khí hãm, cả hai đều do khí hư phát triển mà thành, cơ sở gây nên bệnh biến là “khí hư”. Chứng Khí thoát đa số gặp ở loại bệnh phát sinh đột ngột hoặc thời kỳ cuối ở bệnh mạn tính, do nguyên khí hư suy hoặc sau khi mất huyết quá nhiều, khí theo huyết thoát, là nhân tố phát bệnh, biểu hiện là mồ hôi ra đầm đìa, hoặc tinh thần uỷ mị, hơi thở không tiếp nối, sắc mặt trắng bệch, chất lưỡi không thè ra được, đại tiểu tiện không tự chủ, mạch Vi Tế muốn tuyệt. Chứng Khí thoát là biểu hiện lâm sàng của các chứng bệnh khí hư ở giai đoạn nghiêm trọng, điểm chủ yếu đê phân biệt với chứng Khí hãm là:1) Cơ sở tạo nên bệnh biến của hai chứng đều là khí hư nhưng chứng này chủ yếu gặp ở bệnh mạn tính, hòn chứng khí thoát chỉ gặp ở thời kỳ cuối của bệnh mạn tính mà cũng gặp ở bệnh cấp tính, như chứng khí theo huyết thoát khi bị mất nhiều máu, hoặc chứng Thoát trong bệnh biến của bệnh Trúng phong.Hư chứng.- Chứng Khí hư với chứng Khí hãm, cả hai đều là Hư chứng, mà chứng Khí hãm phần nhiều từ chứng Khí hư biến hoá ra; cả hai có mối quan hệ nhân quả. Chứng Khí hư chủ yếu chỉ nguyên khí toàn thân bất túc, công năng của Tạng Phú suy thoái, có điều do bộ vị của tật bệnh khác nhau nên biểu hiện lâm sàng của nó cũng giông nhau.Chứng Khí hãm tuy có thể có những chứng trạng của chứng Khí hư như tinh thần mỏi mệt yếu sức, thở đoản hơi thuộc nguyên khí bất túc, nhưng cái nổi bật nhất vẫn là trung khí hạ hãm, có những biểu hiện nguyên khí vô lực không nâng lên được, có chứng trạng bụng dưới nặng trệ, ỉa chảy thoát giang, sa dạ con v.v Cho nên bộ vị bệnh biến chủ yếu ở Trung tiêu và Hạ tiêu. Đấy là cơ sở phân biệt của hai chứng khí hãm và chứng Khí hư.- Chứng Thận khí không bền với chứng Khí hãm cũng đều là Hư chứng và có những chứng trạng ở Hạ tiêu như ỉa chảy, bụng dưới trướng.Nhưng Thận khí không bền có thể do chứng Khí hãm phát triển nên, tức là do Tỳ khí hư mà liên luỵ đến Thận khí hư, xuất hiện chứng của Thận không bền thuộc Tỳ Thận Khí hư. Cơ chế bệnh của hai chứng này có mối quan hệ nhất định. Nhưng chứng cửa của Thận không bền có thể phản ánh ở chỗ Thận khí không sưởi ấm Tỳ thổ mà có chứng Ngũ canh tiết tả thuộc Tỳ Thận đều hư, có chỗ khác nhau với chứng đi tả lâu ngày của chứng Khí hãm. Lại có thể do Thận khí bất túc của bên dưới không bền, Bàng quang không co thắt, không chứa đựng được thuỷ dịch, không ngăn được nguồn nước nên tiểu tiện nên không tự chủ hoặc đi niệu và chứng ban đêm đi tiểu nhiều lần ở người cao tuổi. Cũng có thể biểu hiện nguyên nhân do phòng thất vô độ, tinh nguyên suy cạn, Thận khí hư làm cho cửa tinh không bền, gây nên di tinh, hoạt tinh, lâm trọc. Vì vậy điểm chủ yếu để phân biệt giữa hai chứng này: Một là bộ vị bệnh biến của chứng Thận khí không bền là ở tạng Thận hạ tiêu. Bộ vị khoa tâm pháp yếu quyết - Y tông Kim giám).HỔ QUỐC KHÁNH3. CHỨNG KHÍ THOÁTI. Khái niệmChứng Khí thoát là tên gọi chung chỉ chính khí của cơ thể suy yếu, nguyên khí xút kém, khí theo huyết thoát, âm dương muốn chia lìa, xuất hiện nhiều chứng trạng nguy cấp. Chứng này phần nhiều do ngoại cảm hoặc nội thương, ốm lâu không khỏi chính khí không thắng nổi tà khí, hoặc là bị ngoại thương, băng huyết, sau khi đẻbị mất nhiều máu gây nên Khí thoát - Thường là bệnh tình biến hoá đột ngột xuất hiện chứng hậu nguy cập cho nên cần phải tích cực cấp cứu.Biểu hiện chủ yếu của chứng Khí thoát là mồ hôi bỗng dưng vã ra đầm đìa, tinh thần uỷ mị, mắt nhắm miệng há, sắc mặt tái xanh, đoản hơi không đủ để thở, đại tiểu tiện không tự chủ, chất lưỡi nhạt bệu, mạch Tế Vi hoặc Khâu Đại Chứng Khí thoát gặp rải rác trong các bệnh biến “hôn mê”, “chiến hãn”, “trúng phong”, “băng lậu”, “sản hậu huyết vậng”.Nên phân biệt chứng Khí thoát với các “chứng vong âm”, “chứng vong dương” và “chứng Khí quyết”.II. Phân tíchVì nguyên nhân bệnh, cơ chế gây bệnh của các loại tật bệnh phát triển đến chứng này khác nhau nên biểu hiện lâm sàng cũng không giống nhau. - Ví dụ chứng Khí thoát có thể thấy trước khi xảy ra hôn mê, phần lớn do ngoại cảm nhiệt bệnh chưa khỏi, tà nhiệt lẩn quẩn hun đốt tân dịch gây nên; lúc này nếu lầm dùng các thuốc hãn thuốc hạ, có thể thấy ra mồ hôi mà tả hạ, tinh thần mỏi mệt, mắt nhấm đoản hơi, chân tay co giật, mạch khí hư yếu, lưỡi tía ít rêu, từng lúc muốn thoát; điều trị nên tăng dịch dẹp phong, ích khí cố thoát, cho uống bài Đại định phong châu (Ôn bệnh điều biện) gia giảm. Cũng có thể - Chứng Khí thoát lâm sàng thường gặp ở người dương khí vốn hư, ốm lâu không khỏi, cao tuổi thể trạng yếu. Như các bệnh “băng trung”, “xuất huyết nhiều sau khi đẻ” thường bị khí theo huyết thoát mà xuất hiện chứng này.- Chứng “Huyết băng” đến nỗi khí thoát, phần nhiều tổn thương do ăn uống mệt nhọc, hoặc tư lự quá độ đến nỗi Tỳ Vị khí hư, nguyên khí tổn thất lớn, khí không nhiếp huyêt, Xung Nhâm không bền, có triệu chứng kinh nguyệt quá nhiều, sắc nhạt như nước, hai mắt tối xầm, chóng mặt, sắc mặt trắng bệch, tinh thần bạc nhược, biếng ăn thiểu khí, mỏi lưng chân tay yếu, lưỡi nhạt bệu, mạch Tế Vị.- Nếu “sau khi đẻhuyết mất quá nhiều” đến nỗi Khí thoát phần nhiều do đẻ dầy, hoặc bào cung tổn thương, xung nhâm rỗng không, nguyên khí suy hao, mất quá nhiều huyết, khí theo huyết thoát, có chứng trạng sau khi đẻ huyết ra không dứt, ác lộ dằng dai, mồ hôi lạnh đầm đìa, tinh thần khốn đốn yếu sức, mắt trũng mặt nhợt, đoản hơi chân tay lạnh, lưỡi nhợt, mạch Hư Đại mà khâu.- Trong Nhãn khoa có trường hợp do Khí thoát mà bị mù. Quyết khí thiên sách Linh Khu viết: “Khí thoát thì mắt không tỏ” ở đây nêu rõ sự hư thoát do tinh khí của năm tạng, bởi vì tinh khí của năm tạng bị suy kiệt, không còn gì để làm tuơi tốt lên mắt gây nên, sẽ xuất hiện hai mắt khô rít, hai mắt không to, hoặc là đồng tử rãn to.- Trong Nhi khoa, vì trẻ em phú bẩm bất túc, nguyên khí hao tổn, thể trạng trĩ dương rất dễ bị ngoại tà xâm phạm mà sốt cao đột ngột, ra mồ hôi, cánh mũi phập phồng thở gấp, hoặc hạ lỵ không dứt, tinh thần uỷ mị, đoản hơi không tiếp nối cũng là biểu hiện chứng khí thoát.- Cần phải nêu rõ chứng Khí thoát có quan hệ chặt chẽ với ba tạng, Phế, Tỳ, Thận, Lâm sàng phần nhiều do Phế Tỳ khí hư, đột nhiên ra mồ hôi đầm đìa mà gây nên chứng này; Cũng có khi do Tỳ Thận khí hư, bỗng dưng hạ lợi không dứt mà thành chứng này. Cho nên chứng Khí thoát có thể do khí hư bất túc phát triển nên. Ra mồ hôi có thế do da lạnh, mắt nhắm miệng há, tay xoè chân quyết lạnh, đại, tiểu tiện tự són ra, mũi thở nhẹ, chất lưỡi nhạt, mạch Vi Tế muốn tuyệt. Còn chứng Khí thoát thì do vã mồ hôi đầm đìa khiến cho khí hư muốn thoát nhưng chưa xuất hiện chứng trạng hôn mê, mới chỉ khốn đốn tinh thần mà thôi. Vì vậy, chứng Khí thoát xem như chứng hậu tiền đề của chứng Vong dương. Đây là điều phân biệt của hai chứng.- Chứng Khí quyết chứng Khí thoát, cả hai đều là chứng hậu nguy cấp, hơn nữa có liên quan tới biến hoá bệnh lý của Khí. Chứng Khí quyết phần nhiều do tổn thương thất tình, tức giận sợ hãi, Can uất không điều đạt; Giận thì khí đưa nên nghẽn tắc vùng ngực, khí cơ bị nghịch loạn, quấy rối thần minh gây nên, có chứng trạng ra hôn mê ngã lăn đột ngột, bất tỉnh nhân sự, chân tay lạnh và co giật. Chứng Khí thoát thời do nguyên khí bất túc, khí không cố nhiếp cho nên xuất hiện chứng trạng ra mồ hôi đầm đìa, tinh thần khốn đốn. Vì vậy, loại trên là thuộc Thực chứng; Loại sau là thuộc Hư chứng. Chúng khác nhau từ nguyên nhân bệnh, cơ chế bệnh và chứng trạng là điều chẩn đoán phân biệt không mấy khó khăn.IV. Trích dẫn y văn- Âm Dương đều thoát thì chết đột ngột không biết người (Thông thiên thiên - Linh Khu)- Chứng Thoát dương, xem như thấy quỷ ở bên trong (Nạn thứ 20 - Nạn Kinh)- Mạch Trầm Tiểu Trì gọi là Thoát khí, người bệnh đi nhanh thì thở hổn hển, chân tay nghịch lạnh, đầy bụng, nặng hơn thì đại tiện lỏng, ăn không tiêu (Huyết tý hư lao bệnh mạch chứng trị - Kim Quỹ yếu lược)- Sau khi đẻ, bào thai đã ra, khí huyết đều mất máu, bỗng nhiên hoa mắt tối xầm, hôn mê cấm khẩu, bất tỉnh nhân sự. Cổ nhân phần nhiều cho là ác lộ nhân chỗ hư yếu mà xông lên gây nên Huyết vậng, không biết chúng có hai loại: Một là Huyết vậng; Hai là Khí thoát. Nếu Cần chẩn đoán phân biệt chứng Khí trệ với các “chứng Khí nghịch”, “chứng Khí trệ huyết ứ”, “chứng Khí trệ hạ lỵ”, “chứng đàm với khí câu kết”.II. Phân tíchChứng này vì bộ vị bệnh biến và bệnh tà không giống nhau nên biểu hiện lâm sàng cũng khác nhau khá xa. Ngoại cảm nhiệt bệnh mà biểu hiện chứng Khí trệ, xin tham khảo các điều liên quan tới bệnh Thương hàn và Ôn bệnh, trọng điểm ở đây chỉ giới thiệu phương diện Tạp bệnh.- Vì Khí trệ mà đau có rất nhiều bệnh chứng. Ví dụ khí trệ ở Trung tiêu xuất hiện “Vị quản thống”, không cứ gì Hàn tà hay Nhiệt tà hay Can khí phạm Vị thuộc Thực chứng, đểu do Vị khí bất hoà, khí lưu hành bị uất trệ gây nên.Nếu là hàn tà phạm Vị, hàn tích ở trong Vị khí gặp hàn thì ngưng trệ không thông, không thông thì đau, có triệu chứng Vị quản đau dữ dội, hay ợ hơi, thích xoa bóp, gặp nóng thì đỡ đau, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền Khẩn; điều trị nên ôn trung lý khí giảm đau, chọn dùng bài Lương phụ hoàn (Lương phương tập dịch) gia giảm.Nếu là nhiệt tà phạm Vị, nhiệt kết ở Vị phủ, Vị khí uất kết không thông, có chứng đau Vị quản, khát nước muốn uống lạnh, miệng phá lở và hôi, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng mạch Sác có lực; điều trị nên thanh vị tiết nhiệt, chọn dùng bài Điều vị thừa khí thang (Thương hàn luận) gia giảm.Nếu do Can khí phạm vị, Can uất làm cho Vị khí trệ, khí cơ ở trung tiêu không thư sướng. Vị mất hoà giáng, có triệu chứng Vị quản đau dữ dội, xiên suốt hai bên sườn, ợ hơi đắng miệng, chân tay lạnh, rêu lưỡi mỏng, mạch Huyền, điều trị nén điều hoà Can Vị, vận chuyển trung tiêu và lý khí, cho uống Tứ nghịch tán (Thương hàn luận) gia giảm.- Lại như bệnh Hung thống, vị trí ngực ở phía trên, bên trong có hai tạng Tâm Phế. Nếu Phế khí không tuyên thông, đàm nhiệt nghẽn ở trong làm cho khí trệ đau vùng ngực, có triệu chứng đau vùng ngực và Tải File Word Nhờ tải bản gốc Tài liệu, ebook tham khảo khác

  • Tài liệu Chẩn đoán phân biệt thoái hóa khớp
  • ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT XUẤT HUYẾT NÃO VÀ NHỒI MÁU NÃO TRÊN LỀU doc
  • Chẩn đoán phân biệt
  • CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y
  • VIÊM DA QUANH MIỆNG (PERIORAL DERMATITIS) (Kỳ 2) oooOOOooo III-CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
  • VAI TRÒ CỦA KỸ THUẬT ELISA TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT BỆNH NHIỄM GIUN LƯƠN VỚI CÁC BỆNH LÝ ĐƯỜNG TIÊU HÓA
  • ỨNG DỤNG GIẢI THUẬT BAYES TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT XUẤT HUYẾT NÃO VÀ NHỒI MÁU NÃO TRÊN LỀU
  • Các chẩn đoán phân biệt bệnh lý thần kinh trụ ở khuỷu tay
  • Áp dụng phương pháp đánh giá mới trên điện tâm đồ trong chẩn đoán phân biệt nhịp nhanh có QRS giãn rộng
  • CHẨN đoán PHÂN BIỆT NHỒI máu cơ TIM cầp ở BỆNH NHÂN TRẺ TUỔI
  • Nghiên cứu một số phương pháp bảo mật trong mạng không dây MESH
  • Nghiên cứu phối hợp hai phương pháp nén và mã hóa thông tin
  • Nghiên cứu về đảm bảo chất lượng dịch vụ cho mạng LAN không dây
  • Nghiên cứu phương pháp đánh giá chất lượng mạng 4G bằng mô phỏng
  • Nghiên cứu sử dụng tác tử di động truyền bá thông tin bằng phương pháp di chuyển ngẫu nhiên
  • Nghiên cứu thuật toán và ứng dụng phương pháp nhúng thông tin vào ảnh số dựa trên ICA (Independent component analysis)
  • Nghiên cứu và đề xuất giải pháp an ninh đầu tư cuối cho NGN
  • Bản vẽ Thiết kế cơ sở tuyến ab buôn hồ (đăk lăk)
  • Nghiên cứu vấn đề truyền bá thông tin giữa các tác tử di động trong mạng động
  • Bản vẽ Thiết kế chung cư cao tầng CT3 - Anh Đăng
Hệ thống tự động tổng hợp link tải tài liệu, ebook miễn phí cho các bạn sinh viên tham khảo.

Học thêm

  • Nhờ tải tài liệu
  • Từ điển Nhật Việt online
  • Từ điển Hàn Việt online
  • Văn mẫu tuyển chọn
  • Tài liệu Cao học
  • Tài liệu tham khảo
  • Truyện Tiếng Anh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status

Top

Từ khóa » Chứng Trạng Trong đông Y Pdf