Chẩn đoán, Phòng Và điều Trị Bệnh đái Tháo đường - Benh Vien 108
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh đái tháo đường 02:17 PM 24/08/2015 Trong những năm gần đây, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang ngày càng là vấn đề lớn đối với giới y khoa cũng như đối với cộng đồng. Đái tháo đường (hay Tiểu đường, Đái đường) là một bệnh chuyển hoá, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn chất insulin (hormon của tuyến tuỵ) trong máu. Đây là một loại bệnh rất hay gặp (ĐTĐ chiếm tỉ lệ tới 60 - 70% các bệnh về nội tiết nói chung) và gây nhiều biến chứng ở các cơ quan trong cơ thể. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, bệnh ĐTĐ biểu hiện bằng sự rối loạn chuyển hoá glucose, nồng độ glucose trong máu ngày càng tăng và xuất hiện glucose trong nước tiểu. Cũng chính vì lý do này mà người ta lấy tên của triệu chứng điển hình này để đặt tên cho bệnh. Tại Việt Nam tỉ lệ người mắc ĐTĐ ngày càng tăng và có tới 50% người mắc ĐTĐ không biết mình có bệnh. Ngoài ra một số người bị ĐTĐ còn có nguyên nhân là do các bệnh nội tiết khác, hoặc do thuốc và hoá chất ... ĐTĐ có 2 dạng chính, đó là ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2. Thế nào là ĐTĐ typ 1? ĐTĐ typ 1 là ĐTĐ lệ thuộc insulin (hay gặp ở người trẻ tuổi). Đây là một tình trạng rối loạn chuyển hoá, mà nguyên nhân chính là do tế bào beta của tuyến tuỵ không tổng hợp và tiết đủ insulin, lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, nên không thể điều hoà được lượng glucose trong máu. ĐTĐ typ 1 là một bệnh thể nặng, thường xuất hiện đột ngột, diễn biến cấp tính, hay gặp sau khi nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, có thể dẫn đến hôn mê. Thế nào là bệnh ĐTĐ typ 2? Khác với ĐTĐ typ 1, bệnh ĐTĐ typ 2 không lệ thuộc insulin. Bệnh hay gặp ở người cao tuổi, người béo, nữ mắc nhiều hơn nam. Đối với thể bệnh này, insulin do tuyến tuỵ tiết ra có thể đạt được số lượng như người bình thường nhưng lại giảm hoặc không có tác dụng điều hoà lượng glucose trong máu, do có kháng thể kháng insulin chống lại hoặc receptor tiếp nhận insulin trên màng tế bào bị hỏng. Đây là thể bệnh phổ biến, có tới hơn 90% số người bị ĐTĐ là thuộc typ 2. Triệu chứng và các biến chứng của bệnh ĐTĐ? Dù là ĐTĐ typ 1 hay typ 2 các bệnh nhân đều có các triệu chứng: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sút cân. Ngoài ra người bệnh còn bị khô miệng, khô da, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, rụng tóc và rối loạn kinh nguyệt (ở phụ nữ), vết thương lâu lành, có cảm giác kiến bò ở đầu chi ... Nếu bệnh nhân không được khám và điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nặng và phức tạp ở các phủ tạng. Các biến chứng của bệnh ĐTĐ thường xẩy ra là: * Biến chứng mạch máu: Tổn thương mạch máu do tăng lipid máu gây vữa xơ động mạch. Tổn thương mạch máu lớn gây ra nhồi máu cơ tim, tỉ lệ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân ĐTĐ rất cao, gây co thắt và hẹp các động mạch tứ chi, dẫn đến tắc mạch gây hoại tử. Tổn thương mạch máu nhỏ gây ra rối loạn chức năng một số cơ quan như thận, tiết niệu, võng mạc mắt, nếu không được điều trị tích cực có thể dẫn đến suy thận, mù lòa… * Biến chứng não: Tắc mạch máu não, gây nhũn não hoặc xuất huyết não. * Biến chứng hô hấp: Dễ bị viêm phổi, viêm phế quản do bội nhiễm vi khuẩn. * Biến chứng tiêu hoá: Hay bị viêm quanh răng, viêm loét dạ dày, rối loạn chức năng gan, tiêu chảy. * Biến chứng thận, tiết niệu: Rối loạn chức năng thận và bàng quang, mà điển hình là suy tiểu cầu thận, viêm bể thận cấp tính hoặc mạn tính. * Biến chứng thần kinh: Có cảm giác đau, rát bỏng, có kiến bò ở các đầu chi (đau tăng về đêm, đi lại thì đỡ đau); teo cơ ... * Biến chứng ở mắt: Tổn thương các mạch máu võng mạc mắt làm suy giảm thị lực. Đây là một biểu hiện rõ nhất hay gặp nhất ở bệnh nhân bị ĐTĐ. * Biến chứng ở da: Ngứa ngoài da, thường hay bị mụn nhọt, lòng bàn tay, bàn chân có ánh vàng; xuất hiện các u màu vàng gây ngứa ở gan bàn tay, bàn chân, mông, nẫm da, viêm mủ da. Xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ như thế nào ? Theo qui ước của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của hội ĐTĐ Mỹ (ADA) công bố năm 2010 thì ĐTĐ là một bệnh tăng glucose máu mạn tính, bệnh nhân bị ĐTĐ khi có 1 trong 4 tiêu chuẩn sau: 1- HbA1C > 6,5%. 2- Glucose khi đói >7,0 mmol/l. 3- Glucose/2h > 11,1 mmol/l (Khi làm nghiệm pháp Dung nạp Glucose đường uống). 4- Glucose máu ngẫu nhiên > 11,1 mmol/l kèm theo các triệu chứng cổ điển của bệnh ĐTĐ. - Bệnh nhân cần làm các xét nghiệm trên khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi thấy có một trong các triệu chứng của bệnh ĐTĐ. - Thời gian làm các xét nghiệm trên mất khoảng một giờ. - Trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân cần nhịn ăn trước đó ít nhất 8 đến 10 giờ. - Xét nghiệm không gây đau và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu mức glucose máu khi đói từ 6,4-7,0 mmol/l là giai đoạn tiềm tàng của ĐTĐ- giai đoạn giảm khả năng dung nạp Glucose. Ngoài ra, cần làm thêm các xét nghiệm về lipid máu, chức năng thận, Công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, khám chuyên khoa mắt, chụp X-quang phổi... để phát hiện các biến chứng của bệnh ĐTĐ. Điều trị ĐTĐ như thế nào? ĐTĐ là bệnh mạn tính và gây nhiều biến chứng, do đó người bệnh cần có thái độ bình tĩnh để xắp xếp lại sinh hoạt, chế độ ăn uống và cách sống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Bệnh nhân bị ĐTĐ nên sống năng động hơn, tăng vận động, mỗi ngày nên dành thời gian đi bộ, tập thể dục, ngoài ra có thể chơi các môn thể thao phù hợp với sức khoẻ. Bản chất của bệnh ĐTĐ là rối loạn chuyển hoá, do đó người bệnh ĐTĐ cần có chế độ ăn uống hợp lý với tỉ lệ các chất dinh dưỡng đúng như phác đồ điều trị của thầy thuốc. Kiêng ăn đường tự nhiên, các thức ăn quá ngọt. Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và các đồ uống có cồn. Khi hai biện pháp trên vẫn không ổn định được lượng glucose trong máu, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc giảm glucose trong máu. Thuốc điều trị ĐTĐ có nhiều loại khác nhau, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân sử dụng loại thuốc thích hợp. TS.BS. Bùi Văn Tân Chủ nhiệm Khoa Khám bệnh – Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻTin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Chẩn đoán Tiểu đường Theo Who
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh đái Tháo đường Tuýp 2
-
Tiêu Chuẩn Chẩn đoán đái Tháo đường Và Tiền đái Tháo đường
-
Chẩn đoán đái Tháo đường - TRẠM Y TẾ PHƯỜNG PHÚ TRUNG
-
Đái Tháo đường (DM) - Rối Loạn Nội Tiết Và Chuyển Hóa - MSD Manuals
-
Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Đái Tháo đường Và Tiền Đái Tháo đường
-
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ...
-
Đái Tháo đường: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Quy Trình Lâm Sàng Chẩn đoán Và điều Trị đái Tháo đường Typ 2 | BvNTP
-
Cập Nhật Về Phân Loại Và Tiêu Chuẩn Chẩn đoán đái Tháo đường
-
Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh đái Tháo đường Týp 2 (Phác đồ 63 – 2020)
-
Chẩn đoán, Phòng Và điều Trị Bệnh Đái Tháo đường | BIMEDIC
-
[PDF] PHÂN LOẠI, CHẨN ĐOÁN, MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ (ADA 2020)
-
Đái Tháo đường Type 1: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và ...