Chẩn đoán, Sàng Lọc HIV Cho Trẻ Em Có Nguy Cơ Cao - Suckhoe123

  • Trang chủ
  • Thẩm mỹ
  • Sức khỏe
  • Nhóm
  • Video
  • Hình ảnh
  • Bảng giá dịch vụ
  • Kết nối bạn bè
  • Tin thẩm mỹ - sức khỏe
  • Tin tức
  • Blog tổng hợp
Xem thêm Cài đặt app suckhoe123 để kết nối nhanh với chuyên gia: Tải app android suckhoe123 Tải app ios suckhoe123
  • Công cụ
    • Trắc nghiệm da...
    • Thuật ngữ y khoa
    • Từ điển y khoa
    • Chỉ số BMI
    • Công cụ tính BMR
  • Trang thẩm mỹ
  • Trang sức khỏe
  • Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép DMCA.com Protection Status Chẩn đoán, sàng lọc HIV cho trẻ em có nguy cơ cao Bác sĩ gia đình 16:53 +07 Thứ ba, 16/08/2022 Chia sẻ
    • Chia sẻ ngay
    • Chia sẻ lên bảng tin
    • Chia sẻ lên trang bạn bè
    • Chia sẻ vào nhóm
    • Sao chép liên kết
    Bệnh HIV ở trẻ em đặc biệt là nhóm trẻ em có nguy cơ cao, sống trong gia đình có người nhiễm HIV, hoặc là con của người sử dụng ma túy, mua - bán dâm cần được chẩn đoán, sàng lọc HIV. Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh HIV ở trẻ em.

    1. Mục đích của việc chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em có nguy cơ cao

    • Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em có nguy cơ cao bằng xét nghiệm khuếch đại gen - PCR sẽ giúp phát hiện ADN của HIV và cho phép phát hiện trẻ nhiễm HIV ngay trong thời kỳ sơ sinh.
    • Chẩn đoán sớm sẽ giúp điều trị kịp thời bệnh HIV ở trẻ em và hạn chế đáng kể tình trạng tử vong, đồng thời giảm chi phí điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
    • Điều trị sớm bệnh HIV ở trẻ em cũng sẽ làm giảm lượng virus và hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm cho trẻ khác trong cộng đồng.

    2. Đối tượng cần sàng lọc chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em có nguy cơ cao

    • Trẻ phơi nhiễm HIV dưới 18 tháng tuổi (trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV và sống trong gia đình có người nhiễm HIV).
    • Trẻ dưới 18 tháng tuổi nghi ngờ nhiễm HIV hoặc có triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm HIV và xét nghiệm kháng thể kháng HIV dương tính (trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV và sống trong gia đình có người nhiễm HIV).
    • Trẻ trên 18 tháng tuổi có sử dụng ma túy hoặc là con của người mua - bán dâm, con của người sử dụng ma túy hoặc sống trong gia đình có người nhiễm HIV.
    Chẩn đoán, sàng lọc HIV cho trẻ em có nguy cơ cao
    Trẻ phơi nhiễm HIV dưới 18 tháng tuổi cần được sàng lọc chẩn đoán HIV

    3. Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em có nguy cơ cao như thế nào?

    3.1. Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi

    • Trẻ phơi nhiễm HIV dưới 9 tháng tuổi được chỉ định thực hiện xét nghiệm PCR để phát hiện acid nucleic của HIV (ARN/ADN) ngay khi trẻ được 4 - 6 tuần tuổi hoặc trong lần thăm khám đầu tiên và sớm nhất tại cơ sở chăm sóc và điều trị HIV, do có thể phát hiện HIV ngay từ 4 - 6 tuần tuổi.
    • Trẻ từ 9 đến dưới 18 tháng tuổi được chỉ định xét nghiệm kháng thể kháng HIV trước, nếu kết quả dương tính, chỉ định xét nghiệm PCR để khẳng định chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em dưới 18 tháng tuổi.
    • Nếu kết quả xét nghiệm PCR lần 1 âm tính:
    • Trẻ không bú mẹ hoặc đã ngừng bú mẹ hoàn toàn 6 tuần trước khi làm xét nghiệm PCR, trẻ có nhiều khả năng không nhiễm HIV, cần tiếp tục theo dõi và xét nghiệm kháng thể kháng HIV cho trẻ lúc trẻ được 12 - 18 tháng tuổi. Nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi và có kết quả xét nghiệm kháng thể dương tính, cần xét nghiệm lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi để chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em.
    • Trẻ đang bú mẹ hoặc ngừng bú mẹ chưa đủ 6 tuần, trẻ có nhiều khả năng không nhiễm HIV nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm HIV qua sữa mẹ, do đó, cần tiếp tục theo dõi và thực hiện lại xét nghiệm sau khi trẻ cai sữa mẹ hoàn toàn 6 tuần trước khi làm xét nghiệm PCR.
    • Kết quả xét nghiệm PCR lần 1 dương tính: lấy mẫu máu lần 2 để xét nghiệm khẳng định chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em và sự cần thiết của việc điều trị ngay ARV cho trẻ; đồng thời xét nghiệm HIV cho bố, mẹ của trẻ nếu họ chưa biết tình trạng HIV.
    • Kết quả xét nghiệm PCR lần 2 dương tính khẳng định tình trạng nhiễm HIV của trẻ, tiếp tục điều trị bằng ARV.
    • Kết quả xét nghiệm PCR lần 1 dương tính và lần 2 âm tính chưa khẳng định được tình trạng nhiễm HIV cho trẻ, tiếp tục theo dõi trẻ và có thể cần làm xét nghiệm PCR lần 3 để xác định chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em.
    • Kết quả PCR lần 1 và lần 2 dương tính trẻ được chẩn đoán khẳng định nhiễm HIV. Không cần xét nghiệm kháng thể kháng HIV khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Thực hiện điều trị ARV liên tục lâu dài.
    Chẩn đoán, sàng lọc HIV cho trẻ em có nguy cơ cao
    Xét nghiệm máu để chẩn đoán HIV

    3.2. Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em trên 18 tháng tuổi

    • Xét nghiệm sàng lọc HIV:
    • Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc âm tính: Các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao cần thực hiện các biện pháp dự phòng nhiễm HIV và hẹn xét nghiệm lại sau 6 tháng.
    • Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính, cần làm xét nghiệm khẳng định để chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em.
    • Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV: với kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV dương tính sẽ được làm xét nghiệm khẳng định tình trạng nhiễm HIV.

    3.3. Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em trên giai đoạn lâm sàng

    Giai đoạn lâm sàng 1:

    • Không triệu chứng
    • Bệnh lý hạch lympho toàn thân dai dẳng

    Giai đoạn lâm sàng 2:

    • Gan lách to dai dẳng không rõ nguyên nhân
    • Nhiễm trùng đường hô hấp trên mạn tính hoặc tái phát (viêm tai giữa, chảy dịch tai, viêm xoang, viêm amidan)
    • Bệnh zona, nhiễm virus mụn cơm lan rộng
    • Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em dựa trên biểu hiện bị hồng ban vạch ở lợi, loét miệng tái phát
    • Phát ban sẩn ngứa, nấm móng
    • U mềm lây lan rộng, viêm da đốm lan tỏa
    • Sưng tuyến mang tai dai dẳng mà không rõ nguyên nhân

    Giai đoạn lâm sàng 3:

    • Suy dinh dưỡng không rõ nguyên nhân, không đáp ứng thích hợp với điều trị chuẩn
    • Tiêu chảy kéo dài (từ 14 ngày trở lên) không rõ nguyên nhân
    • Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em dựa trên biểu hiện bị sốt (trên 37.5°C, liên tục hoặc không liên tục) kéo dài trên 1 tháng mà không rõ nguyên nhân
    • Nấm candida miệng kéo dài (sau 6 tuần đầu)
    • Bạch sản dạng lông ở miệng
    • Lao hạch, lao phổi, viêm phổi nặng tái diễn do vi khuẩn
    • Viêm lợi hoặc viêm quanh răng loét hoại tử cấp
    • Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em dựa trên biểu hiện bị thiếu máu (<8 g >
    • Viêm phổi kẽ dạng lympho có triệu chứng
    • Bệnh phổi mạn tính liên quan đến HIV, bao gồm cả giãn phế quản

    Giai đoạn lâm sàng 4:

    • Gầy mòn, còi cọc hoặc suy dinh dưỡng nặng không giải thích được và không đáp ứng phù hợp với điều trị chuẩn thông thường
    • Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP)
    • Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em dựa trên biểu hiện bị nhiễm khuẩn nặng tái diễn (như viêm mủ màng phổi, viêm mủ cơ, nhiễm trùng xương khớp, hoặc viêm màng não nhưng loại trừ viêm phổi)
    • Nhiễm herpes mãn tính (nhiễm herpes simplex mạn tính ở môi miệng hoặc ngoài da hoặc ở bất cứ tạng nào) kéo dài trên 1 tháng
    • Nhiễm nấm candida thực quản (hoặc nấm candida khí quản, phế quản hoặc phổi)
    • Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em dựa trên biểu hiện bị lao ngoài phổi;
    • Kaposi sarcoma
    • Nhiễm cytomegalovirus (viêm võng mạc hoặc nhiễm virus cytomegalo tạng khởi phát sau 1 tháng tuổi)
    • Toxoplasma ở thần kinh trung ương (sau thời kỳ sơ sinh)
    • Bệnh lý não do HIV
    • Nhiễm nấm cryptococcus ngoài phổi, bao gồm cả viêm màng não
    • Nhiễm mycobacteria không phải lao lan tỏa
    • Bị bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển
    • Nhiễm cryptosporidium mạn tính (có tiêu chảy
    • Isosporiasis mạn tính
    • Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em dựa trên biểu hiện nhiễm nấm lan tỏa (bệnh do histoplasma ngoài phổi, coccidioidomycosis, penicilliosis)
    • U lympho (không Hodgkin thể não hoặc tế bào B)
    • Bệnh lý thận hoặc bệnh lý cơ tim liên quan tới HIV
    Chẩn đoán, sàng lọc HIV cho trẻ em có nguy cơ cao
    Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em dựa trên biểu hiện lâm sàng

    Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ em có nguy cơ cao có thể giúp phát hiện sớm HIV ngay từ 4 - 6 tuần tuổi, từ đó quá trình điều trị được hiệu quả, tránh tình trạng lây nhiễm cho trẻ khác trong cộng đồng.

    Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

    Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

    Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

    ​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

    Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

    Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

    Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

    Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

    Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

    Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

    Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

    Trẻ hay nằm nghiêng sang bên phải có nguy cơ bị vẹo cổ không?

    Em sinh bé được 1 tháng 17 ngày tuổi rồi ạ. Từ lúc bé sinh ra đến giờ, lúc nằm ngủ cũng như nằm chơi bé đều chỉ thích nghiêng đầu sang bên phải. Em có chỉnh cho bé nằm sang bên trái nhưng bé không chịu và quấy khóc. Do nằm nghiêng bên phải nhiều nên đầu bé cũng bị lép phía bên đó rồi. Bé nhà em như vậy có nguy cơ bị vẹo cổ không vậy bác sĩ?

    • 3 năm trước
    • 1 trả lời
    • 2826 lượt xem

    Sau khi rụng rốn, chân rốn của trẻ 10 ngày tuổi có nước trắng đục, không hôi thì có nguy hiểm không?

    Bé nhà em sau khi sinh được 10 ngày tuổi thì rụng rốn ạ. Tuy nhiên, sau khi rốn rụng em vẫn thấy chân rốn của bé có nước trắng đục, ngửi không thấy hôi thì có làm sao không ạ? Bé vẫn ăn, ngủ bình thường.

    • 3 năm trước
    • 1 trả lời
    • 503 lượt xem

    Có phải đọc dưới ánh sáng yếu sẽ tốt cho mắt trẻ?

    Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cho trẻ đọc sách dưới ánh sáng yếu sẽ tốt hơn cho mắt của bé, đúng không ạ? Có nhiều người cho rằng cho bé đọc sách dưới ánh sáng mạnh sẽ làm giảm tầm nhìn của bé. Tôi băn khoăn quá, không biết đúng sai thế nào? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!

    • 4 năm trước
    • 1 trả lời
    • 644 lượt xem

    Bé gần 4 tháng bị nổi mụn nước ở tay và chân

    • Bé gần 4 tháng bị nổi mụn nước ở tay và chân
    • Bé gần 4 tháng bị nổi mụn nước ở tay và chân
    • Bé gần 4 tháng bị nổi mụn nước ở tay và chân

    Bác sĩ cho em hỏi ạ, con em gần 4m mà tay với chân bị nổi mụn như này mấy hôm mà em bôi thuốc rồi nhưng không đỡ ạ. Đây là bệnh gì và em có cần cho bé đi khám không?

    • 3 năm trước
    • 0 trả lời
    • 5728 lượt xem

    Cách gì giúp trẻ 3 tháng tuổi khỏi bị giật tay chân, khi khóc không bị run tay không?

    Bé nhà em hiện đã hơn 3 tháng tuổi. Bé rất hay bị giật tay chân. Buổi tối, ngủ một lúc bé lại giật tay chân và cựa quậy. Lúc bú xong, ngủ lại tay cũng bị giật. Ban ngày bế bé ngủ, đặt xuống là chân tay lại giật. Khi khóc, tay bé cũng hay bị run. Có điều bé vẫn chơi, ăn ngủ bình thường ạ. Cho em hỏi bé như vậy có bị làm sao không ạ?

    • 3 năm trước
    • 1 trả lời
    • 3098 lượt xem
    Video có thể bạn quan tâm TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA!! TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA!! 01:39 TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA!! Nhập viện vì bệnh tay chân miệng, mụn nước hồng ban tay chân gối và loét họng, con nhanh chóng có triệu chứng thần kinh, giật mình, run yếu cơ liên... 3 năm trước 714 Lượt xem Nguy hiểm khi để trẻ tự nhổ răng tại nhà Nguy hiểm khi để trẻ tự nhổ răng tại nhà 00:56 Nguy hiểm khi để trẻ tự nhổ răng tại nhà Bé gái 8 tuổi bị răng sữa rơi vào phổi, chiếc răng cắm sâu vào thành phế quản khi tự nhổ răng tại nhà!!Video cảnh giác này, TS BS Trịnh Hồng... 3 năm trước 683 Lượt xem Tay chân miệng vào mùa Tay chân miệng vào mùa 01:18 Tay chân miệng vào mùa Tay chân miệng ĐANG TĂNG RẤT NHANH từ độ nhẹ tới nặng, dự đoán tháng tư này sẽ tăng cao. Con có thể đang ngủ GIẬT MÌNH, đừng lơ là nghĩ con KHÓ... 3 năm trước 1159 Lượt xem Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời 09:29 Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời - Tại sao ngay sau sinh cần sàng lọc sơ sinh, trong khi đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trong thai kỳ?- Sàng lọc sơ sinh có ý... 3 năm trước 767 Lượt xem BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36 BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! “Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các... 3 năm trước 894 Lượt xem NHỮNG CẢNH BÁO NGUY HIỂM ĐỐI VỚI THAI PHỤ VÀ TRẺ NHỎ AI CŨNG CẦN BIẾT NHỮNG CẢNH BÁO NGUY HIỂM ĐỐI VỚI THAI PHỤ VÀ TRẺ NHỎ AI CŨNG CẦN BIẾT 02:45 NHỮNG CẢNH BÁO NGUY HIỂM ĐỐI VỚI THAI PHỤ VÀ TRẺ NHỎ AI CŨNG CẦN BIẾT 3 năm trước 735 Lượt xem Tin liên quan Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi

    Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.

    Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi

    Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.

    Thăm khám bác sĩ: Giai đoạn bé 12 tháng Thăm khám bác sĩ: Giai đoạn bé 12 tháng

    Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 12 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

    Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 18 tháng Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 18 tháng

    Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 18 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

    Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 3 tuổi Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 3 tuổi

    Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 3 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.

    Dr Duy Thành

    Bauman

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Chẩn đoán Hiv ở Trẻ Sơ Sinh