CHẨN ĐOÁN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG - Bệnh Viện đa Khoa Hà Nội

Việc chẩn đoán ung thử cổ tử cung có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị. Nếu bệnh được phát hiện càng sớm, tỷ lệ chữa khỏi càng cao.

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên thế giới và xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Ở giai đoạn đầu, bệnh khó nhận biết và rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Do đó, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán ung thư cổ tử cung giúp bác sĩ nhanh chóng xác định tình trạng ung thư, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Các phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung hiện nay

Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung được thực hiện bởi các phương pháp:

Thăm khám lâm sàng

Đây là bước quan trọng và cần thực hiện đối với mọi trường hợp khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ ung thư cổ tử cung. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm âm đạo, thăm hố chậu và thăm khám bằng mỏ vịt. cụ thể:

–         Thăm âm đạo cho phép đánh giá các tổn thương phối hợp trên thân tử cung và các phần phụ, hoặc xâm lấn nếu có, vào trực tràng hoặc bàng quang.

–         Thăm trực tràng là thăm khám bổ sung cần thiết, nó cho phép xác định thâm nhiễm của ung thư vào các dây chằng.

Chẩn đoán bằng tế bào học hay xét nghiệm Pap smear

Xét nghiệm Pap giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương tiền ung thư. Đây còn là phương pháp được sử dụng trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung:

–         Khi Test Pap cho ra kết quả bình thường, có nghĩa là chưa bị ung thư cổ tử cung.

–         Khi Test Pap bất thường, có thể bị viêm hoặc ung thư, khi đó phải soi hoặc/và sinh thiết cổ tử cung để chẩn đoán mô bệnh học.

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ đã và đang quan hệ tình dục nên thực hiện xét nghiệm Pap smear 2 năm/ lần cho đến khi 70 tuổi.

Các phương pháp chẩn đoán ung thử cổ tử cungkhác

Soi bàng quang: giúp phát hiện các hiện tượng phồng, phù mọng nước, các nếp gấp cố định bị dày cứng hoặc các xâm lấn vào niêm mạc bàng quang.

Soi trực tràng: được thực hiện trong trường hợp có xâm lấn về phía sau, vào âm đạo và vách ngăn trực tràng – âm đạo.

Soi cổ tử cung: giúp chẩn đoán tổn thương viêm, tiền ung thư hay ung thư thực sự.

Ngoài ra có thể tiến hành chụp bạch mạch, chụp X-quang buồng, ống, cổ tử cung nếu cần thiết.

Chẩn đoán giải phẫu bệnh lý

Về đại thể: Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung thường không có hình ảnh đặc biệt. Khi phát triển, chúng có 3 hình dạng đại thể khác nhau: dạng chồi (sùi); dạng cứng thâm nhiễm, dạng loét.

Về vi thể: Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm khoảng 97%. Số còn lại gồm có ung thư biểu mô tuyến, các dạng không biệt hóa và các ung thư liên kết. Ung thư tại chỗ là loại ung thư biểu mô chưa xâm lấn.

Khi nào nên xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung?

Theo các chuyên gia, phụ nữ nên bắt đầu thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung ngay từ khi còn trẻ:

– Phụ nữ nên bắt đầu tầm soát lúc 21 tuổi. Không tầm soát nếu dưới 21 tuổi, không kể tuổi bắt đầu quan hệ tình dục.

– Phụ nữ trong độ tuổi từ 21- 29 nên sàng lọc 3 năm/lần.

– Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung và xét nghiệm HPV (vi rút gây u nhú ở người) cùng lúc 5 năm/lần.

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nội thực hiện được đầy đủ tất cả các phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung từ đơn giản đến hiện đại như xét nghiệm PAP test, HPV-DNA.

Để đặt lịch khám, bạn vui lòng liên hệ:

Bệnh viện đa khoa Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Số điện thoại tư vấn: 02462555333
  • Địa chỉ email: benhvienhanoi@.vn
  • Website: www.benhvienhanoi.vn

Có thể bạn quan tâm

  1. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BUỒNG TRỨNG
  2. Chẩn đoán ung thư thực quản
  3. Chẩn đoán ung thư tuyến giáp
  4. Chẩn đoán ung thư đầu – cổ

Từ khóa » Chẩn đoán Sớm Ung Thư Cổ Tử Cung