Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Lùn Tuyến Yên ở Trẻ

1. Trẻ như thế nào thì được coi là bị thấp lùn?

Trẻ sơ sinh thường có chiều cao hay độ dài cơ thể trung bình là khoảng 50cm. Trong năm đầu tiên trẻ sẽ tăng khoảng 25cm chiều cao và trung bình 10cm/năm trong vòng 2 năm kế tiếp. Từ 3 tuổi trở đi cho đến độ tuổi dậy thì, mỗi năm trẻ sẽ cao lên khoảng 3cm.

Những trẻ gặp tình trạng thấp lùn hoặc chậm tăng trưởng chiều cao khi bé không đạt được đúng tiến độ các mốc tăng trưởng về chiều cao tương ứng theo độ tuổi. Điều này khiến trẻ trở nên thấp còi hơn so với bạn bè cùng tuổi và vì thế tạo nên tâm lý vô cùng tự ti, gây nhiều trở ngại cho tương lai sau này.

Trẻ mắc bệnh lùn tuyến yên sẽ thấp hơn các bạn đồng trang lứa

Trẻ mắc bệnh lùn tuyến yên sẽ thấp hơn các bạn đồng trang lứa

Nguyên nhân khiến trẻ bị thấp lùn có thể là do: loạn sản sụn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, còi xương, hoặc những bệnh lý bẩm sinh khác. Trong đó nguyên nhân hay gặp nhất đó là thiếu hormone tăng trưởng hay chính là bệnh lùn tuyến yên.

2. Tại sao trẻ mắc bệnh lùn tuyến yên?

Bệnh lùn tuyến yên xảy ra khi tuyến yên không sản xuất đủ hormone tăng trưởng. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới hầu hết các mô bào trong cơ thể. hormone này có chức năng chính là chuyển hóa giảm khối mỡ, gia tăng khối cơ và giúp trẻ phát triển chiều cao.

Bệnh lùn tuyến yên có thể khiến trẻ dễ gặp phải tình trạng gãy xương, chậm phát triển thể chất cũng như có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Dưới đây là những lý do thường gặp dẫn tới hiện tượng thiếu hụt hormone tăng trưởng:

  • Nguyên nhân bẩm sinh: do giảm sản hoặc bất sản tuyến yên, bất thường ở não trước;

  • Nguyên nhân do mắc phải các bệnh lý:

  • Các khối u vùng dưới đồi, u tuyến yên;

  • Chấn thương ở não hoặc phẫu thuật do chấn thương;

  • Nhiễm trùng các chủng virus, nấm, vi khuẩn;

  • Suy tuyến giáp trạng;

  • Điều trị ung thư bằng biện pháp chiếu xạ vùng hốc mắt, vùng mũi họng, vùng sọ hoặc bệnh bạch cầu cấp.

3. Bệnh lùn tuyến yên và các dấu hiệu trên lâm sàng

Trẻ khi bị mắc bệnh lùn tuyến yên sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Nhìn bên ngoài cơ thể vẫn khá cân đối;

  • Các xương ngắn, cơ bắp tăng trưởng chậm;

  • Da có thể hơi vàng, dưới da có ít mỡ hoặc mỡ tập trung phần lớn ở vùng vú, bụng và đùi;

  • Kích thước của các cơ quan nội tạng nhỏ nhưng chức năng hoạt động không bị rối loạn.

4. Phương pháp chẩn đoán tình trạng thấp lùn tuyến yên ở trẻ

Nếu nhận thấy trẻ không đạt được chiều cao và cân nặng tối thiểu theo tiêu chuẩn, các bậc phụ huynh tốt nhất nên đưa con em mình đi khám. Cha mẹ cần cung cấp một số thông tin cơ bản cho bác sĩ như mức độ phát triển của cha/mẹ khi ở độ tuổi dậy thì, mức độ phát triển của anh/chị/em của bé ra sao.

Hãy cho trẻ đi khám nếu phát hiện ra sự bất thường về chiều cao

Hãy cho trẻ đi khám nếu phát hiện ra sự bất thường về chiều cao

Nếu nghi ngờ trẻ bị thấp lùn do thiếu hụt hormone tăng trưởng thì trẻ có thể sẽ cần phải thực hiện một số xét nghiệm sau để hỗ trợ cho việc chẩn đoán:

  • Chụp X-quang cánh tay trẻ: xác định tình trạng, mức độ phát triển của xương đặc biệt là phần sụn tiếp hợp. Khi kết thúc quá trình phát triển, những mô này nằm ở vị trí phần cuối xương cánh tay và ở cẳng chân sẽ hợp nhất với nhau;

  • Xét nghiệm máu: nhằm tính toán lượng hormone tăng trưởng cũng như những loại hormone liên quan khác trong cơ thể;

  • Xét nghiệm chức năng thận và chức năng tuyến giáp: mục đích thực hiện là để kiểm tra xem cơ thể sản xuất và sử dụng các hormone có hiệu quả hay không;

  • Chụp CT: được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ trẻ có u tuyến yên. Người lớn đã từng bị chấn thương não, rối loạn tuyến yên hoặc từng trải qua phẫu thuật não sẽ cần phải thực hiện kiểm tra hormone tăng trưởng.

5. Khi nào cần điều trị cho trẻ bị bệnh lùn tuyến yên?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ huynh nên tiến hành điều trị bệnh lùn tuyến yên cho trẻ càng sớm càng tốt vì các hormone tăng trưởng nếu được kích thích sớm sẽ rất có lợi cho sự phát triển chiều cao của trẻ sau này.

Có 3 giai đoạn vàng để trẻ tăng trưởng về chiều cao đó là:

  • Giai đoạn 1: từ thuở sơ sinh đến khi 3 tuổi: trung bình trẻ sẽ tăng từ 8 - 10cm/năm;

  • Giai đoạn 2: Bé gái là từ 3 - 10 tuổi, bé trai là 3 - 13 tuổi trung bình tăng từ 6 - 7cm/năm;

  • Giai đoạn 3: giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ tăng vọt từ 8 - 12cm/năm.

Nếu trẻ bị bệnh lùn tuyến yên gây thiếu hụt các hormone tăng trưởng thì chiều cao chậm sẽ chậm phát triển hoặc thậm chí là không thể cao thêm được nữa. Do đó, tốt nhất là nên cho trẻ điều trị bệnh lùn tuyến yên trong giai đoạn từ 3 - 7 tuổi và duy trì cho tới hết tuổi dậy thì. Từ tuổi 21 trở đi, phần lớn chiều cao đã bước sang thời kỳ ổn định do sụn xương bắt đầu khép lại. Vì thế cho dù có tiêm các hormone tăng trưởng hoặc sử dụng nhiều biện pháp kích thích tuyến yên sản sinh ra hormone cũng không thể giúp trẻ cao thêm được nữa.

6. Các biện pháp điều trị bệnh lùn tuyến yên

Phối hợp những phương pháp sau sẽ giúp điều trị bệnh lùn tuyến yên hiệu quả:

  • Kích thích các tuyến sinh dục phát triển;

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là những món ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, rau củ và các loại sinh tố;

  • Khi được chẩn đoán bị suy giảm hormone tuyến yên thì cần sử dụng liệu pháp tiêm hormone để kích thích hormone tăng trưởng.

Hãy đảm bảo trẻ có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Hãy đảm bảo trẻ có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Để được tư vấn cụ thể về các vấn đề bệnh lý cũng như dịch vụ chẩn đoán, thăm khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý bạn đọc vui lòng liên hệ tới hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên luôn sẵn sàng giải đáp và hướng dẫn quý khách hàng thực hiện các thủ tục đăng ký lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa.

Từ khóa » Chẩn đoán Lùn Tuyến Yên